Cập nhật nội dung chi tiết về Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Môi Trường Và Phát Triển Vịnh Đà Nẵng mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
BNEWS Qua đánh giá sức tải môi trường của vịnh Đà Nẵng, giải pháp để khắc phục ô nhiễm và phát triển bền vững vùng biển này trước hết là thực hiện quy hoạch không gian vịnh, vùng bờ, thiết lập hồ sơ.
Vịnh Đà Nẵng được bao bọc bởi hai dãy núi Hải Vân và Sơn Trà, thuộc địa phận các quận Liên Chiểu, Thanh Khê, Hải Châu và Sơn Trà của thành phố Đà Nẵng, có những đặc trưng riêng về điều kiện tự nhiên, có vị thế đặc biệt quan trọng với tài nguyên biển và an ninh quốc phòng trong khu vực.
Đó là những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cảng biển và các ngành kinh tế khác như nuôi trồng, đánh bắt hải sản, du lịch, dịch vụ… Tuy vậy, các hoạt động này cũng xả các chất thải gây ô nhiễm môi trường nước, suy thoái cảnh quan và tài nguyên trong vịnh.
Đánh giá sức tải môi trường
Theo Báo cáo quan trắc chất lượng nước của vịnh Đà Nẵng năm 2016, nước của vịnh có độ mặn cao và ổn định, dao động từ 16 – 32‰, độ đục thấp, hàm lượng chất rắn lơ lửng thấp, nồng độ ôxy hòa tan cao.
So với các quy chuẩn QCVN 10:2008/BTNMT đối với nước biển ven bờ và các tiêu chuẩn ASEAN, thì nước tại vịnh Đà Nẵng có nồng độ muối phốt phát cao hơn giới hạn cho phép (GHCP) theo tiêu chuẩn ASEAN (15µg/l đối với nước ven bờ), nhưng thấp hơn GHCP đối với nước cửa sông (45µg/l).
Nước biển ô nhiễm một số chất hữu cơ, dầu mỡ, Asen vượt 2,3 – 20,8 lần và Cu vượt 3,75 lần. Dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) cơ clo (Lindan, Endrin) nằm trong giới hạn cho phép nhưng dư lượng các hóa chất như DDE vượt 1,16 lần; DDD vượt 3,48 lần. Trầm tích trong vịnh chủ yếu là bùn bột nhỏ, hàm lượng trung bình các chất dinh dưỡng và hữu cơ trong trầm tích như sau: N-T -772,91 mg/kg khô; hàm lượng P-T -105,45 mg/kg khô; hàm lượng Ch/c -511,08 mg/kg khô. Kim loại nặng trong trầm tích nhìn chung khá cao.
Như vậy, chất lượng nước và trầm tích trong vịnh hiện có nguy cơ ô nhiễm xảy ra trên diện rộng, tập trung chủ yếu ở các cảng, xí nghiệp đóng tàu và ở các vùng cửa sông đổ vào vịnh.
Quá trình tích lũy độc tố này từ môi trường trầm tích diễn ra chậm hơn so với môi trường nước vào cơ thể con người, nhưng cũng là một thực trạng đáng lo ngại. Trong các nguồn nước thải ô nhiễm từ cửa sông chảy vào vịnh có sông Phú Lộc bắt nguồn từ Khánh Sơn, phường Hòa Khánh Nam (quận Liên Chiểu), chảy qua phường Hòa Minh đổ ra vịnh Đà Nẵng.
Sông Phú Lộc là nơi tiếp nhận nước thải của các hệ thống kênh nhánh đổ vào B12, B18, B24, Yên Thế – Bắc Sơn, mương Khe Cạn.
Hầu hết các kênh mương này chưa có hệ thống thu gom nên lượng nước thải vẫn được xả trực tiếp vào các kênh và từ đó đổ vào vịnh gây ô nhiễm môi trường vịnh. Bên cạnh đó, các nguồn thải từ các khu dân cư, cụm công nghiệp cũng thải ra lượng chất ô nhiễm lớn, nhất là vào mùa mưa.
Số liệu kiểm kê các nguồn nước thải phát sinh hàng năm cho thấy, lượng các chất ô nhiễm trong vịnh trung bình/năm lớn: Khoảng 19 nghìn tấn COD; 2,8 nghìn tấn BOD5; hơn 5,9 nghìn tấn N-T; 2,5 nghìn tấn P-T và gần 58 nghìn tấn chất rắn lơ lửng.
Dự báo đến năm 2025, lượng chất ô nhiễm vào vịnh Đà Nẵng sẽ phát sinh khoảng 69,2 nghìn tấn COD; 37,7 nghìn tấn BOD5; 11,4 nghìn tấn N-T; 3,9 nghìn tấn P-T; 138,5 nghìn tấn TSS. Vào mùa khô, quá trình trao đổi nước kém làm khả năng tự làm sạch của vịnh giảm, lượng ôxy trong nước giảm, phát sinh nhiều loài tảo độc, gây ô nhiễm nước.
Đề xuất các giải pháp
Qua đánh giá sức tải môi trường của vịnh Đà Nẵng, giải pháp để khắc phục ô nhiễm và phát triển bền vững vùng biển này trước hết là thực hiện quy hoạch không gian vịnh, vùng bờ, thiết lập hồ sơ.
Xây dựng tiêu chuẩn, ngưỡng môi trường sinh thái cho vịnh, xây dựng quy định cấp hạn ngạch nước thải, hội nhập các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường, sinh thái và đa dạng sinh học.
Đồng thời, rà soát các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực kinh tế, dịch vụ; triển khai mô hình quản lý tài nguyên và môi trường các cấp (Trung ương, tỉnh, địa phương) cho vịnh. Thiết lập hồ sơ vũng vịnh, xây dựng bộ tiêu chí vũng vịnh đẹp quốc gia… Giải pháp thứ hai là kiểm soát nguồn phát thải đưa xuống thủy vực: Có giải pháp xử lý hiệu quả chất thải rắn và nước thải; hạn chế cấp phép sản xuất, dịch vụ cho những lĩnh vực phát thải các chất gây ô nhiễm (nitrat, Cu, As).
Thực hiện phân ngạch phát thải ô nhiễm cho các địa phương và các ngành kinh tế, cụm kinh tế, thúc đẩy kinh tế dịch vụ môi trường; kiểm soát nguồn thải xuyên biên giới thông qua cảng biển.
Mặt khác, cần thiết lập Hệ thống quan trắc, giám sát môi trường: Đầu tư cho hệ thống quan trắc, giám sát môi trường tại vịnh tập trung vào các hợp phần quan trắc chất lượng không khí, chất lượng nước mặt (sông, suối, ao hồ…), chất lượng nước dưới đất, chất lượng nước biển ven bờ và xa bờ, chất lượng đất, các hệ sinh thái biển; duy trì, tăng cường hoàn lưu và ổn định nền đáy thủy vực. Theo quy hoạch, cấu trúc vực nước vịnh sẽ bị thay đổi nhiều do các công trình cảng. Do vậy, cần có các biện pháp ổn định duy trì dòng chảy có tốc độ đảm bảo, giữ độ sâu, hạn chế khả năng phân tầng nước; đồng thời có quy định chặt chẽ về chỗ neo đậu và tuyến đường đi lại của tàu thuyền để tránh khuấy đục đáy và hủy hoại trực tiếp thảm rong, tảo và cỏ nước, những thành phần tham gia ổn định nền đáy.
Cần giám sát các hoạt động, công trình cản trở lưu thông và trao đổi nước trong vịnh Đà Nẵng; giám sát tàu thuyền neo đậu và đi lại đúng tuyến trên vịnh; tăng cường khả năng làm sạch thủy vực của thủy sinh vật.
Giữ cho nước vịnh trong là giải pháp quan trọng để phát triển sinh khối thực vật phù du, đóng góp cho quá trình tự làm sạch và giảm tải thủy vực vịnh Đà Nẵng.
Ngoài ra, ổn định nền đáy để phát huy vai trò của động vật đáy tiêu thụ sản phẩm chất hữu cơ lắng đọng cũng góp phần hỗ trợ tự làm sạch thủy vực. Việc tăng cường khả năng làm sạch thủy vực của thủy sinh vật cần được kết hợp với bảo vệ và bảo tồn hệ sinh thái rạn san hô và thảm cỏ biển khu vực vịnh Đà Nẵng. Quá trình phát triển kinh tế – xã hội khá nhanh trong mấy chục năm qua, diện tích vùng bờ vịnh Đà Nẵng đã thu hẹp đáng kể.
Để ngăn ngừa và khắc phục các tác động nhân sinh gây thay đổi hình thái thủy vực vịnh, phải thực hiện đồng bộ các giải pháp như tổ chức giám sát đánh giá và giám sát quá trình bồi lắng đáy vịnh và bồi tụ – xói lở bờ vịnh.
Quy hoạch phát triển không gian vịnh hợp lý; quản lý, thu gom và xử lý triệt để chất thải rắn; phòng ngừa, hạn chế xói mòn và sạt lở đất trên lưu vực; bảo vệ các hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển và đất ngập nước ven vịnh; ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu và dâng cao mực biển.
Đặc biệt là xây dựng các chương trình, đề án, dự án nghiên cứu khoa học vịnh phục vụ phát triển bền vững.
Cụ thể là nghiên cứu, điều tra tổng hợp về tài nguyên và môi trường vùng vịnh, mô hình quản lý vịnh, mô hình khai thác sử dụng, xã hội học, kinh tế học vũng vịnh, cấp phép thải; thuế và phí môi trường; ký quỹ môi trường; trợ cấp môi trường; nhãn sinh thái; từng bước đưa các nội dung bảo vệ môi trường và bảo tồn hệ sinh thái vào trường học, các hội đoàn thể, các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường, Ngày Đại dương thế giới, Ngày Đa dạng sinh học…/.
Đề Xuất 6 Giải Pháp Phát Triển Môi Trường Bền Vững
Hội nghị thống nhất nhận định sự nóng lên của Trái Đất và nước biển dâng đã được coi là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất đối với loài người trong thế kỷ 21. Việt Nam là một trong năm nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Bên cạnh đó, thế giới cũng đang phải đối mặt với khủng khoảng lương thực và khủng hoảng năng lượng. Giá dầu, giá lương thực tăng và không ổn định đã ảnh hưởng tới sản xuất, đời sống và tăng trưởng kinh tế của các nước. Các nguồn tài nguyên đang đứng trước nguy cơ bị khai thác cạn kiệt, thiếu tính bền vững.
Mặt khác, Việt Nam đang tiến hành hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới nhằm tạo ra những cơ hội mở rộng thị trường, tăng trưởng kinh tế, phát triển đất nước. Tuy nhiên Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức trong công tác bảo vệ môi trường. Đó là việc nhập khẩu công nghệ lạc hậu, có nguy cơ biến Việt Nam thành bãi thải cho hàng hóa kém chất lượng, hàng hóa không thân thiện với môi trường từ các nước khác nhập vào.
Cũng trong hội nghị các đại biểu đã thẳng thắn đóng góp ý kiến và đề xuất sáu giải pháp phát triển môi trường bền vững tại Việt Nam. Ngành môi trường tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế như xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đa dạng sinh học, Chương Tội phạm về môi trường trong Bộ Luật Hình sự; xây dựng các định mức kinh tế, kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy xã hội hóa hoạt động bảo vệ, phát triển dịch vụ môi trường, nhanh chóng triển khai trong thực tế các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường.
Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến cơ sở tiếp tục kiện toàn, phát triển các tổ chức sự nghiệp môi trường và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đẩy mạnh đầu tư, tăng cường năng lực cơ sở vật chất, kỹ thuật về bảo vệ môi trường phục vụ công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
Cụ thể, Luật cần bổ sung nhiệm vụ chi “Đầu tư xây dựng các công trình bảo vệ môi trường, công trình xử lý môi trường thuộc khu vực công ích” trong Nhiệm vụ chi Chi đầu tư phát triển. Bổ sung quy định về quyền hạn và trách nhiệm của Cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo vệ môi trường trong việc lập, phân bổ dự toán chi cho lĩnh vực môi trường.
Ngành môi trường đề nghị Quốc hội xem xét tăng mức chi sự nghiệp môi trường từ 1% lên 2% tổng chi ngân sách nhà nước. Nhà nước cần cân đối, bố trí các nguồn vốn, trong kế hoạch ngân sách hàng năm cho công tác xã hội hóa về môi trường, tạo điều kiện về thủ tục hành chính để các tổ chức, cá nhân tham gia sâu rộng vào các loại hình xã hội hóa./.
Nguyễn Hồng Điệp
Các Giải Pháp Bảo Vệ Môi Trường Phát Triển Bền Vững
Để có thể đạt được mục tiêu giảm thiểu, tiến tới ngăn chặn những tác động xấu của sản xuất đến với môi trường và biến đổi khí hậu, cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường, bảo vệ môi trường tiến từng bước đưa công nghiệp mỏi và các ngành sản xuất biến thành ngành kinh tế xanh, phát triển hài hòa và thân thiện…
Khi nói về ngành công nghiệp nói chung và khai thác khoáng sản nói riêng thì trong những năm qua đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước, đảm bảo vấn đề an ninh năng lượng quốc gia, cung cấp các nguyên vật liệu cần thiết yếu cho nền kinh tế. Tuy nhiên thì sản xuất công nghiệp cũng như khai thác khoáng sản nếu không được quản lý tốt sẽ luôn gây ra những tác động ảnh hưởng xấu đến với môi trường.
Để đạt được mục tiêu giảm thiểu và tiến tới ngăn chặn các tác động xấu của sản xuất đến với môi trường và biến đổi khí hậu thì trong những năm tới cần thực hiện một số giải pháp bảo vệ môi trường sau:
Giải pháp 1
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp Đảng ủy đối với các công tác bảo vệ môi trường, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn với các đoàn thể trong doanh nghiệp cũng như là với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương nhằm phát huy hết sức mạnh tổng hợp.
Giải pháp 2
Tiếp tục phổ biến và tuyên truyền kết hợp với tăng cường việc kiểm tra, giám sát để nâng cao những nhận thức về bảo vệ môi trường chung, nhất là đối với các đội ngũ cán bộ chủ chốt nhằm tạo những chuyển biến căn bản về ý thức trách nhiệm và cả sự chủ động trong công tác bảo vệ môi trường.
Giải pháp 3
Hoàn thiện cơ chế chính sách nội bộ sao cho phù hợp với các quy định mới của pháp luật và điều kiện của thực tế, ổn định và tăng cường thêm hệ thống quản lý bảo vệ môi trường các cấp, phát triển nguồn lực lượng làm công tác môi trường chuyên sâu trong doanh nghiệp, đủ năng lực để đảm bảo nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn mới.
Giải pháp 4
Huy động các nguồn vốn cho chính công tác bảo vệ môi trường, chi tối thiểu từ 1,5 đến 2% doanh thu sản xuất cho các công tác bảo vệ môi trường trực tiếp. Huy động vốn từ hợp tác quốc tế, xã hội hóa và vốn đầu tư khác để di dời các cơ sở sản xuất, di dời dân cư và đầu tư công nghệ.
Giải pháp 5
Tổ chức thực hiện những công tác này trong doanh nghiệp theo hướng tổng thể, đồng bộ và đầu tư đủ, có trọng tâm, giải quyết gọn và dứt điểm từng vấn đề cụ thể, từng khu vực để đảm bảo hiệu quả.
Giải pháp 6
Quan tâm đầu tư nghiên cứu ứng dụng về các công nghệ bảo vệ môi trường, tăng cường hợp tác quốc tế để cùng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nắm bắt và áp dụng được các công nghệ kỹ thuật, bảo vệ môi trường tiên tiến và phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. Đầu tư, đổi mới các công nghệ sản xuất theo hướng hiện đại hơn, thân thiện với môi trường và tiết kiệm tài nguyên.
Giấy phép và hồ sơ pháp lý về môi trường. Vì vậy, đề nghị Chính phủ và các Bộ, các ngành giảm bớt các loại giấy phép, hồ sơ pháp lý môi trường. Chẳng hạn như khai thác khoáng sản hiện có 6 đến 7 loại giấy phép, hồ sơ pháp lý. Thay vào đó, ta tăng cường các quy định về kiểm tra và xử phạt các vi phạm trong thực tế để có thể tăng hiệu lực pháp luật và cả hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường.
Cuối cùng đó là nguồn tài nguyên khoáng sản là có giới hạn, đang ngày càng trở nên cạn kiệt, việc khai thác này chúng ta đang gây ra những hệ lụy không hề nhỏ tới môi trường. Đối với doanh nghiệp nhà nước, việc tuân thủ về các quy định bảo vệ môi trường, việc đầu tư tài chính cho công tác thì cơ bản là tốt. Song các thành phần kinh tế khác thì đang gây ra rất nhiều các hệ lụy. Để giảm bớt các tác hại, đề nghị Đảng và Nhà nước có chính sách ưu tiên để khuyến khích hơn nữa việc phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, khuyến khích bắt buộc các doanh nghiệp đầu tư những công nghệ sản xuất hiện đại, thận thiện với môi trường, giảm các tác động biến đổi về khí hậu.
Bảo Vệ Môi Trường Trong Sản Xuất Nông Nghiệp: Sạch, An Toàn Và Phát Triển Bền Vững
Moitruong24h- Quảng Ninh không phải vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp nên lượng chất thải trong lĩnh vực này chưa quá lớn và gây tác động nghiêm trọng như chất thải trong công nghiệp. Tuy nhiên với thực tế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), phân hóa học trong trồng trọt, nguồn thức ăn trong Nhiều mối nguy hại đối với môi trường nuôi trồng thủy sản (NTTS) ngày càng bất hợp lý, mất kiểm soát cùng những bất cập trong xả thải, xử lý thải trong chăn nuôi đã và đang ảnh hưởng đến môi trường các vùng nông thôn. Một bể chứa vỏ bao bì thuốc BVTV chưa đạt chuẩn ở xã Hồng Phong, TX Đông Triều.
Theo kết quả rà soát của Sở NN&PTNT, mỗi năm ngành nông nghiệp sử dụng trên 200 tấn phân bón vô cơ và thuốc BVTV các loại, trong đó chỉ 30% hấp thụ vào cây trồng, còn lại thẩm thấu vào đất, nước làm ô nhiễm môi trường. Chưa kể khoảng 10% – 15% phân, thuốc nguyên chất, vốn là những hợp chất độc hại, đứng đầu danh sách 12 loại độc nguy hiểm còn sót lại ở vỏ các bao bì vứt bừa bãi trên đồng ruộng, kênh mương sẽ tác động trực tiếp đến môi trường. Tình trạng này khiến đất đai bị chai cứng, giữ nước kém và giảm độ màu mỡ, quan trọng hơn đó là khiến con người có nguy cơ mắc các bệnh ung thư.
Hiện nay toàn tỉnh đang có trên 20.000ha NTTS các loại, mỗi năm nuôi từ 2 – 3 vụ, tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2017 đạt trên 54.000 tấn. Theo ông Vương Văn Oanh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh, với diện tích nuôi và sản lượng như trên thì lượng thức ăn tồn dư trong môi trường không hề nhỏ. Một yếu tố khác đe dọa môi trường là tình trạng khai thác thủy sản theo hướng tận diệt; các vật dụng phao xốp dùng trong NTTS, vốn rất khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên và lượng dầu mỡ thải ra trên mặt nước từ các phương tiện khai thác thủy sản.Đối với hoạt động sản xuất thủy sản, nguy cơ lớn nhất ảnh hưởng đến môi trường là lượng thức ăn dư thừa và chất thải của đối tượng nuôi tồn dư trong nước lớn do hệ số thức ăn (lượng thức ăn phải tiêu tốn để thu được 1kg tăng trọng) cao. Đơn cử như đối với con tôm, hệ số thức ăn trung bình là trên 2 lần; cá biển là trên 7 lần. Đáng nói phần lớn thức ăn phục vụ NTTS hiện đều là các loại cá tạp xay sống nên ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường.
Theo thống kê của Sở NN&PTNT, hiện toàn tỉnh có đến gần 8.000 lồng bè NTTS các loại, trong đó hầu hết sử dụng vật liệu phao xốp; số lượng phương tiện khai thác thủy sản là trên 7.500, trong đó trên 5.000 chiếc là phương tiện chưa hiện đại, lượng dầu mỡ rò rỉ lớn.
Cần có giải pháp bảo vệ môi trường bền vững
Riêng việc xử lý thải trong chăn nuôi trâu, bò, hiện chỉ có Công ty TNHH Phú Lâm sử dụng hầm bioga; toàn bộ mô hình chăn nuôi gia cầm thả vườn, đồi quy mô nhỏ không xử lý thải. Ngoài ra hiện tình trạng ô nhiễm môi trường từ nguồn thải ở các lò giết mổ gia súc, gia cầm đã ở mức nghiêm trọng. Theo thống kê của Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh, toàn tỉnh đang có trên 50 điểm giết mổ song chỉ có 4 điểm giết mổ tập trung có đầu tư hệ thống xử lý thải đạt chuẩn…Hiện tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh là 46.664 con trâu, 25.263 con bò, 423.793 con lợn và 3,45 triệu con gia cầm; tổng lượng xả thải của các đàn khoảng 1.927 tấn chất thải rắn/ngày đêm, chưa kể lượng nước tiểu. Điều đáng nói, đến 90% mô hình chăn nuôi của tỉnh đều ở dạng nông hộ (18.000 hộ), trong đó mới có khoảng trên 9.000 hộ có đầu tư hầm bioga để xử lý thải, số còn lại xử lý bằng cách ủ để bón ruộng hoặc xả thẳng ra môi trường, chảy tràn khi có mưa, đi vào đất, nước. Ngay việc xử lý thải ở số hộ có sử dụng hầm bioga cũng không đạt chuẩn, bởi diện tích hầm quá nhỏ so với quy mô nuôi nên không thể lưu giữ, xử lý lượng thải sau 30-40 ngày mới đưa ra môi trường như theo quy định.
Theo ông Nguyễn Hữu Giang, Giám đốc Sở NN&PTNT, giải pháp bền vững nhất để bảo vệ môi trường sản xuất nông nghiệp là chuyển đổi lề lối canh tác thì hiện vẫn chưa đạt được kết quả như ý muốn. Tiêu biểu như việc thay thế thức ăn cá tạp bằng thức ăn công nghiệp và vật liệu phao xốp bằng những vật liệu thân thiện khác trong NTTS; xây dựng các điểm giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo đúng quy hoạch; đặc biệt là đẩy mạnh mô hình liên kết sản xuất hoặc sản xuất theo hướng công nghiệp để thu hẹp mô hình nông hộ… Thực tế giá trị kinh tế sản xuất theo quy mô tập trung, công nghiệp đạt cao hơn từ 10 – 70 lần sản xuất nhỏ lẻ tùy từng lĩnh vực. Trong khi đó hiện toàn tỉnh mới có khoảng trên 300 trang, gia trại, doanh nghiệp nông nghiệp có triển khai hoạt động sản xuất, chiếm phần rất nhỏ so với con số sản xuất nông hộ
Tuệ Lâm (theo baoquangninh)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Môi Trường Và Phát Triển Vịnh Đà Nẵng trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!