Cập nhật nội dung chi tiết về Công Trình Xanh &Amp; Các Giải Pháp Kiến Trúc mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tác giả: chúng tôi Phạm Đức Nguyên
Khổ sách: 16 x 24 cm
Số trang: 190 trang
Loại bìa: Bìa mềm, tay gập
– Giảng viên Bộ môn kiến trúc – Đại học Bách Khoa Hà Nội (1963 – 1966)
– TS. Phó giáo sư, Giảng viên cao cấp Đại học Xây dựng từ 1966 đến nay.
– Tham gia giảng dạy tại các trường Đại học trong nước : Bách khoa Hà Nội, Xây dựng Hà Nội, Kinh tế quốc dân, Kỹ thuật quân sự….
– Maitre de conference, Đại học tổng hợp Biska, Algeri 1989 – 1991
– Professeur Đại học Tổng hợp Biida, Algerie, 1992 – 1994
– Giảng viên thỉnh giảng Đại học Công nghệ Hoàng gia, Campuchia 2000
– Làm việc hợp tác và trao đổi với các trường ĐH : Kiến trúc Hà Nội, Kiến trúc và Xây dựng Weimar – Cộng hòa Dân chủ Đức, Tổng hợp Laval – Canada, Tổng hợp Kumamoto Nhật Bản,
– Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hội Môi trường xây dựng Việt Nam,
– Phó Chủ tịch Hội đồng xây dựng Việt Nam
– UV BCH Tổng hội Xây dựng Việt Nam
– Hội viên hội kiến trúc sư Việt Nam
– UV Hội đồng kiến trúc xanh, Hội kiến trúc sư Việt Nam.
Cuốn sách giới thiệu những nội dung cơ bản, hình thức hoạt động và kết quả to lớn đạt được của phong trào công trình xanh thế giới (chương 1), trình bày những đặc điểm về khí hậu và truyền thống trong xây dựng của Việt Nam để dẫn đến các chiến lược và giải pháp thiết kế nhằm tạo ra các công trình xanh và khả năng áp dụng chúng ở Việt Nam (chương 2 và 3). Cuối cùng giới thiệu một số công trình với các giải pháp cụ thể đã áp dụng thành công ở nhiều mức độ khác nhau ở Việt Nam và thế giới (chương 4).
Trong chương 1 cuốn sách, Tác giả đã giới thiệu có phân tích, so sánh các hệ thống đánh giá công trình xanh nổi tiếng thế giới và những nghiên cứu đề xuất “Hệ thống tiêu chí công trình xanh Việt Nam” nhằm giúp độc giả – những người thiết kế – lựa chọn các tiêu chí phù hợp nhất để thiết kế công trình đạt chất lượng xanh phù hợp nhất điều kiện chung của Việt Nam và của mỗi địa phương.
Chương 2 trình bày những đặc điểm cơ bản nhất của khí hậu Việt Nam, đồng thời giới thiệu một số kết quả nghiên cứu, phân tích, đánh giá của tác giả về khí hậu sinh học các đô thị nước ta phục vụ công việc thiết kế kiến trúc. Tác giả cũng trình bày cách nhận diện ” phong cách kiến trúc nhiệt đới ẩm” với những nét tương đồng trong kiến trúc – xây dựng truyền thống của các dân tộc Việt Nam.
Trình bày trong chương 3 là các kiến thức khoa học có thể coi là cần thiết và quan trọng nhất, nhưng vừa đủ chiều sâu, để giúp người thiết kế kiến trúc, thiết kế kỹ thuật và xây dựng công trình có thể sáng tạo các giải pháp kiến trúc, cấu tạo và công nghệ nhằm áp dụng có hiệu quả ở Việt Nam. Đặc biệt trong chương 3, Tác giả có đề xuất mới về hai cách tiếp cận kiến trúc khác nhau khi thiết kế hai loại công trình đón nhận tự nhiên và sử dụng hệ thống điều hòa không khí, nhằm đạt hiệu quả cao về sử dụng năng lượng, nhưng tạo được môi trường sống tốt cho con người phù hợp nhất với khí hậu, văn hóa sống và cách ứng xử với thiên nhiên trong xây dựng hàng ngàn năm của người Việ Nam.
Các công trình giới thiệu minh họa ở chương 4 là những công trình mới xây dựng ở trong và ngoài nước những năm gần đây, được coi là thành công, hoặc có thể, còn những khiếm khuyết theo con mắt phê phán của Tác giả.
Cuốn sách cũng đưa vào một số kết quả nghiên cứu của Tác giả và đồng nghiệp trong nhiều năm qua, có những phát hiện và đề xuất mới trong thiết kế công trình, kể cả một số ý tưởng còn chưa được áp dụng thử nghiệm.
Tóm lại, nội dung chủ yếu của cuốn sách là giới thiệu tổng hợp về các giải pháp kiến trúc cơ bản để thiết kế công trình đạt chất lượng xanh, giúp người thiết kế lựa chọn các giải pháp thiết kế phù hợp nhất cho mỗi công trình, mỗi địa phương theo các điều kiện sử dụng, địa hình, khí hậu, lao động và lối sống có thể rất khác nhau.
Mở đầu: Tổng quan về sinh thái và môi trường toàn cầu từ cuối thế kỷ 20, sự quan tâm của thế giới về phát triển bền vững và biến đổi khí hậu
Chương 1: Biến đổi khí hậu và cuộc cách mạng công trình xanh
1.1. Biến đổi khí hậu và vai trò, trách nhiệm của ngành xây dựng
1.2. Công trình xanh – từ một làn sóng đến cuộc cách mạng
1.3. Các hệ thống tiêu chí đánh giá CTX thế giới và Việt Nam
1.4. Quan hệ CTX, kiến trúc xanh và công nghệ môi trường
1.5. Kết quả hoạt động của phong trào CTX một số nước trên thế giới và trong khu vực từ đầu thế kỷ
Chương 2: Đặc điểm về khí hậu và truyền thống trong xây dựng Việt Nam
2.1. Các yếu tố tự nhiên cơ bản tạo thành khí hậu và vai trò của chúng trên lãnh thổ Việt Nam
2.2. Khí hậu các miền, vùng Việt Nam từ góc nhìn xây dựng
2.3. Kiến trúc – xây dựng truyền thống Việt Nam thích ứng với khí hậu và cuộc sống các dân tộc Việt Nam
Chương 3: Các chiến lược và công nghệ thiết kế công trình xanh
3.1. Thiết kế thụ động và áp dụng cho kiến trúc Việt Nam
3.2. Thiết kế chủ động và khả năng áp dụng cho Việt Nam
Chương 4: Các giải pháp xanh trong các công trình trong nước và thế giới
4.1. Vỏ nhà giảm nhận BXMT
4.2. Kiến trúc xâm nhập vào thiên nhiên
4.3. Sân, hiên, giếng trời – tạo “độ rỗng” cho thông thoáng tự nhiên
4.4. Mái xanh, hiên xanh, sân xanh
4.5. Thiết kế sử dụng ánh sáng tự nhiên
4.6. Thiết kế chiếu sáng nhân tạo
PHỤ LỤC ẢNH MÀU
TÀI LIỆU THAM KHẢO
…. Công trình xanh (Green Building) – chính xác hơn là Tòa nhà xanh – là một phong trào hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, mới xuất hiện trên thế giới từ thập niên cuối cùng của thế kỷ 20. Nhưng chỉ sau 20 năm Công trình xanh đã trở thành Cuộc cách mạng (Green Building Revolution) lan rộng trong gần 100 quốc gia trên thế giới, bởi vì Công trình xanh đã góp phần tích cực ứng phó với những vấn đề nan giải, ngăn cản sự phát triển bền vững, được coi là các cuộc khủng hoảng hiện nay trên thế giới…
(Trích: Lời nói đầu, Công trình xanh & các giải pháp kiến trúc, PGS.TS. Phạm Đức Nguyên, NXB Tri Thức 2014)
8 Giải Pháp Phát Triển Công Trình Xanh Tại Việt Nam
Ông Trịnh Tùng Bách, Giám đốc Nghiên cứu và phát triển Công ty CP Đầu tư và thương mại Thủ Đô (Capital House) cho biết, mỗi dự án của Công ty sẽ được áp dụng những tiêu chuẩn xanh phù hợp.
Cụ thể, Quy chuẩn tiết kiệm năng lượng QC09:2013 và Chứng chỉ EDGE là “kim chỉ nam” cho các dự án chung cư giá thấp và trung bình của Capital House. Đối với các dự án văn phòng, hiện Capital House đang triển khai dự án Văn phòng xanh Capital House theo tiêu chuẩn LOTUS của Hội đồng Công trình xanh Việt Nam. Các dự án cao cấp khác có thể sẽ hướng tới những chuẩn quốc tế như LEED (Mỹ) hay Green Mark (Singapore).
Giải pháp giảm tỷ lệ kính/tường
Tỷ lệ kính/tường phù hợp sẽ giúp tối đa hóa ánh sáng ban ngày đồng thời giảm thiểu sự truyền nhiệt không mong muốn, dẫn đến giảm tiêu thụ năng lượng. Điều này là do mặt trời là nguồn sáng mạnh nhất nhưng cũng là nguồn cung cấp nhiệt lượng rất lớn cho toàn bộ công trình.
Do vậy, điều quan trọng là phải cân bằng giữa lợi ích chiếu sáng và thông gió của cửa kính với ảnh hưởng hấp thụ nhiệt trên nhu cầu làm mát hoặc sưởi thụ động.
Cửa sổ thường là điểm yếu nhất trên lớp vỏ công trình vì kính có sức kháng nhiệt thấp hơn nhiều so với các vật liệu xây dựng khác. Dòng nhiệt thoát qua cửa sổ kính nhanh gấp 10 lần một bức tường được cách nhiệt tốt. Vì vậy, tỷ lệ cửa kính trên tường phù hợp sẽ giúp tiết kiệm đáng kể nhiệt lượng sử dụng cho làm mát hoặc sưởi ấm trong công trình.
Ecolife Capitol là dự án đầu tiên Capital House áp dụng tiêu chí này với tỷ lệ cửa sổ trên tường là 31%. Rút kinh nghiệm từ dự án trước, công trình Ecohome Phúc Lợi được triển khai sau đó đã cắt giảm tỷ lệ cửa kính trên tường xuống còn 12,72%.
Yếu tố này giúp các căn hộ trong dự án của Capital House hạn chế được hiện tượng thất thoát năng lượng ra bên ngoài, nhưng vẫn đảm bảo đủ ánh sáng tự nhiên cần thiết cho người sử dụng.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Minh Khoa, Công ty Lính nổi Viglacera cũng cho rằng, theo xu hướng kiến trúc xây dựng hiện đại, các mặt dựng của tòa nhà phải có kính để tạo điểm nhấn mỹ quan nhưng sẽ kéo theo gia tăng nhiệt độ bên trong các tòa nhà.
Các chủ đầu tư hiện nay đang có xu hướng chuyển quan kính tiết kiệm năng lượng nhằm tiết kiệm năng lượng cho công trình, bảo vệ sức khỏe người sử dụng và hiệu quả trong đầu tư.
Giải pháp thông gió tự nhiên
Thông gió tự nhiên, hay còn gọi là hệ thống thông gió thụ động, nghiên cứu áp dụng sự chuyển động của luồng không khí bên ngoài nhà và chênh lệch áp suất giữa các luồng không khí nhằm làm mát và đảm bảo thông thoáng cho ngôi nhà một cách thụ động.
Đây là biện pháp vô cùng hiệu quả, tuy nhiên phải chuẩn bị ngay từ phương án kiến trúc ban đầu. Các dự án đều có thể mở rộng diện tích thông gió tự nhiên ngay từ ý tưởng thiết kế ban đầu mà không làm tăng chi phí. Thông gió tự nhiên cũng giúp cho việc giảm tải nhu cầu tiêu thụ năng lượng điện trong các ngôi nhà/căn hộ.
Giải pháp cách nhiệt tường – mái
Cách nhiệt được sử dụng để ngăn nhiệt truyền từ môi trường bên ngoài vào không gian bên trong (cho các vùng khí hậu ấm) và từ không gian bên trong ra môi trường bên ngoài (cho các vùng khí hậu lạnh). Một công trình cách nhiệt tốt cần ít năng lượng sưởi hoặc làm mát hơn.
Về tường bao ngoài, Capital House đã sử dụng sơn màu sáng làm chủ đạo, có hệ số phản xạ mặt trời (SRI) cao. Các dự án EcoLife Capitol và EcoHome Phúc Lợi của Capital House đều sử dụng sơn ngoài màu trắng có hệ số SRI từ 70 – 75%.
Về mái, Capital House đang sử dụng tấm xốp polyurethane cách nhiệt khá hiệu quả và đạt được QCVN 09:2013 về cách nhiệt mái. Đây là biện pháp có tính khả thi cao và sẽ tiếp tục đươc ứng dụng trong các dự án tiếp theo của Capital House.
Giải pháp sử dụng năng lượng tái tạo
Capital House đã tiến hành sử dụng năng lượng tái tạo ngay từ những dự án đầu tiên của mình là Ecohome 1 và Ecohome 2 và sẽ tiếp tục áp dụng hạng mục năng lượng mặt trời vào các dự án sau đó, cho cả hai dòng sản phẩm là EcoHome và EcoLife của công ty. Capital House sẽ tiếp tục được duy trì giải pháp năng lượng này trong các dự án tiếp theo bởi tính đúng đắn và khả năng mang lại lợi ích trong dài hạn.
Giải pháp sử dụng vật liệu không nung
Vật liệu không nung có rất nhiều ưu điểm, đặc biệt là góp phần to lớn trong bảo vệ môi trường. Với lợi ích to lớn góp phần tiết kiệm tài nguyên, đặc biệt là đất nông nghiệp, giảm thiểu khí phát thải gây ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xử lý phế thải của các ngành công nghiệp, tiết kiệm nhiên liệu than, đem lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn xã hội, vật liệu xây không nung đã được phát triển ở nhiều nước trên thế giới từ lâu.
Ưu điểm của gạch không nung so với gạch nung là rất lớn, tuy nhiên lại có nhược điểm không thể khắc phục, đó là khả năng bị nứt. Gạch không nung của các nhà cung cấp ở Việt Nam vẫn chưa đạt được chất lượng như mong muốn. Hiện tượng thấm, nứt vẫn xảy ra khá nhiều và khó kiểm soát.
Trong quá trình nghiên cứu và phát triển, Capital House đã ứng dụng bước đầu được tấm tường bê tông Acotec, công nghệ từ đất nước Phần Lan. Tấm tường đã khắc phục được hầu hết các nhược điểm của gạch không nung đã sử dụng, đồng thời đẩy nhanh được quá trình thi công đồng thời không hề làm tăng chi phí đầu tư.
Theo ông Nguyễn Bá Dương – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc CotecCons Group cũng chia sẻ, muốn xanh phải sạch, và sử dụng nguyên liệu không nung. Cách đây 15 năm, CotecCons đã sử dụng công nghệ mới trong xây dựng nên rất ít xà bần. Công trình Xanh quan trọng nhất là chủ đầu tư có dám làm, dám hy sinh cho cộng đồng.
Sử dụng kính tản nhiệt low-e
Kính tản nhiệt với lớp phủ low-e là một biện pháp vô cùng hiệu quả. Với đặc điểm cấu tạo đặc biệt, kính low-e hạn chế rất nhiều nhiệt từ mặt trời chiếu qua cửa kính mà không làm giảm cường độ ánh sáng truyền qua. Dù giá thành của kính low-e là khá cao so với kính thường, tuy nhiên nếu xét về tổng thể tiết kiệm năng lượng, giảm tải hệ thống điện làm mát… sẽ góp phần giảm chi phí vận hành đi rất nhiều.
Giải pháp kết cấu chắn nắng
Đây là biện pháp không quá tốn kém nhưng lại rất hiệu quả, vừa có tác dụng ngăn bớt bức xạ mặt trời chiếu vào phòng, vừa chắn được mưa hắt.
Các dự án thuộc dòng sản phẩm EcoHome của Capital House sẽ tiếp tục thực hiện biện pháp này trong tương lai
Giải pháp tiết kiệm nước
Cạn kiệt nguồn nước sạch đang là vấn đề mà toàn nhân loại phải đối mặt. Đây là vấn đề rất cấp bách mà toàn nhân loại cần chung tay giải quyết. Trước thực trạng này, Capital House đã và đang nỗ lực hết sức mình để tiết kiệm nguồn nước ngay trong từng dự án. Tất cả các thiết bị vệ sinh từ bồn cầu đến sen tắm, vòi bếp, vòi rửa tay tại các dự án của Capital House đều là các sản phẩm đặc biệt tiết kiệm nước.
Ngoài ra Capital House cũng áp dụng các biện pháp tưới cây nhỏ giọt theo công nghệ Israel cho cảnh quan, sân vườn tiết kiệm tới 30%-50% so với biện pháp tưới nước thông thường.
Giải Pháp Quy Hoạch Và Phát Triển Đô Thị Bền Vững Trong Tạo Lập Công Trình Xanh
Trong lĩnh vực quy hoạch, khái niệm thiết kế đô thị bền vững (sustainable urban design) không chỉ là đô thị có nhiều màu xanh, nhiều cây xanh, mà còn phải là quy hoạch có địa điểm bền vững; bảo vệ và sử dụng hiệu quả nguồn nước, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tự nhiên: năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng tái tạo; tiết kiệm nguồn tài nguyên; bảo tồn đa dạng sinh thái, thân thiện môi trường….
Trong đó không thể thiếu các công trình sinh thái, Công trình Xanh, các thảm thực vật tạo nên một quần thể có khả năng tự duy trì và phát triển, có tác động qua lại với cuộc sống con người.
Như vậy có thể nói đô thị xanh, đô thị sinh thái chính là mục tiêu của phát triển bền vững.
Về tổ chức không gian trong quy hoạch chung xây dựng đô thị cần phải tận dụng các lợi thế về kinh tế, xã hội, hạ tầng kỹ thuật, môi trường và điều kiện tự nhiên (địa hình, địa chất, thủy văn, khí hậu). Cấu trúc phát triển không gian đô thị phải được xác định trên cơ sở khung thiên nhiên của đô thị, các điều kiện hiện trạng, tiềm năng phát triển đô thị; phải đảm bảo đô thị phát triển bền vững, năng động, hiệu quả.
Quy hoạch đô thị phải tạo ra các không gian xanh, không gian mặt nước hài hòa giữa môi trường đô thị với thiên nhiên. Các không gian xanh cần có sự liên hệ mật thiết với nhau, kết nối giữa các công trình kiến trúc riêng lẻ với không gian xanh chung của mỗi khu vực, mỗi khu chức năng. Tỷ lệ đất dành cho không gian xanh cần đạt ở mức từ 25-40% tổng diện tích đất tùy từng khu vực, bao gồm cả cây xanh công cộng, cây xanh trong các khu nhà riêng biệt, cây trồng 2 bên vỉa hè, thảm cỏ…
Mỗi đơn vị ở được xây mới phải có tối thiểu một công trình vườn hoa (có thể kết hợp với sân thể thao ngoài trời và điểm sinh hoạt cộng đồng) phục vụ chung cho toàn đơn vị ở với quy mô tối thiểu là 5.000m2 (theo QCXDVN 01: 2008/BXD). Không gian xanh cần được kết nối với các không gian công cộng để tạo lập các không gian phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, thể dục thể thao, giao tiếp và các hoạt động khác của người dân đô thị.
Đối với các diện tích mặt nước không thường xuyên có nước, cần phải có các giải pháp quy hoạch đảm bảo cảnh quan môi trường. Cần áp dụng công nghệ tưới tiêu tự động để tiết kiệm nước và tái sử dụng nguồn nước mưa, nước thải sinh hoạt đã qua xử lý để phục vụ tưới cây, rửa đường…
Trên các tuyến đường giao thông, tăng cường hệ thống cây xanh bóng mát hai bên đường. Tất cả các tuyến đường cấp phân khu vực trở lên đều phải trồng cây xanh đường phố, kết hợp với thảm thực vật xanh kết nối giữa đường giao thông và các công trình xây dựng.
Quy hoạch hệ thống đường giao thông đảm bảo tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí đi lại giữa các khu vực chức năng khác nhau trong đô thị. Các công trình dịch vụ đô thị phục vụ trong đơn vị ở (trường học, chợ…) cần đảm bảo bán kính phục vụ không quá 500m-1000m để việc đi lại trong đô thị có thể giải quyết bằng đi bộ hoặc xe đạp, phương tiện giao thông công cộng.
Hạn chế tối đa di chuyển bằng xe máy, ô tô cá nhân. Sử dụng các phương tiện giao thông tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng sạch như xăng sinh học, ga sinh học, các loại ô tô vận tải công cộng chạy điện. Cần quy hoạch đường dành riêng cho người đi bộ và các phương tiện không gây ô nhiễm môi trường như xe buýt chạy bằng nhiên liệu sạch, xe đạp, xe đạp điện…
Sử dụng công nghệ thông tin và các công nghệ tiên tiến khác trong việc xây dựng hệ thống giao thông thông minh trong điều hành, quản lý giao thông, cung cấp thông tin giao thông cho các phương tiện tham gia giao thông, kiểm soát nguồn phát thải từ các phương tiện giao thông…
Về quy hoạch hệ thống thoát nước: Cần tận dụng tối đa điều kiện địa hình tự nhiên trong việc quy hoạch thoát nước mặt và thoát nước thải sinh hoạt, sản xuất…; Cần lựa chọn giải pháp công nghệ xử lý nước thải tiết kiệm năng lượng, chi phí vận hành, vệ sinh môi trường; Tận dụng tối đa hệ thống ao hồ tự nhiên, ao hồ nhân tạo phù hợp, xây dựng hồ điều hòa vừa tạo cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái vừa tạo nguồn nước dự trữ phục vụ công tác vệ sinh môi trường, tưới cây…; Tiết kiệm và giảm thất thoát nguồn nước sạch dùng cho sinh hoạt.
Đẩy mạnh công tác đánh giá tác động môi trường trong đồ án quy hoạch. Quy hoạch khu tập kết rác thải phải hợp lý, an toàn, đảm bảo vệ sinh môi trường. Khi chọn địa điểm xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn, phải nghiên cứu khả năng phục vụ cho liên vùng các đô thị gần nhau, tạo thuận lợi cho đầu tư hạ tầng kỹ thuật, giảm nhu cầu chiếm đất và ô nhiễm môi trường. Các cơ sở xử lý chất thải rắn của đô thị phải được bố trí ở ngoài phạm vi đô thị, cuối hướng gió chính, cuối dòng chảy.
Xung quanh cơ sở xử lý chất thải rắn phải trồng cây xanh cách ly. Công nghệ xử lý chất thải rắn không được gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt và môi trường không khí xung quanh. Để ứng dụng công nghệ xử lý rác thải tiên tiến, rác thải cần được tổ chức phân loại tại nguồn: rác thải hữu cơ, rác thải vô cơ có thể tái sử dụng và rác thải nguy hại.
Về kiến trúc công trình: Do đặc điểm địa hình, khí hậu Việt Nam, nên bố cục công trình cần phù hợp với điều kiện khí hậu của khu vực quy hoạch. Xây dựng công trình với mật độ, hệ số sử dụng đất hợp lý để có thêm quỹ đất tạo lập công trình công cộng phục vụ cộng đồng.
Bố cục quy hoạch công trình cần được nghiên cứu trên cơ sở phân tích về các điều kiện vi khí hậu của khu đất, lựa chọn giải pháp tối ưu về bố cục công trình để hạn chế tác động xấu của hướng nắng, hướng gió, hạn chế tối đa nhu cầu sử dụng năng lượng cho mục đích làm mát hoặc sưởi ấm trong công trình.
Tạo lập cảnh quan không gian kiến trúc xanh, sạch, đẹp, kết nối hài hòa công trình xây dựng và các khu công viên cây xanh, thảm thực vật, vườn hoa, sông ngòi, ao hồ. Tôn trọng địa hình, cảnh quan hiện hữu, tránh san lấp làm biến dạng địa hình tự nhiên…
Việc định vị công trình theo hướng Đông, Đông – Nam rất thuận lợi cho việc thông thoáng, làm mát về mùa hè. Cấu trúc hình khối không gian nên theo hướng đóng – mở liên hoàn vừa tạo được sự lưu thông của không khí vừa tạo được một lợi thế lớn trong việc tiết kiệm năng lượng, chiếu sáng, điều hòa không khí…. Tránh việc hình thành hiệu ứng “đảo nhiệt”, do nhiệt độ cao của mặt đường giao thông, vỉa hè, quảng trường, mặt ngoài công trình… dưới tác động của ánh nắng mặt trời cùng các hoạt động sinh hoạt, sản xuất, giao thông của con người làm cho không gian đô thị bị nóng lên bất thường.
Việc quy hoạch thảm cỏ, hồ nước, cây xanh bóng mát kết hợp với thông gió tự nhiên là biện pháp hữu hiệu giảm thiểu hiệu ứng “đảo nhiệt” trong đô thị. Tăng cường các khu cây xanh tập trung, thảm thực vật tại những khu đất ít thuận lợi cho xây dựng.
Trong đầu tư mới các dự án, cần kết nối với các tiện ích, dịch vụ công cộng với cơ sở hạ tầng và dịch vụ sẵn có nhằm tạo hiệu quả cao nhất cho đầu tư xây dựng và sử dụng các tiện ích công cộng, phục vụ dân cư đô thị trên địa bàn hay nhiều khu vực đô thị khác nhau.
Để giảm thiểu tối đa tác động có hại của biến đổi khí hậu như gió bão, ngập lụt, hạn hán, nước biển dâng, biến đổi hệ sinh thái…; công tác lập, quản lý quy hoạch đô thị cần lồng ghép các nội dung xây dựng thích ứng biến đổi khí hậu như: Lựa chọn cao độ san nền khống chế, cao độ xây dựng phù hợp, thích ứng với mưa bão, ngập lụt và nước biển dâng. Chọn giải pháp kết cấu, vật liệu, công nghệ xây dựng công trình chịu tác động gió bão, mưa nắng, xâm nhập mặn, hạn hán.
Đối với đô thị bền vững về môi trường phải đảm bảo sự cân bằng sinh thái, cân bằng giữa môi trường tự nhiên và nhân tạo, không tác động ảnh hưởng tới môi trường thiên nhiên, bảo vệ hệ sinh thái. Sử dụng tài nguyên, năng lượng, đất đai, nguồn nước có hiệu quả thiết thực; Bảo đảm môi trường đô thị xanh, sạch đẹp, giảm thiểu ô nhiễm gây ra bởi sản xuất, sinh hoạt, giao thông…
Về xã hội phải đảm bảo sự phát triển hài hòa cân đối, công bằng xã hội giữa các cộng đồng, đáp ứng các nhu cầu vật chất, tinh thần đa dạng, phong phú của mọi tầng lớp xã hội, phát huy tối đa mọi tiềm lực con người trong môi trường đô thị…
Về kinh tế phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định, thu nhập ngày càng tăng cho người dân. Giảm thiểu sự phân hóa giàu nghèo. Khai thác hiệu quả nguồn lực con người. Tạo công ăn việc làm cho mọi người dân phù hợp với trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, tài năng. Về kỹ thuật, khoa học công nghệ phải đảm bảo sự ứng dụng kỹ thuật, khoa học công nghệ tiên tiến, công nghệ thông minh phù hợp với điều kiện khách quan, cụ thể của Việt Nam trong đô thị trên mọi lĩnh vực như xây dựng và quản lý dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Công trình Xanh trong không gian xanh đang là cách mà nhiều nước trên thế giới đã và đang thực hiện. Để có Công trình Xanh thì ngay từ khâu lựa chọn địa điểm xây dựng đã phải khai thác và tận dụng tối đa điều kiện cụ thể, thuận lợi của địa điểm xây dựng công trình, không hủy hoại hoặc làm biến đổi đặc điểm môi trường hiện hữu. Có giải pháp bảo tồn và khôi phục đa dạng sinh thái, đảm bảo tỷ lệ cây xanh trong khu vực xây dựng, tăng cường phát triển thảm thực vật, có hệ thống cây xanh từ công trình tới đường phố, không gian đô thị.
Việc trồng cây trên mái và các tầng nhà, sử dụng vườn “treo” trên mặt tiền công trình, cây xanh nội thất… cũng là giải pháp hữu hiệu, vừa tăng cường cách nhiệt, chống tác động bức xạ nhiệt đến công trình, vừa tạo không gian xanh. Giảm thiểu chất thải, ô nhiễm và những nguyên nhân làm suy thoái môi trường. Tăng cường thông gió và chiếu sáng tự nhiên, tiện nghi vi khí hậu trong công trình, tiếng ồn…
Có giải pháp sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguồn nước. Tăng cường việc kiểm soát, lưu giữ và sử dụng nước mưa, áp dụng công nghệ xử lý nước thải để tái sử dụng… Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện cho chiếu sáng, điều hòa không khí, đun nước nóng, thiết bị quản lý năng lượng và vận hành công trình. Giảm thiểu sử dụng năng lượng có nguồn gốc hóa thạch, tăng cường sử dụng năng lượng mặt trời, gió, địa nhiệt.
Về vật liệu xây dựng, cần sử dụng vật liệu có nguồn gốc tự nhiên, vật liệu có sẵn tại địa phương, vật liệu thân thiện với môi trường, vật liệu ít tiêu tốn ít năng lượng. Tránh lạm dụng quá nhiều kính trong việc thiết kế mặt ngoài công trình để giảm thiểu tác hại tăng nhiệt độ công trình do hiệu ứng “nhà kính” và tốn năng lượng điện để làm mát công trình.
Lớp vỏ công trình phải được thiết kế và xây dựng nhằm đảm bảo yêu cầu thông thoáng tự nhiên; có khả năng cách nhiệt và giảm thiểu gió lạnh vào mùa đông; giảm thiểu bức xạ mặt trời xâm nhập vào bên trong công trình và lựa chọn các vật liệu thích hợp để tăng hiệu suất sử dụng năng lượng cho công trình.
Cuối cùng để có quy hoạch phát triển bền vững và Công trình Xanh cần tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia, lồng ghép các chương trình tiết kiệm năng lượng, Công trình Xanh vào quy hoạch đô thị, chiến lược phát triển… giúp đạt được các tiêu chí thành phố xanh, thành phố sinh thái. Việc phát triển đô thị bền vững, hay thành phố xanh, thành phố sinh thái là khái niệm mới và nếu được ứng dụng tại Việt Nam sẽ tạo thành bước chuyển biến lớn trong chất lượng quy hoạch đô thị.
Trong lĩnh vực BĐS hiện nay, Công trình Xanh cũng đã có vị thế nhất định trên thị trường. Đôi khi nó đã trở thành lợi thế cạnh tranh của các dự án BĐS nhằm đem là cơ hội đầu tư và đem lại lợi ích không chỉ cho bản thân doanh nghiệp, khách hàng mà còn cho cả xã hội.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng những mảng xanh trong chính môi trường sống ảnh hưởng rất tích cực đến tâm trạng, giúp giảm căng thẳng và nâng cao chất lượng cuộc sống. Bởi thế, nhiều chủ đầu tư đã sẵn sàng đầu tư thêm kinh phí để mang lại lợi ích bền lâu cũng như cuộc sống đích thực cho người sử dụng. Để chi phí không là rào cản thì cần xây dựng các cơ chế khuyến khích, đồng thời xây dựng những giải pháp có chi phí thấp, giúp tiết kiệm chi phí vận hành nhưng vẫn làm gia tăng giá trị của căn hộ.
Việc phát triển Công trình Xanh sẽ khuyến nghị những nhà sản xuất tuân thủ quy trình và chất lượng theo chuẩn mực xanh, và kéo theo sự phát triển của các ngành công nghệ xanh, vật liệu xanh… nhằm hoàn thiện toàn diện các yếu tố bền vững cho phát triển kinh tế, tài nguyên và môi trường cho các thế hệ mai sau./.
KTS. Trần Ngọc Chính – Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam/ Theo Reatimes
Công Ty Tnhh Mt Giải Pháp Xanh
(1) Điểm b, Khoản 4, điều 63 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định: Doanh nghiệp báo cáo và thực hiện việc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày nhận được thông báo trong trường hợp nội dung đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế của doanh nghiệp chưa thống nhất. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện theo yêu cầu tại điểm này thì sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 165 Luật Doanh nghiệp.
(2) Điểm a, Khoản 2, Điều 47, Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định: Trường hợp doanh nghiệp chỉ cập nhật, bổ sung những thông tin về số điện thoại, số fax, email, website, địa chỉ của doanh nghiệp do thay đổi về địa giới hành chính, thông tin về chứng minh nhân dân, địa chỉ của cá nhân trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp gửi Thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục II-5 ban hành kèm theo Thông tư này đến Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Phòng Đăng ký kinh doanh nhận thông báo và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Trong trường hợp này, doanh nghiệp không phải trả phí.
(3) Điểm b, Khoản 2, Điều 47, Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định: Trường hợp doanh nghiệp chỉ cập nhật, bổ sung các thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mà không làm thay đổi nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp gửi Thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục II-5 ban hành kèm theo Thông tư này đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Phòng Đăng ký kinh doanh bổ sung thông tin vào hồ sơ của doanh nghiệp và cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp này, doanh nghiệp không phải trả phí.
(4) Điều 23, Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định: Trường hợp doanh nghiệp thay đổi nội dung đăng ký thuế mà không thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế theo mẫu quy định tại Phụ lục II-6 ban hành kèm theo Thông tư này.
(5) Đề nghị Quý Doanh nghiệp khi thực hiện đính hoặc bổ sung thông tin về đăng ký doanh nghiệp mang theo thông báo “V/v rà soát, cập nhật thông tin về đăng ký doanh nghiệp” trên website https://hieudinh.dangkykinhdoanh.gov.vn/ và bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,đăng ký thuế.
(6) Quý Doanh nghiệp có thể truy cập theo địa chỉ https://hieudinh.dangkykinhdoanh.gov.vn/ hoặc https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ để biết thêm thông tin chi tiết và tải các mẫu thông báo:
Thông báo cập nhật thông tin về đăng ký doanh nghiệp;
Phụ lục II-5;
Phụ lục II-6.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Công Trình Xanh &Amp; Các Giải Pháp Kiến Trúc trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!