Cập nhật nội dung chi tiết về Chú Trọng Phát Triển Đảng Trong Doanh Nghiệp Tư Nhân mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
.
Nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, thời gian qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng đã thường xuyên quan tâm kiện toàn, củng cố các đảng bộ, chi bộ cơ sở trực thuộc. Đồng thời, đề ra nhiều chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp trong công tác phát triển Đảng khu vực doanh nghiệp tư nhân.
Kết nạp đảng viên mới ở Chi bộ Công ty Cổ phần rượu bia Đà Lạt thuộc Đảng bộ Khối Doanh nghiệp tỉnh
Đảng bộ Khối Doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng hiện có 63 tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) trực thuộc với 1.915 đảng viên. Trong đó, có 39 TCCSĐ trong doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài với 605 đảng viên.
Để tổ chức Đảng trong doanh nghiệp ngày càng phát triển và hoạt động có hiệu quả, Ban Bí thư Trung ương đã ban hành các quy định về chức năng, nhiệm vụ của TCCSĐ trong các loại hình doanh nghiệp, trong đó có loại hình tổ chức đảng trong doanh nghiệp tư nhân. Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng cũng đã ban hành các chương trình, kế hoạch để phát triển Đảng trong khu vực kinh tế tư nhân. Trên cơ sở đó, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh đã cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch, đưa việc phát triển tổ chức đảng trong doanh nghiệp tư nhân vào nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Khối qua các nhiệm kỳ. Cụ thể, thời gian qua, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo cấp ủy, các TCCSĐ tập trung đẩy mạnh công tác phát triển Đảng trong các doanh nghiệp nói chung và khu vực doanh nghiệp tư nhân nói riêng. Song song với đó là không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để các cán bộ lãnh đạo, công nhân, lao động trong doanh nghiệp tư nhân có nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí của các TCCSĐ trong doanh nghiệp. Đặc biệt, thường xuyên chỉ đạo các cấp ủy đảng trực thuộc chủ động đổi mới nội dung sinh hoạt chi bộ. Các nội dung sinh hoạt phải phù hợp với mục tiêu chung là nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh để chủ doanh nghiệp thấy được lợi ích thiết thực của việc thành lập TCCSĐ, từ đó tạo thuận lợi cho quá trình hoạt động.
Các TCCSĐ, đảng viên trong các doanh nghiệp đã phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của mình, đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của mình.
Đảng ủy Khối Doanh nghiệp cho biết, thời gian qua, hoạt động của các doanh nghiệp trong Khối luôn gắn liền với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn người lao động tại địa phương. Bên cạnh đó, thông qua các TCCSĐ, chủ doanh nghiệp có thể kiến nghị những khó khăn, vướng mắc của đơn vị mình đến cơ quan có thẩm quyền để xem xét, tháo gỡ giúp doanh nghiệp phát triển. Tính tiên phong, gương mẫu của đảng viên cũng như vai trò lãnh đạo của các TCCSĐ đã góp phần tích cực vào sự ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đó cũng là điều kiện tốt để tạo thuận lợi cho công tác phát triển Đảng trong các doanh nghiệp tư nhân. Từ năm 2010 đến nay, Đảng bộ Khối Doanh nghiệp tỉnh đã phát triển được 13 chi bộ cơ sở trong doanh nghiệp tư nhân. Trong nhiệm kỳ 2015 – 2020, Đảng ủy Khối đã tổ chức 10 lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng cho 832 quần chúng ưu tú và kết nạp được 541 đảng viên mới, trong đó có 120 đảng viên trong doanh nghiệp tư nhân.
Đồng chí Trần Tưởng – Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng cho biết, để tiếp tục thực hiện tốt công tác phát triển Đảng trong doanh nghiệp tư nhân, Đảng ủy Khối đã đưa ra nhiều nhiệm vụ giải pháp để thực hiện trong thời gian tới. Trong đó có những giải pháp chủ yếu như chú trọng chăm lo, xây dựng tổ chức đảng trong doanh nghiệp tư nhân hiện có thuộc Đảng bộ Khối thực sự là hạt nhân chính trị trong doanh nghiệp. Từ đó, phát huy đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đảng, tính tiền phong gương mẫu của đảng viên để đóng góp tích cực vào sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân, tạo được sự khác biệt giữa doanh nghiệp tư nhân có tổ chức đảng và doanh nghiệp chưa có tổ chức đảng. Đảng ủy Khối cũng chủ động nắm bắt thông tin, giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển. Đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động của công tác xây dựng Đảng nói chung và công tác tạo nguồn, phát triển Đảng nói riêng.
Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh cho biết thêm, thời gian tới, Đảng ủy Khối tiếp tục chỉ đạo các cấp ủy đảng trực thuộc chú trọng nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ gắn với nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị; xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh, đoàn kết, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đảng viên, nâng cao vị trí, vai trò của tổ chức đảng trong doanh nghiệp. Ngoài ra, Đảng ủy Khối cũng chỉ đạo các đồng chí bí thư chi bộ phải tích cực, chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người lao động để có kế hoạch tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục đối với từng người cụ thể. Phải làm cho quần chúng thấy rõ trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ và vinh dự của công dân khi trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
ĐẢNG BỘ KHỐI DOANH NGHIỆP TỈNH: Kết nạp được 82 đảng viên mới
Thực hiện Chương trình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở đảng, đoàn thể chính trị – xã hội trong các doanh nghiệp tư nhân, phát triển đảng viên, tổ chức đảng trong khu vực kinh tế tư nhân; thời gian qua, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh luôn chú trọng củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng. Năm 2019, toàn Đảng bộ Khối đã xét và kết nạp được 82 đảng viên mới, vượt kế hoạch đề ra. Đảng ủy Khối cũng quyết định nâng cấp 1 chi bộ cơ sở thành đảng bộ cơ sở; chuyển 1 đảng bộ thành chi bộ cơ sở do không còn đủ số lượng đảng viên theo quy định; thành lập mới 2 chi bộ cơ sở, trong đó có 1 doanh nghiệp tư nhân và 1 tổ chức tín dụng.
Tính đến hết năm 2019, Đảng bộ Khối Doanh nghiệp tỉnh có 63 tổ chức cơ sở đảng với 19 đảng bộ, 44 chi bộ cơ sở, 127 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở, với tổng số 1.915 đảng viên.
NGUYỄN NGHĨA
DUY DANH
Giải Pháp Phát Triển Tổ Chức Đảng, Đảng Viên Trong Doanh Nghiệp Tư Nhân, Doanh Nghiệp Nước Ngoài
Theo đánh giá chung của Kết luận này, sau hơn 10 năm thực hiện Đề án “Phát triển đảng viên, tổ chức Đảng trong các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2014 – 2020” (gọi tắt là Đề án 5155), ban hành kèm Quyết định số 5155-QĐ/TU, ngày 08/02/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, công tác xây dựng Đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đạt được một số kết quả khá tốt.
Số tổ chức đảng, các đoàn thể và số lượng đảng viên, đoàn viên trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên. Một số tổ chức đảng, đoàn thể nhân dân trong doanh nghiệp đã thể hiện được vai trò vị trí, góp phần tích cực vào sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, công tác xây dựng Đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn nhiều mặt hạn chế. Một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa quán triệt đầy đủ, sâu sắc yêu cầu, nội dung Đề án. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ và thiếu đồng bộ; việc thành lập mới tổ chức đảng, kết nạp đảng viên, đoàn viên, hội viên trong các doanh nghiệp còn thấp, chưa đạt chỉ tiêu Đề án.
Nhìn chung, vai trò của tổ chức đảng trong doanh nghiệp còn mờ nhạt, nội dung, phương thức hoạt động còn lúng túng, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công tác xây dựng Đảng, đoàn thể trong tình hình mới; số doanh nghiệp chưa có tổ chức đảng và đoàn thể còn rất nhiều.
Kết luận cũng đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới như sau:
1. Về quan điểm, mục tiêu:
– Công tác vận động thành lập tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp phải thực hiện theo 2 hướng: (1) Từ phong trào công nhân và người lao động; (2) Từ chủ doanh nghiệp, lãnh đạo doanh nghiệp, đội ngũ cốt cán trong doanh nghiệp; từ đó vận động thành lập các tổ chức chính trị – xã hội, thành lập tổ chức Đảng đúng bản chất của giai cấp công nhân và người lao động phù hợp với tình hình hiện nay, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
– Phấn đấu từ nay đến năm 2025, có từ 30 – 40% doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kết nạp được đảng viên và thành lập được tổ chức đảng.
2. Về nhiệm vụ, giải pháp:
Tiếp tục bám sát các các nhiệm vụ, giải pháp được nêu tại Báo cáo số 608-BC/TU, ngày 11/5/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đồng thời yêu cầu các cơ quan, đơn vị; các huyện, thành, thị ủy, đảng ủy trực thuộc căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt một số nội dung sau:
– Chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng, các cơ sở đào tạo nghề, tăng cường công tác phát triển Đảng trong sinh viên, học sinh, nhằm mục đích vừa bổ sung lực lượng lao động được đào tạo, vừa là đảng viên cho doanh nghiệp.
– Nghiên cứu, đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức phổ biến, tuyên truyền học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng phù hợp với đặc thù của các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn nước ngoài.
Lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội, nhất là công đoàn, đoàn thanh niên, hội liên hiệp phụ nữ trong việc vận động thành lập và hướng dẫn các đoàn thể đổi mới hình thức, phương pháp, nâng cao hiệu quả hoạt động, bảo đảm phù hợp, thiết thực trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
– Tăng cường chỉ đạo tổ chức các diễn đàn, các cuộc tọa đàm, trao đổi, đối thoại giữa các doanh nghiệp với cấp ủy, chính quyền các cấp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp bảo đảm kịp thời, thiết thực, hiệu quả.
2.7. Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh; các huyện, thành, thị ủy
– Cụ thể hóa chỉ tiêu phát triển tổ chức đảng, đảng viên trong doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào nội dung nghị quyết đại hội Đảng các cấp để tập trung phấn đấu thực hiện. Kiện toàn ban chỉ đạo phát triển tổ chức đảng, đảng viên ở các huyện, thành, thị ủy; Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh để tham mưu kịp thời cho cấp ủy các cấp chỉ đạo tổ chức triển khai, thực hiện nghị quyết.
2.8 Các đoàn thể chính trị – xã hội cấp tỉnh, cấp huyện
– Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đảng; tích cực xây dựng, phát triển tổ chức đảng, đảng viên trong các đơn vị kinh tế tư nhân, cụ thể:
+ Đối với các doanh nghiệp đã có tổ chức đảng: Các cấp ủy, tổ chức đảng tiến hành rà soát, nắm chắc số lượng, đánh giá kỹ thực trạng tổ chức và hoạt động của tổ chức đảng, đề ra giải pháp cụ thể, phù hợp để củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động. Căn cứ Quy định của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp để hướng dẫn nội dung, hình thức sinh hoạt đảng phù hợp với điều kiện, đặc điểm, tình hình của từng loại hình doanh nghiệp.
+ Đối với doanh nghiệp chưa có tổ chức đảng, cấp ủy các huyện, thành, thị ủy tập trung chỉ đạo cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc rà soát, nắm chắc số đảng viên đang làm việc ổn định trong các doanh nghiệp, nhưng vẫn sinh hoạt đảng ở nơi khác, nếu có đủ 3 đảng viên chính thức trở lên và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ổn định thì tiến hành thành lập chi bộ; nếu chưa đủ số lượng đảng viên để thành lập chi bộ thì chuyển số đảng viên này về sinh hoạt với một tổ chức đảng phù hợp và tích cực chuẩn bị các điều kiện để thành lập chi bộ.
+ Đối với những doanh nghiệp chưa có đảng viên, nhưng có tổ chức công đoàn thì cấp ủy cơ sở nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính phân công cấp ủy viên và đảng viên có kinh nghiệm phối hợp với các đoàn thể trong doanh nghiệp phát hiện, bồi dưỡng, tạo nguồn kết nạp đảng viên.
– Chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ các tổ chức đoàn thể trong việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để đưa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống, động viên người lao động chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của doanh nghiệp, thi đua lao động sản xuất, nâng cao tay nghề; tích cực tham gia các đoàn thể và phấn đấu trở thành đảng viên; đồng thời góp phần giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
– Chú trọng nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của các tổ chức đoàn thể hiện có trong các doanh nghiệp:
+ Liên đoàn Lao động tỉnh: Tăng cường đẩy mạnh hoạt động tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp, chú trọng thành lập mới tổ chức công đoàn tại các doanh nghiệp có đủ điều kiện theo quy định tại Luật Công đoàn, Luật Lao động…
+ Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh: Phát huy vai trò xung kích, đẩy mạnh các hoạt động tuổi trẻ, lấy đoàn viên làm nòng cốt để tập hợp, xây dựng tổ chức Đoàn, Hội trong doanh nghiệp.
+ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh: Tăng cường các hoạt động của phụ nữ để từ đó tổ chức xây dựng, thành lập tổ chức Hội trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Nhiệm Vụ Và Giải Pháp Phát Triển Đảng Trong Các Doanh Nghiệp Tư Nhân
Phát triển đảng trong các doanh nghiệp tư nhân là một nhiệm vụ quan trọng nhằm xây dựng, củng cố tổ chức đảng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong các doanh nghiệp tư nhân thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, thực tế việc này gặp không ít khó khăn, thách thức, do đó, trong thời gian tới cần có những giải pháp đồng bộ để công tác phát triển đảng trong các doanh nghiệp tư nhân đạt kết quả như mong muốn.
Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Hà Ban, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương về nội dung này.
* Xin đồng chí cho biết, tình hình phát triển đảng trong các doanh nghiệp tư nhân hiện nay như thế nào?
– Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Hà Ban: Thực hiện Kết luận số 80-KL/TW, ngày 29/7/2010 của Ban Bí thư (khóa X) về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII), Đảng và Nhà nước ta đã ban hành hệ thống văn bản khá đồng bộ, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để xây dựng, củng cố tổ chức đảng trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, trong đó có doanh nghiệp tư nhân.
Tính đến ngày 30/6/2015, cả nước có 134.036 đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, tăng 104.577 đảng viên so với 31/12/2008. 13.465 doanh nghiệp tư nhân có chi bộ đảng (số liệu đến ngày 31/12/2015), chiếm 3,47% trong tổng số doanh nghiệp (388.232 doanh nghiệp tư nhân). Trong đó, tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có vốn nhà nước dưới 50% có 9.032 chi bộ (1.907 chi bộ cơ sở và 7.125 chi bộ trực thuộc); tại các doanh nghiệp tư nhân có 4.433 chi bộ (có 1.613 chi bộ cơ sở và 2.820 chi bộ trực thuộc).
Nhiều tỉnh ủy, thành ủy đã chú trọng công tác xây dựng tổ chức đảng và phát triển đảng viên trong doanh nghiệp tư nhân, điển hình như Hà Nội trong 5 năm đã thành lập 748 tổ chức đảng mới, kết nạp 4.880 đảng viên; Lào Cai thành lập 16 tổ chức đảng mới, kết nạp 238 đảng viên; Thái Bình thành lập 127 tổ chức đảng mới, kết nạp 1.300 đảng viên…
Hầu hết các tỉnh ủy, thành ủy đã thành lập đảng bộ khối doanh nghiệp trực thuộc tỉnh, thành ủy. Những địa phương có nhiều Khu công nghiệp, Khu chế xuất tập trung như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Hải Phòng… đã thành lập đảng bộ các Khu công nghiệp, Khu chế xuất trực thuộc tỉnh ủy, thành phố, một số quận, huyện thành lập đảng bộ cơ sở khối doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước trực thuộc quận, huyện ủy…
Số lượng đảng viên làm kinh tế tư nhân tăng đáng kể. Trước ngày 28/8/2006, trên phạm vi toàn quốc có 35.235 đảng viên làm kinh tế tư nhân, chiếm 1,09% tổng số đảng viên toàn Đảng; trong đó loại hình kinh tế nông nghiệp có 10.228 đảng viên (chiếm 29,03%), các lĩnh vực khác có 25.007 đảng viên (chiếm 70,97%). Đến 28/8/2016, số đảng viên làm kinh tế tư nhân cả nước là 125.675 đảng viên, tăng 90.440 đồng chí (tăng 3,57 lần so với năm 2006), chiếm 2,72% so với tổng số đảng viên toàn Đảng, trong đó có 2.351 đảng viên là chủ doanh nghiệp tư nhân (gồm 729 chủ công ty trách nhiệm hữu hạn, 733 chủ công ty cổ phần, 18 chủ công ty hợp danh và 871 chủ doanh nghiệp tư nhân).
Những đảng viên này chủ yếu là những người trực tiếp lao động, nhưng so với thời điểm bắt đầu chủ trương đảng viên được làm kinh tế tư nhân, số lượng đảng viên làm kinh tế tư nhân đã tăng nhanh. Cùng với đó, theo báo cáo của 56 tỉnh, thành ủy, đến 1/10/2016 đã kết nạp được 2.351 đảng viên là chủ doanh nghiệp tư nhân.
Ban Tổ chức Trung ương đang tham mưu cho Bộ Chính trị tổng kết việc thực hiện Quy định số 15-QĐ/TW, ngày 28/8/2006 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về đảng viên làm kinh tế tư nhân sẽ đánh giá đầy đủ hơn về những kết quả thực hiện Quy định này.
* Công tác phát triển đảng viên trong doanh nghiệp tư nhân có những thuận lợi, khó khăn gì, thưa đồng chí?
– Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Hà Ban: Nhìn chung, tổ chức đảng trong các loại hình doanh nghiệp tư nhân đã phát huy chức năng, nhiệm vụ theo Quy định của Ban Bí thư Trung ương Đảng, phát huy được vai trò trong giáo dục tư tưởng, chính trị cho đảng viên, động viên công nhân, người lao động thực hiện nội quy, quy chế làm việc, kế hoạch sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, công tác phát triển Đảng trong các doanh nghiệp tư nhân còn nhiều tồn tại, hạn chế, số doanh nghiệp có tổ chức đảng trong các doanh nghiệp còn rất ít. Chất lượng hoạt động của nhiều tổ chức đảng chưa cao, vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng còn mờ nhạt. Các tổ chức đảng trong các doanh nghiệp tư nhân thường có ít đảng viên, nền nếp sinh hoạt chi bộ không đều, chất lượng sinh hoạt thấp; chưa chú ý tạo nguồn kết nạp đảng viên. Kinh phí hoạt động của tổ chức đảng còn hạn hẹp và phụ thuộc vào sự hỗ trợ của chủ doanh nghiệp.
Cùng với đó, sự lãnh đạo, hướng dẫn của các cấp ủy cấp trên đối với hoạt động của tổ chức đảng trong các doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu; nhiều nơi chưa ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về sinh hoạt đảng, nghiệp vụ công tác đảng cho phù hợp với điều kiện đặc thù của doanh nghiệp.
Việc thí điểm kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân đủ tiêu chuẩn vào Đảng ở một số nơi chưa được quan tâm đúng mức. Một số doanh nghiệp chỉ coi trọng nhiệm vụ sản xuất-kinh doanh, ít chú ý đến công tác phát triển đảng viên. Phần lớn công nhân, người lao động trong doanh nghiệp chỉ quan tâm đến việc làm, thu nhập mà không thiết tha phấn đấu trở thành đảng viên. Bên cạnh đó, sự biến động thường xuyên về nguồn lao động của các doanh nghiệp cũng là trở ngại lớn cho công tác kết nạp đảng viên và phát triển tổ chức đảng.
Nguyên nhân của những tồn tại trên là do công tác xây dựng đảng trong doanh nghiệp là vấn đề khó, lại triển khai thực hiện trong điều kiện hoạt động sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp, việc làm và thu nhập của người lao động gặp nhiều khó khăn, trong khi tổ chức đảng được thành lập tại doanh nghiệp phát triển được hay không luôn phụ thuộc vào sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Một số cấp ủy đảng chưa quan tâm đúng mức và chưa tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp phát triển đảng viên; nhiều chủ doanh nghiệp chưa hiểu đúng vai trò của tổ chức đảng trong doanh nghiệp. Vấn đề kinh phí, điều kiện hoạt động của tổ chức đảng, đoàn thể tại doanh nghiệp cũng là một nguyên nhân của hạn chế này.
* Thưa đồng chí, những yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra cho công tác xây dựng, củng cố tổ chức đảng, phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp tư nhân hiện nay là gì?
– Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Hà Ban: Trước hết, cần thực hiện nghiêm túc, có kết quả Thông báo Kết luận số 22-TB/KL, ngày 11/4/2017 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Kết luận số 80-KL/TW, ngày 29/7/2010 của Ban Bí thư khóa X; nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức đảng, các đoàn thể, bảo đảm vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với các đoàn thể trong doanh nghiệp. Các cấp ủy, đoàn thể cần rà soát, nắm chắc tình hình, thực trạng các tổ chức đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp tư nhân để đề ra nhiệm vụ, giải pháp xây dựng, củng cố cho phù hợp.
Một mặt, tích cực tạo nguồn phát triển đảng viên, thành lập mới tổ chức đảng trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, trong đó có doanh nghiệp tư nhân. Đồng thời, tập trung củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các đảng bộ, chi bộ trong doanh nghiệp; chú trọng nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ gắn với nâng cao hiệu quả sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp, chú trọng việc phân công nhiệm vụ cho đảng viên. Tiếp tục làm tốt công tác củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các đoàn thể nhân dân trong doanh nghiệp; phải chăm lo xây dựng và nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp tư nhân, nhất là đội ngũ bí thư đảng ủy, chi bộ, chủ tịch công đoàn, chủ tịch hội phụ nữ, bí thư đoàn thanh niên trong doanh nghiệp…
* Thưa đồng chí, thời gian tới để đẩy mạnh phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp tư nhân cần những giải pháp nào?
– Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Hà Ban: Ban cán sự đảng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương tập trung thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP, ngày 16/5/2016 về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Đây sẽ là điều kiện tiền đề để thành lập và phát triển tổ chức đảng trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, trong đó có doanh nghiệp tư nhân.
Đổi mới công tác tuyên truyền, thường xuyên kiện toàn ban chỉ đạo xây dựng đảng và các tổ chức chính trị-xã hội trong các doanh nghiệp. Tiến hành khảo sát toàn diện, nắm chắc số lượng đảng viên hoạt động trong doanh nghiệp tư nhân, đánh giá thực chất vai trò của tổ chức đảng, chất lượng đảng viên trong các doanh nghiệp tư nhân, xây dựng, ban hành nghị quyết, chương trình, kế hoạch giai đoạn 2017-2021 và kế hoạch hằng năm làm cơ sở để chỉ đạo, kiểm tra thực hiện.
Các cấp ủy địa phương ban hành các hướng dẫn cụ thể về thành lập tổ chức đảng, sinh hoạt đảng trong các doanh nghiệp tư nhân phù hợp với quy định của Ban Bí thư Trung ương Đảng và điều kiện địa phương. Hướng dẫn các tổ chức đảng nâng cao chất lượng đảng viên và bồi dưỡng lớp đảng viên mới kết nạp. Tổng kết chủ trương thí điểm kết nạp những người là chủ doanh nghiệp tư nhân đủ điều kiện vào Đảng; nghiên cứu bổ sung sửa đổi, hoàn thiện quy trình phát triển đảng viên, vừa đảm bảo nghiên túc, không gây phiền hà nhưng không buông lỏng quản lý.
Trên cơ sở tổng kết việc thực hiện Quy định số 15-QĐ/TW, ngày 28/8/2006 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về đảng viên làm kinh tế tư nhân, Ban Tổ chức Trung ương sẽ tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư có chủ trương, giải pháp phù hợp để xây dựng, củng cố tổ chức đảng, phát triển đảng viên trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước nói chung, trong đó có doanh nghiệp tư nhân. Rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng trong các loại hình doanh nghiệp cho phù hợp yêu cầu, nhiệm vụ và điều kiện hoạt động hiện nay.
Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính hướng dẫn các khoản chi hỗ trợ cho tổ chức đảng, các tổ chức chính trị-xã hội trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước để phục vụ hoạt động được tính là chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập theo quy định tại khoản 2, Điều 6 Nghị định số 98/2014/NĐ-CP, ngày 24/10/2014 của Chính phủ. Tiếp tục nghiên cứu để xây dựng quy định về phụ cấp chi ủy viên, kinh phí thẩm tra, kết nạp đảng, chi phí đào tạo, bồi dưỡng cấp ủy, đảng viên mới kết nạp trong các doanh nghiệp từ nguồn kinh phí của Đảng cho phù hợp với yêu cầu phát triển đảng viên trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước hiện nay.
* Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!
Theo TTXVN
Phát Triển Đảng Viên Trong Trường Học: Chú Trọng Đào Tạo Nguồn
Sáng 9-5, Thành ủy chúng tôi đã tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 02 CT-TU ngày 24-11-2011 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường lãnh đạo công tác phát triển đảng viên trong các trường ĐH, CĐ và TCCN trên địa bàn TP đến năm 2015.
Bà Võ Thị Dung, Phó Bí thư Thành ủy tặng Bằng khen cho các tập thể và cá nhân đạt thành tích. Ảnh: Y.Hà
Mô hình chi bộ SV hoạt động hiệu quả
Theo báo cáo, trong 5 năm qua, cấp ủy các trường đã kết nạp 5.341 đảng viên (ĐV), vượt 42,43% chỉ tiêu đề ra. Trong đó có 1.525 ĐV là giảng viên trẻ dưới 35 tuổi và 3.043 ĐV là SV – điều này cho thấy công tác phát triển ĐV là SV rất được chú trọng. Tại nhiều trường, chi bộ SV là mô hình khá mới nhưng bước đầu đã có hoạt động hiệu quả.
Ông Nguyễn Công Mậu, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy ĐH Quốc gia chúng tôi cho biết: “ĐH Quốc gia chúng tôi luôn chú trọng công tác đào tạo cán bộ nguồn, không tách rời SV và cán bộ trẻ để lực lượng cán bộ trẻ là động lực cho SV phấn đấu”. Tuy nhiên, theo ông Mậu, trong số 500 SV 5 tốt chỉ kết nạp được 120 SV vào Đảng. Con số này cho thấy sự khập khiễng khi SV 5 tốt là nguồn SV chất lượng, có thành tích tốt nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng yêu cầu, phẩm chất, năng lực để đứng vào hàng ngũ của Đảng.
Theo ông La Thanh Hùng, Bí thư Chi bộ 1, Đảng bộ Trường ĐH Sài Gòn: “Chi bộ SV ĐH Sài Gòn luôn có nhiều hoạt động gắn với thực tiễn, nâng cao hiệu quả chi bộ SV. Tuy nhiên, một số ĐV được tiếp nhận từ các trường THPT tại các tỉnh nên năng lực còn hạn chế, thiếu những kỹ năng cơ bản đã ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động của chi bộ SV”.
Việc giới thiệu ĐV dự bị sau khi tốt nghiệp cũng không thuận lợi vì một số ĐV là SV sau khi tốt nghiệp không tìm được việc làm ngay, hoặc không có chi bộ để chuyển sinh hoạt. Theo đại diện một số trường, trong quá trình triển khai kết nạp ĐV, ở một số đơn vị, việc công nhận ĐV chính thức chưa thực hiện theo đúng quy định, thời gian hoàn thiện hồ sơ còn kéo dài.
Sâu sát để không bỏ lỡ nguồn lực từ cấp THPT
Hiện nay, không ít HS THPT được kết nạp Đảng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đây cũng chính là động lực để các em tiếp tục nỗ lực, phấn đấu và là tấm gương cho bạn bè noi theo. Việc xem xét, kết nạp ĐV là HS góp phần tạo sức lan tỏa trong nhà trường.
Ông Lê Văn Minh, Phó Bí thư Huyện ủy Bình Chánh, chia sẻ: “Trong 5 năm qua, Huyện ủy Bình Chánh đã kết nạp 8 em HS THPT đứng vào hàng ngũ của Đảng. Với phương thức xác định nguồn và tạo nguồn, Ban Thường vụ Huyện ủy Bình Chánh đã chỉ đạo chi ủy 5 trường THPT trên địa bàn huyện tăng cường sâu sát, phát hiện những em HS có năng lực, hoạt động tốt phong trào từ danh sách các trường THCS đưa lên để tiếp tục giúp đỡ, tạo điều kiện cho các em có cơ hội phát triển. Chính điều này sẽ tránh việc bỏ sót những HS tích cực, có thành tích trong hoạt động phong trào ở bậc THCS”.
Phát biểu tại hội nghị, bà Võ Thị Dung, Phó Bí thư Thành ủy đánh giá: “Các Đảng cấp ủy trên cơ sở và cấp ủy các trường ĐH, CĐ và TCCN đã có những chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động; số lượng ĐV kết nạp trong các trường ĐH, CĐ và TCCN tăng về số lượng lẫn chất lượng, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho TP và đất nước. Đảng ủy các trường đã quan tâm, củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng của chi bộ, nhất là chi bộ SV, tạo điều kiện thuận lợi cho Đoàn TNCS HCM, hội SV các trường tổ chức các hoạt động hỗ trợ học tập, các phong trào xung kích, tình nguyện, qua đó tập hợp, giáo dục, bồi dưỡng nhận thức chính trị, hình thành động cơ phấn đấu vào Đảng đúng đắn cho HS-SV”.
Nhiều thuận lợi, khó khăn và giải pháp đã được các đại biểu đưa ra tại hội nghị đã cho thấy các trường đều quan tâm thực hiện Chỉ thị số 02 CT-TU trong 5 năm qua.
Dịp này, nhiều tập thể và cá nhân đã được khen thưởng.
Yên Hà
Bạn đang đọc nội dung bài viết Chú Trọng Phát Triển Đảng Trong Doanh Nghiệp Tư Nhân trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!