Cập nhật nội dung chi tiết về Đảm Bảo An Toàn Nợ Công: Kiểm Soát Chặt Các Chỉ Tiêu mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thâm hụt ngân sách Nhà nước vẫn ở mức cao, nhu cầu đầu tư từ nguồn vốn vay công cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế ngày càng gia tăng là nguyên nhân chính dẫn đến nợ công tăng nhanh, dần tiến sát ngưỡng an toàn.
Tuy nhiên, Chính phủ, Bộ Tài chính đã có nhiều giải pháp quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.
Theo ông Võ Hữu Hiển, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), quy định của Luật Quản lý nợ công cũng như thông lệ quốc tế, sự an toàn của nợ công được đánh giá dựa trên một số chỉ tiêu cụ thể; trong đó quan trọng nhất là quy mô nợ công/GDP và khả năng trả nợ.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, do ngân sách yêu cầu lớn, Việt Nam vẫn phải bội chi và nợ công, nhưng tốc độ tăng vay đã giảm hơn một nửa. Cụ thể, giai đoạn 2016-2019 tốc độ tăng nợ công chỉ ở mức hơn 8%, trong khi giai đoạn 2011-2015 là 18,6% cao gấp 3 lần so với tăng trưởng kinh tế.
Do đó, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, tỷ lệ nợ công so với GDP các năm qua đều đạt kế hoạch và giảm rất sâu. Năm 2016, tỷ lệ nợ công là 63,3% GDP, nhưng đến năm 2019 dự kiến là 56,1% GDP và năm 2020 ước chỉ còn khoảng 54,3% GDP.
Đặc biệt, cùng với sự phát triển của thị trường tài chính, thời gian qua ngành tài chính đã nỗ lực trong cơ cấu lại nợ công. Nợ công chủ yếu là trái phiếu Chính phủ vay trong nước, giai đoạn trước vay nước ngoài chiếm hơn 60%/GDP, nhưng nay chỉ còn 39%/GDP và vay trong nước là 61%/GDP. Kỳ hạn vay giai đoạn 2012-2013 bình quân trên 3 năm (vay trong nước), đến giai đoạn hiện nay đã kéo dài trên 13 năm.
“Trong đó lãi suất vay đã giảm sâu. Nếu như những năm 2011-2013 có những khoản vay lãi suất từ 12-13%/năm, kỳ hạn vay 3 năm thì đến năm 2017-2019 vay bình quân đã lên đến 12-13 năm, nhưng lãi phải trả là 4,6-4,7%/năm. Đây là kết quả rất tốt,” Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định.
Bộ Tài chính cũng dự kiến đến cuối năm 2019 các chỉ tiêu nợ so với GDP duy trì trong các ngưỡng an toàn được Quốc hội cho phép và tiếp tục có xu hướng giảm như năm 2018. Điều này căn cứ trên tình hình cân đối ngân sách Nhà nước diễn biến thuận lợi, qua đó giảm nhu cầu huy động vốn của Chính phủ để bù đắp bội chi cho đầu tư phát triển, siết chặt bảo lãnh Chính phủ cho doanh nghiệp vay và mức bảo lãnh phát hành cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam thấp hơn nợ gốc đến hạn, dẫn đến dư nợ bảo lãnh Chính phủ tiếp tục giảm trong năm 2019…
Song theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, mặc dù tỷ lệ nợ công so với GDP đã có xu hướng giảm, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, còn một số vấn đề thực tế đặt ra có tác động đến sự an toàn của nợ công tại Việt Nam. Trường hợp giải ngân vốn vay theo đúng kế hoạch thì nợ công có thể tăng thêm từ 1,7-1,8% GDP.
Bên cạnh đó, việc xử lý tài chính một số doanh nghiệp nhà nước, cam kết bảo lãnh của Chính phủ đối với một số dự án quan trọng như nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, Vinashin… sẽ tác động không nhỏ đến ngân sách, nợ công.
Ngoài ra, nghĩa vụ trả nợ của ngân sách đang ngày càng tăng làm gia tăng áp lực trả nợ trong thời gian tới.
Theo ông Võ Hữu Hiển, nhiều khoản vay trong nước cơ bản sẽ đến hạn sau 5 năm vay, tức là các năm 2020-2021 tới đây. Một số khoản vay ODA, kể cả có lãi và không lãi cũng đến hạn phải trả nợ gốc vào năm 2020…
Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, lũy kế 9 tháng năm 2019, tổng trả nợ của Chính phủ khoảng 237.470 tỷ đồng, bằng 71,3% kế hoạch năm; trong đó trả nợ trong nước khoảng 196.281 tỷ đồng, trả nợ nước ngoài khoảng 41.189 tỷ đồng.
Tuy nhiên, đánh giá về tình hình trả nợ của Chính phủ, Bộ Tài chính cho biết, việc thực hiện nghĩa vụ trả các khoản trả gốc, lãi của Chính phủ nằm trong mức đã được phê duyệt, đảm bảo đầy đủ, đúng hạn theo cam kết.
Khẳng định rõ hơn việc này, ông Võ Hữu Hiển thông tin, chỉ tiêu nghĩa vụ trả nợ so với thu ngân sách nhà nước được duy trì ở mức hợp lý. Đến cuối năm 2018 đạt khoảng 15,9%, thấp hơn ngưỡng an toàn được Quốc hội cho phép là mức 25%.
Để đạt được kết quả này, Bộ Tài chính đã chủ động thực hiện linh hoạt hàng loạt các biện pháp tái cơ cấu nợ trái phiếu Chính phủ trong nước và quốc tế trong thời gian qua để giảm đỉnh nợ, không để nghĩa vụ trả nợ tập trung quá nhiều vào một năm, giảm áp lực cân đối nguồn của ngân sách nhà nước.
Bộ Tài chính cũng chủ động phát hành trái phiếu quốc tế mới để mua lại nợ gốc 2 khoản trái phiếu quốc tế đã phát hành trong các năm 2010 và năm 2005, giãn nghĩa vụ trả nợ gốc cho ngân sách khi đến hạn trái phiếu quốc tế vào năm 2015 và 2020.
Theo Bộ Tài chính, việc quản lý nợ công và tái cơ cấu nợ công từ nay đến cuối giai đoạn 2020 và giai đoạn 5 năm tiếp theo cần được tiếp tục triển khai đồng bộ với việc thực hiện các mục tiêu, giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh; trong đó, có cơ cấu lại ngân sách nhà nước, đầu tư công, khu vực doanh nghiệp nhà nước, hệ thống các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng.
Bộ sẽ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ. Việc nghiên cứu, đề xuất các ngưỡng an toàn nợ cho giai đoạn 5 năm tới cần được đánh giá hết sức thận trọng, không chỉ tập trung vào quy mô nợ so với GDP mà còn phải phù hợp với khả năng chi trả nợ của ngân sách nhà nước, ưu tiên tạo thêm dư địa để bố trí nguồn lực ngân sách cho đầu tư phát triển.
Bộ sẽ thực hiện các giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong thủ tục đầu tư công, giao vốn, đấu thầu; điều chỉnh kế hoạch vốn, mua sắm, bố trí vốn đầu tư…, qua đó thúc đẩy đầu tư công, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn; trong đó có vốn vay.
Bên cạnh đó, Bộ cũng thúc đẩy phát triển thị trường vốn trong nước, thị trường trái phiếu Chính phủ cả về chiều rộng và chiều sâu theo hướng đa dạng hóa công cụ nợ và mở rộng cơ sở nhà đầu tư, ưu tiên phát triển nhà đầu tư dài hạn; đồng thời thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường vốn, thị trường trái phiếu.
Việc kiểm soát chặt chẽ thực hiện hạn mức nợ nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng, bảo đảm trong hạn mức được phê duyệt, đặc biệt là các khoản nợ ngắn hạn cũng được Bộ Tài chính chú trọng.
TTXVN
Kiểm Soát Chặt Chi Tiêu Công, Kéo Giảm Bội Chi Ngân Sách
Tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị về cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững đặt ra yêu cầu bảo đảm cân đối ngân sách tích cực, giảm dần tỉ lệ bội chi NSNN, đến năm 2020 xuống dưới 4% GDP. Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội, mục tiêu là tỷ lệ bội chi NSNN cả giai đoạn 2016 – 2020 không quá 3,9% GDP, phấn đấu giảm mạnh bội chi NSNN để đến năm 2020 không quá 3,5% GDP.
Bộ Tài chính đã quán triệt quản lý chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm; cắt giảm tối đa chi tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết; hạn chế bố trí kinh phí đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài; đẩy mạnh thực hiện khoán chi; giảm hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập theo lộ trình điều chỉnh giá, phí; siết chặt việc ứng trước, chuyển nguồn, bổ sung dự toán…
Triển khai các Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TWHội nghị Trung ương 6, Khóa XII, từ khâu dự toán NSNN năm 2019, Bộ Tài chính đã chủ động tham mưu các cấp có thẩm quyền thực hiện cắt giảm kinh phí thường xuyên của các bộ, cơ quan trung ương và yêu cầu các địa phương dành nguồn để tạo nguồn cải cách tiền lương, thực hiện các chính sách an sinh xã hội và cơ cấu lại ngân sách.
Kết quả, trong năm 2019, tổng kinh phí cắt giảm ở cấp trung ương và dành ra ở cấp địa phương khoảng 10.000 tỷ đồng; năm 2020 khoảng 2.870 tỷ đồng.
Nhìn lại giai đoạn 2016 – 2018, chi NSNN năm 2016 tăng 1,7% so với dự toán, đánh giá thực hiện chi NSNN năm 2017 đạt 97,5% dự toán và năm 2018 tăng 6,1% so dự toán. Đối với các năm 2016 và 2018, phần tăng chi chủ yếu là tăng chi đầu tư gắn với vượt thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết của địa phương. Năm 2017 chi thấp hơn dự toán chủ yếu do một số khoản chi triển khai chậm (như các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình mục tiêu) nên bị hủy dự toán hoặc chuyển nguồn sang năm sau chi tiếp theo quy định của Luật NSNN.
Chi thường xuyên năm 2016 bằng 98,2% dự toán, năm 2017 bằng 97,7% so dự toán và năm 2018 đánh giá vào khoảng 101,4% dự toán.
Cơ cấu chi ngân sách có bước chuyển dịch tích cực, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển thực hiện trong các năm 2016 – 2018 lên mức 27 – 28% (so với mục tiêu đề ra là 25 – 26%), giảm tỷ trọng chi thường xuyên thực hiện xuống khoảng 63,5% (mục tiêu là dưới 64%); vừa thực hiện cải cách tiền lương hằng năm tăng 7%/năm theo nghị quyết của Quốc hội; vừa bảo đảm các nhiệm vụ chi quốc phòng – an ninh, các chính sách an sinh xã hội, xử lý kịp thời các vấn đề thiên tai, dịch bệnh phát sinh…
Bội chi cả giai đoạn 2016 – 2020 khoảng 3,6 – 3,7% GDP Dự toán bội chi NSNN năm 2019 là 222 nghìn tỷ đồng, bằng 3,6% GDP; ước thực hiện bội chi NSNN là 209,5 nghìn tỷ đồng, bằng 3,4% GDP, trong đó bội chi ngân sách trung ương trong phạm vi dự toán, cân đối ngân sách địa phương không bội chi (giảm 12,5 nghìn tỷ đồng).
Được biết, từ nay đến hết năm 2019, Chính phủ, Bộ Tài chính tiếp tục chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm hoàn thành toàn diện và ở mức cao nhất nhiệm vụ tài chính – NSNN, trong đó phấn đấu tổng thu NSNN vượt khoảng 5% so với dự toán. Đây sẽ là cơ sở để tiếp tục kéo giảm bội chi ngân sách.
Năm 2020, tỷ lệ bội chi NSNN dự kiến là 3,44% GDP (tương ứng 234,8 nghìn tỷ đồng), trong đó bội chi ngân sách trung ương là 3,2% GDP và bội chi ngân sách địa phương là 0,24%GDP.
Như vậy, ước tính bình quân bội chi NSNN cả giai đoạn 2016 – 2020 là 3,6 – 3,7% GDP, vượt mục tiêu Nghị quyết số 25/2016/QH14 là tỷ lệ bội chi NSNN bình quân giai đoạn 2016 – 2020 không quá 3,9% GDP, năm 2020 không quá 3,5% GDP.
Bên cạnh những kết quả khả quan nêu trên, Bộ Tài chính cũng nhận thấy còn nhiều khó khăn, thách thức trong thực hiện mục tiêu về bội chi ngân sách. Theo đó, chi ngân sách gắn với các nghĩa vụ chưa được tính toán đầy đủ, chưa lường hết được như chi dự phòng lớn, chi thiên tai, dịch bệnh, vấn đề ô nhiễm môi trường, quá trình phát triển sản xuất kinh doanh theo chiều rộng… Do đó, bội chi NSNN sẽ không đạt kế hoạch trong trường hợp rủi ro về thu ngân sách, hoặc rủi ro về chi gắn với các nghĩa vụ dự phòng lớn, chi thiên tai, dịch bệnh,…
Phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã từng chia sẻ, trên thực tế vẫn còn tình trạng chi tiêu sai chế độ ở một số đơn vị. Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị thu hồi khoản chi sai chế độ hàng trăm tỷ đồng. Kho bạc Nhà nước phát hiện nhiều khoản chi không đúng định mức quy định. Bên cạnh đó, việc triển khai nhiệm vụ chi ngân sách ở một số bộ, cơ quan trung ương, địa phương còn chậm so với quy định, đặc biệt là mua sắm hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về đấu thầu, nên chuyển nguồn sang năm sau thực hiện tiếp theo chế độ quy định.
Do đó, người đứng đầu ngành Tài chính đã khẳng định, thời gian tới, Bộ Tài chính tiếp tục kiểm soát chi chặt chẽ theo quy định của Luật NSNN để giúp giảm bội chi ngân sách, phấn đấu vượt kế hoạch đề ra cho giai đoạn 2016 – 2020.
Các Biện Pháp Đảm Bảo An Toàn Trong Thi Công
Dựng barie, biển thông báo khu vực đang thi công
Che chắn khu vực thi công đảm bảo không có vật tư, phế thải rơi vãi gây nguy hiểm.
2/ Biện pháp bảo hộ cá nhân:
Yêu cầu công nhân thi công:
Đeo nút bịt tai chống ồn
Đội mũ bảo hiểm cứng
Đeo kính bảo vệ mắt
Kiểm tra trang phục, mũ bảo hiểm của cán bộ công nhân (bắt buộc)
3/ Biện pháp đảm bảo an toàn về điện:
Phải mắc đường dây điện trên không đảm bảo chiều cao an toàn
Phải cuốn cách điện kín chỗ nối dây và chỗ hở điện
Phải thực hiện nối, không cho dụng cụ điện cầm tay
Cắt cầu dao nếu có nguồn điện chạy qua khu vực đang thi công để đảm bảo an toàn tuyệt đối;
Không trải dây điện trên mặt đất, mặt sân đi lại
Cầu dao điện phải để trong hộp có nắp kín
Không luồn cáp điện vào cành cây,
không thả dây dưới đất
Sử dụng hợp lý các thiết bị điện
Bố trí đèn chiếu sáng đầy đủ (vị trí không gây loá mắt người thi công)
4/ Biện pháp đảm bảo an toàn khi làm việc trên cao
Đảm bảo chân giáo dựng trên nền vững chắc
Nếu dựng từ 3 tầng giáo trở lên, dùng dây thừng giằng về bốn hướng hoặc gá vào phía có kết cấu vững chắc. Giằng giữa các tầng giáo với nhau tránh trường hợp nhổ chân giáo.
Dùng lưới bảo hiểm khi chồng nhiều tầng giáo
Kiểm tra lại giàn giáo trước khi dỡ giáo hoặc di dời giáo
Không dịch chuyển giáo khi có người ở trên giáo
Không cầm dụng cụ hay vật dụng khi đang lên hoặc xuống giáo
Khi sử dụng ròng rọc trên giàn giáo cần bố trí bộ phận mềm
Yêu cầu công nhân khi làm việc trên cao phải:
Không đứng trên đỉnh panel tường khi lắp ghép
– Không để dụng cụ, thiết bị thi công và phế thải xây dựng trên giáo sau khi kết thúc công việc hoặc hết giờ
5/ Biện pháp bảo đảm an toàn khi sử dụng thiết bị, dụng cụ thi công, vận hành máy móc thi công
Phải có lưới che chắn an toàn
dây đai truyền
Đĩa cưa phải có chụp bao che an toàn
Các máy móc thi công bao gồm: máy hàn, máy cắt sắt bàn, máy mài tay, máy khoan phá bê tông…
Kiểm tra nguồn điện cung cấp cho các máy móc thiết bị trước khi thi công
Chạy thử máy để xác định máy đang vận hành tốt
Che chắn khu vực đang thi công tránh trường hợp xảy ra sự cố vung, bắn phế thải và vật tư ra xung quanh gây nguy hiểm hoặc do lửa hàn bắn ra gây bắt cháy.
6/ Biện pháp đảm bảo an toàn khi hàn cắt 7/ Biện pháp đảm bảo an toàn khi sử dụng thang tựa 8/ Biện pháp chống vật rơi
Sử dụng lưới bảo hiểm đề phòng vật rơi, đồng thời bảo hiểm cho cả công nhân thi công.
An Toàn Điện Là Gì? Các Biện Pháp Đảm Bảo Khi Thi Công
Biện pháp đảm bảo an toàn khi thi công, sửa chữa điện.
Khi làm việc với các thiết bị điện, công tác an toàn khi thi công, lắp đặt điện là điều quan trọng và bắt buộc với các tổ chức cá nhân khi tham gia vào hoạt động này. Việc nắm rõ các kiến thức cơ bản về biện pháp an toàn điện và sử dụng thiết bị điện đúng cách sẽ giúp bạn ngăn ngừa được những sự cố chập điện và đảm bảo an toàn cho cá nhân, tổ chức.
Lưu ý những nguyên nhân gây ra tai nạn điện:
Sửa chữa điện trong khi chưa đóng/ngắt nguồn điện
Kiểm tra các thiết bị điện nhưng lại không dùng dụng cụ hỗ trợ, bảo vệ
Tiếp xúc trực tiếp với các vật mang điện
Sử dụng các thiết bị bị rò rỉ điện
Chạm tay trực tiếp vào ổ điện, dây dẫn điện bị hở hoặc dây điện trần
Tiếp xúc với các phần tử được tách ra khỏi nguồn điện rồi nhưng vẫn còn đang tích điện
Phóng điện hồ quang khi đóng cắt cầu dao điện có tải lớn hay khi ngắn mạch,… các tia hồ quang sinh ra có nhiệt độ cao. Hồ quang điện sẽ gây bỏng nặng và sâu đối với những người trong phạm vi ảnh hưởng, vết thương này rất là khó chữa trị.
Vi phạm khoảng cách an toàn với trạm biến thế và lưới điện cao áp. Đối với điện cao áp hay đường dây cao áp, lúc này điện sẽ bị phóng ra ngoài không khí. Dù bạn chỉ đến gần không tiếp xúc trực tiếp thì vẫn rất nguy hiểm. Ở khoảng cách tiếp xúc đủ ảnh hưởng thì sẽ có hiện tượng phóng điện cao áp, dòng điện lớn sẽ đi qua cơ thể và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Các lưu ý phòng ngừa tai nạn điện
1. Không tiếp xúc với nước
Biện pháp phòng ngừa đầu tiên khi làm việc với các thiết bị điện là không tiếp xúc với nước. Nếu bạn đang thi công ở khu vực có sự tiếp xúc với nước, bạn cần mang giày cao su mọi lúc. Nhưng cần lưu ý tránh đứng trên bề mặt nước hoặc ẩm ướt. Ngoài ra, không được để tay ướt khi làm việc ở gần mạch điện. Luôn có 1 chiếc khăn để lau tay nếu phải tiếp xúc với nước trước khi tiến hành thi công, sửa chữa điện.
2. Kiểm tra dòng điện
Phải tắt nguồn điện trước khi thực hiện thi công hoặc sửa chữa. Đây là cách duy nhất để đảm bảo không có dòng điện chạy qua dây dẫn. Để thêm an toàn, cần đặt một ghi chú ở trên bảng điều khiển dịch vụ để cảnh báo người khác không được bật nguồn. Sử dụng bút thử điện khi kiểm tra dây dẫn và ổ điện. Luôn kiểm tra thiết bị điện trước khi thi công.
Có thể ngăn chặn điện giật xảy ra bằng cách phủ các đầu trần của dây bằng băng keo điện. Nếu bạn lỡ chạm vào dây, thì lớp băng keo sẽ ngăn bạn tiếp xúc với dòng điện và tránh được các sự cố giật điện đáng tiếc xảy ra.
Kiểm tra nguồn điện cẩn thận trước khi thi công sửa chữa các thiết bị điện
3. An toàn cá nhân
Để tránh tai nạn, cần mang ủng cao su, giày có đế cách điện, găng tay cao su cách điện, quần áo bảo hộ và cả kính an toàn. Nếu phải sử dụng thang, nên sử dụng thang gỗ, hạn chế sử dụng thang nhôm hoặc thép vì thang kim loại sẽ dễ dẫn điện nếu có sự cố rò rỉ điện xảy ra.
4. An toàn thiết bị điện
Không sử dụng các thiết bị đã bị hỏng như phích cắm có lớp cách điện kém, hoặc dây điện bị hở. Tốt nhất bạn nên sửa hoặc thay thế thiết bị mới ngay lập tức. Nếu một thiết bị điện tiếp xúc với bất kỳ chất lỏng nào, hãy tắt thiết bị ngay và rút phích cắm. Không sử dụng cho đến khi nào thiết bị điện khô hoàn toàn.
Quy trình ứng dụng biện pháp an toàn điện khi sửa chữa điện:
Đầu tiên: Nắm vững thông tin và kiến thức về cấu tạo, nguyên tắc hoạt động. Các kỹ năng và phương pháp sửa chữa trước khi chạm vào bất kỳ thiết bị hay nguồn điện nào.
Thứ 2: Rút phích cắm đối với các thiết bị điện, ngắt nguồn điện tổng đối với lưới điện.
Thứ 3: Thông báo với mọi người xung quanh về việc sửa điện, hoặc dán ghi chú lên nguồn điện tổng để tránh trường hợp người khác vô ý bật nguồn trở lại. Luôn thực hiện kiểm tra điện trở thiết bị bằng các dụng cụ đo điện trước khi chạm vào.
Thứ 4: Luôn trang bị đầy đủ dụng cụ cách điện trên người như mũ, găng tay hay ván cách điện… Tuyệt đối không chạm vào nguồn điện khi tay ướt. Không sửa điện ở các vị trí ẩm ướt, hoặc nếu có thì phải tăng cường các dụng cụ cách điện để bảo đảm an toàn.
Thứ 5: Luôn kiểm tra rò rỉ điện ở trên bề mặt sản phẩm sau khi đóng điện trở lại. Thực hiện các biện pháp tiếp đất và cách điện cho nguồn điện. Hàn và đóng chặt mối nối, ổ cắm, công tắc, dây điện, tránh để mạch hở ra ngoài gây nguy hiểm cho ai chạm phải.
Spread the love
Bạn đang đọc nội dung bài viết Đảm Bảo An Toàn Nợ Công: Kiểm Soát Chặt Các Chỉ Tiêu trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!