Cập nhật nội dung chi tiết về Đề Đọc Hiểu Đoạn Thơ Việt Nam Quê Hương Ta mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đề đọc hiểu đoạn thơ Việt Nam quê hương ta- Nguyễn Đình Thi
Đề đọc hiểu đoạn thơ Việt Nam quê hương ta- Nguyễn Đình Thi
Bộ đề đọc hiểu luyện thi THPT Quốc gia môn văn,Tuyển tập đề đọc hiểu văn bản thơ ngoài chương trình. Đọc hiểu văn bản Việt Nam quê hương ta của nhà thơ Nguyễn Đình Thi.Đề bài : Đọc văn bản sau và trả lời cân hỏi:
Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả rập rờn Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều Quê hương biết mấy thân yêu Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau Mặt người vất vả in sâu Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn Đất nghèo nuôi những anh hùng Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên Đạp quân thù xuống đất đen Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa Việt Nam đất nắng chan hoà Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh Mắt đen cô gái long lanh Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung Đất trăm nghề của trăm vùng Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem Tay người như có phép tiên Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ
Câu 1: Chỉ ra thể thơ của bài thơ trên.Câu 2: Chỉ ra 01 biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn trích trên,Câu 3: Đoạn trích trên được viết bởi những phương thức biểu đạt nào? Phương thức biểu đạt đó có biểu hiện như thế nào?Câu 4: Phân tích nội dung chính của đoạn trích trên, có học sinh viết: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là những người anh hùng trong gian khó vẫn luôn kiên cường, nhẫn nại, làm nên vẻ đẹp của đất nước muôn đời. Hãy chi ra lỗi sai trong diễn đạt của lời phân tích đó. ” ■HƯỚNG DẪN LÀM BÀI CHI TIẾTCâu 1: thể thơ lục bát.Học sinh lưu ý chi cần chỉ ra tên gọi của thể thơ, không cần giải thích những đặc điểm của ngôn ngữ thể hiện thể’ thơ đó nếu đề bài không yêu cầu.Câu 2: Học sinh có thể chỉ ra một trong số những biện pháp nghệ thuật sau:Biện pháp so sánh: Tay người như có phép tiênBiện pháp nói quá: Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lênCâu 3: Phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích là biểu cảm và miêu tả.Biểu hiện của phương thức biếu cảm là bộc lộ cảm xúc tự hào, tâm thế hào sảng của tác giả về hình tượng đất nước.Miêu tả khi tác giả nói về những vẻ đẹp của đất nước về cảnh vật, thiên nhiên và con người: Đó là cảnh vật Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn/ Cánh cò bay lả rập rờn/ Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều, là những tấm gương anh hùng Đấi nghèo nuôi những anh hùng/ Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên, là những người lao động làm nghề thù công Đất trăm nghề của trăm vùng/ Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem.Câu 4: Lời phân tích Nhân vật trữ tình trong bài thơ là những người anh hùng trong gian khó vẫn luôn kiên cường, nhẫn nại, làm nên vẻ đẹp của đất nước muôn đời sai ở chỗ đã hiểu sai về bản chất của nhân vật trữ tình. Nhân vật trữ tình không phải là nhân vật được miêu tả trong tác phẩm mà là nhân vật bộc lộ những cảm xúc, tình cảm trong tác phẩm.Ở đoạn trích trên, nhân vật trữ tình là một người yêu nước, tự hào với vẻ đẹp của đất nước.
Nguyễn Thế Hưng
Bài viết gợi ý:
Bài Thơ: Việt Nam Quê Hương Ta (Nguyễn Đình Thi)
Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ và là một nhà văn hoá lớn. Nói như nhà văn Kim Lân, đó là người mà cái tài thì đàn ông ghen, cái tình thi đàn bà ghen. Một người như thế, sống được, kể cũng vất vả.
Nguyễn Đình Thi là người đa tài. Ông viết văn, soạn kịch, làm thơ, viết nhạc, làm lý luận. Ở lĩnh vực nào, ông cũng có thành tựu, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển của từng thể loại đó. Nhưng cũng bởi sự đa tài này mà rồi chính ông lại tự che khuất ông. Khi cần ngắm ông ở thể loại này, lại thấy ông lấp lánh sáng ở thể loại khác. Cũng vì thế, có nhà phê bình nghiên cứu, chẳng biết xếp ông vào đâu. Ở thể loại nào, ông cũng có đóng góp, nhưng rồi ngay trong chính thể loại ấy, người ta cũng thấy ông khiêm nhường đứng khuất sau những bóng dáng khác.
Riêng ở lĩnh vực văn chương, ông là một thái cực của Nguyễn Tuân và Tô Hoài. Trong lúc Nguyễn Tuân gò lưng luyện chữ, sáng tạo chữ, muốn đưa ra những con chữ tưởng như hoàn toàn mới, thì Nguyễn Đình Thi lại cố gắng xoá hết những chữ mới đi, để trang văn phẳng lỳ, không còn cợn lên một chữ nào nữa. Bởi thế ông thường chọn những chữ mòn nhẵn, bạc phếch, mang tính khái niệm, những con chữ mà các thi sĩ khác vứt bỏ, vì sợ không dám dùng, nó như những thửa ruộng bạc màu, hoang hoá, không có dấu hiệu hứa hẹn mùa màng. Nguyễn Đình Thi lại chọn chất liệu ấy để tạo dựng tác phẩm. Ông muốn bạn đọc đến với ông một cách tự nhiên thoải mái. Chân cứ thung thăng bước mà không sợ bị vướng vào câu, tay cứ tự do vung mà không ngại bị va phải chữ, để đến nhanh hơn cái đích mà ông muốn gửi gắm, chuyển tải. Mọi cố gắng của Nguyễn Đình Thi là để làm một nhà văn không có chữ. Đây dường như là một chủ định của ông. Một người nước ngoài, học tiếng Việt, chỉ cần biết dăm, bảy trăm tiếng là đã có thể đọc được toàn bộ thơ văn Nguyễn Đình Thi. Cái hay của thơ Nguyễn Đình Thi không nằm ở chữ. Nó là cái hồn phảng phất ở đằng sau những con chữ bạc phếch kia. Bởi thế phân tích thơ ông mà lại mang câu, chữ ra mổ xẻ là một việc làm không phải. Ông bộc lộ tài năng mình rực sáng hơn cả là ở trong thơ ca. Tuy vậy, thành tựu của thơ ông lại không nằm ở thể lục bát.
Nguồn: Chân dung và Đối thoại, Trần Đăng Khoa, NXB Thanh Niên, 1999
…Все пройдет и печаль и радостьВсе пройдет так устроен светВсе пройдет только верить надоЧто любовь не проходит нет ..
Đề Đọc Hiểu Về Bài Thơ Việt Bắc Tố Hữu
Đề đọc hiểu về bài thơ Việt Bắc Tố Hữu
Đề đọc hiểu về bài thơ Việt Bắc Tố Hữu
Đề đọc hiểu về bài thơ Việt Bắc của Tố HữuĐọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
“- Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”
(việt bắc – Tố Hữu)
Câu 1 (0.5điểm):Đoạn thơ trên tập trung làm nổi bật điều gi?
Khung cảnh chia li
Tâm trạng nhớ thương của người ở lại
Thiên nhiên Việt Bắc
Câu 2 (0.5điểm):“Mười lăm năm” là khoảng thời gian nào?
Từ Cách mạng tháng Tám đén khi người kháng chiến trở về thủ đô
Từ thời kỳ kháng Nhật( khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940) đến khi người kháng chiến trở về thủ đô
Từ khi giặc Pháp đến xâm lược đến khi người kháng chiến trở về thủ đô.
Câu 3 (0.5điểm):Trong đoạn thơ ai là người lên tiếng trước?
Câu 4 (0.5điểm)Hình ảnh “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” diễn tả những cung bậc cảm xúc nào?Câu 5 (1.0điểm):Biện pháp tu từ được sử dụng hiệu quả nhất trong đoạn thơ là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ đó?Câu 6 (1.0điểm)Sáng tạo của Tố Hữu trong việc sử dụng hình thức của đoạn thơ
ĐÁP ÁNCâu 1 (0.5điểm):
Đáp án đúng A / Khung cảnh chia li
Câu 2: (0.5 điểm)– Đáp án đúng B / Từ thời kỳ kháng Nhật( khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940) đến khi người kháng chiến trở về thủ đôCâu 3: (0.5 điểm):– Đáp án đúng B / Người ở lạiMức không đạt(0 điểm):Câu 4: (0.5 điểm):
HS nêu được : Hình ảnh diễn tả nỗi nhớ nhung, lưu luyến, bịn rịn giữa kẻ ở và người đi
Mức chưa tối đa: (0.25 điểm):
HS nêu được: + Bộc lộ những tình cảm , cảm xúc dạt dào
+ Bộc lộ những xúc động khó nói bằng lờiCâu 5(1.0điểm):– HS nêu được 2 biện pháp: + Điêp từ “nhớ”: diễn tả nỗi nhớ tràn đầy, tha thiết + Hoán dụ “áo chàm”: Chỉ người Việt Bắc, diễn tả tình cảm quân dân gắn bó, tha thiếtMức chưa tối đa: (0.5 điểm):
HS nêu được một trong hai biện pháp tu từ và giá trị của biện pháp đó
Hoặc HS chỉ nêu được các biện pháp tu từ
Câu 6: (1.0 điểm):– HS nêu được : + Hình thức đối đáp của ca dao dân ca với cặp đaị từ” mình – ta”+ Tố Hữu vận dụng sáng tạo vào việc thể hiện những tính cảm cách mạng lớn laoMức chưa tối đa: (0.5 điểm):
HS nêu được hình thức đối đáp của ca dao dân ca
Hoặc HS chỉ ra hình thức này được sử dụng để thể hiện tình cảm Cách mạng
Bài viết gợi ý:
Phân Tích Bài Thơ Quê Hương Của Nhà Thơ Tế Hanh
Phân tích bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh
Quê hương là gì hở mẹ Mà cô giáo dạy phải yêu Quê hương là gì hở mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều (Quê hương – Đỗ Trung Quân)
Quê hương – hai tiếng gọi giản dị và thân thương nhưng chứa đựng biết bao tình cảm. Có thể nói, mỗi con người đều có quê hương. Đó chính là nơi chúng ta sinh ra, lớn lên và gắn bó. Thế nên, mỗi lần xa quê, ta nhớ quê biết chừng nào. Chính cái miền quê miền biển, đầy nắng và gió, đã nhức nhối trong lòng Tế Hanh bao nỗi nhớ cồn cào. Nỗi nhớ và tình yêu quê hương đó, được khắc họa rõ nét trong bài thơ Quê Hương của ông.
“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới: Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.”
Hai câu thơ mở đầu bài thơ là lời giới thiệu về nghề nghiệp (làm nghề chài lưới) và vị trí địa lý (gần sông, cách biển nửa ngày) của quê hương Tế Hanh. Lời giới thiệu ngắn gọn, chân thành, giản dị nhưng đầy đủ, thể hiện được niềm tự hào của nhà thơ về quê hương mình.
Nghề chài lưới, một công việc lao động bình thường, nhưng qua con mắt của một thi sĩ yêu quê và đang phải xa quê, cái công việc ấy hiện lên thật đẹp đẽ biết bao:
“Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang”
Trong khung cảnh bình minh của một buổi sớm mai tuyệt đẹp: sớm mai hồng, với trời trong, gió nhẹ. Dân làng chài là những chàng trai khỏe mạnh, trai tráng đưa con thuyền của mình ra khơi. Bằng biện pháp tu từ so sánh: như con tuấn mã và sử dụng các động từ mạnh: hăng, phăng, vượt Tế Hanh đã miêu tả cảnh con thuyền ra khơi với một khí thế thật dũng mãnh, oai hùng. Con thuyền như một con ngựa đẹp, khỏe và phi nhanh, chuẩn bị xông ra chiến trường để tiêu diệt kẻ thù. Và trong cái nỗi nhớ da diết về cảnh người dân chài đi đánh cá, hình ảnh cánh buồn là tâm điểm mà Tế Hanh miêu tả một cách đẹp nhất:
“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”
Cánh buồm trắng được nhà thơ so sánh như mảnh hồn làng. Đó chính là biểu tượng, là linh hồn của làng chài. Mỗi lần ra khơi, cánh buồm là vật quan trọng, dắt đường, chỉ lối cho con thuyền. Thế nhưng với Tế Hanh, cánh buồm có vị trí đặc biệt hơn thế nữa. Nó như thâu góp vào trong mình biết bao giông bão của sóng gió để con thuyền luôn trở về bình an. Nó còn mang trong mình biết bao yêu thương, mong ngóng, đợi chợ của những người mẹ, người chị, người con ở đất liền dành cho những người ra khơi. Tế Hanh đã rất thành công khi so sánh một vật hữu hình, cụ thể với một hình ảnh lãng mạn, trừu tượng. Hình ảnh con thuyền với cánh buồm trắng vì vậy mà trở nên đẹp đẽ hơn, lãng mạn hơn.
Sau những ngày tháng bôn ba trên biển khơi, con thuyền trở về, trong sự chào đón hân hoan, vui mừng của người dân quê:
“Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về. Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe, Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.”
Những câu thơ trên, đã miêu tả được cái không khí sinh hoạt của người dân làng chài. Đó là một khung cảnh tươi vui, ồn ào, tấp nập, tràn trề nhựa sống. Có thể nói, Tế Hanh như đang được đắm chìm vào cái khung cảnh sinh hoạt nơi bến đỗ ấy. Nhờ công ơn trời đất, mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, những chàng trai đi đánh cá nay đã trở về với rất nhiều thành quả lao động. Hình ảnh những con cá tươi ngon thân bạc trắng ấy, chính là kết quả của sự cần cù, chịu khó, chịu khổ và của niềm yêu thích lao động chân chính.
Sau chuyến ra khơi là hình ảnh con thuyền và con người trở về trong ngơi nghỉ:
“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng Cả thân hình nồng thở vị xa xăm Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.”
Có thể nói rằng đây chính là những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của bài thơ. Với lối tả thực, hình ảnh “làn da ngắm rám nắng” hiện lên để lại dấu ấn vô cùng sâu sắc thì ngay câu thơ sau lại tả bằng một cảm nhận rất lãng mạn “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” – Thân hình vạm vỡ của người dân chài thấm đẫm hơi thở của biển cả nồng mặn vị muối của đại dương bao la. Cái độc đáo của câu thơ là gợi cả linh hồn và tầm vóc của con người biển cả. Với hình ảnh này, Tế Hanh đã góp vào kho tàng văn học Việt Nam một bức tượng đài về người lao động Việt Nam thật đặc sắc.
Những câu thơ miêu tả chiếc thuyền “im” trên bến cũng rất độc đáo. Thi nhân dường như cảm nhận được cả sự mệt nhọc say sưa của con thuyền sau những ngày ra khơi. Bằng biện pháp nhân hóa, nhà thơ đã biến một hình ảnh vô tri, vô giác trở thành một cá thể có hồn, có thần. Con thuyền như đang cảm nhận được những mặn mòi của muối biển đang thấm sâu vào da thịt mình. Với nghệ thuật độc đáo này, chúng ta thấy con thuyền đã trở thành một phần không thể thiếu của làng chài.
Xa quê, chắc hẳn không ai không nhớ quê. Là một người con của vùng quê miền biển, khi xa quê, Tế Hanh nhớ tới: màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, con thuyền và mùi nồng mặn của biển cả. Trong những nỗi nhớ ấy, thì da diết hơn cả, phải kể đến nỗi nhớ về cái vị mặn mòi của biển khơi, mà chỉ những ai sinh ra ở vùng quê ấy mới có thể cảm nhận được.
Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.”Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhớ, trong tâm tưởng người con đất Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi vẽ lên một khung cảnh quê hương “rất Tế Hanh”. Và khiến cho bất cứ ai, dù đang ở nơi đâu, cũng sẽ thêm yêu quê hương mình hơn.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Đề Đọc Hiểu Đoạn Thơ Việt Nam Quê Hương Ta trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!