Cập nhật nội dung chi tiết về Chủ Tịch Nước Làm Việc Với Bộ Công An mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chủ tịch nước đề nghị nâng cao vai trò, chức năng quản lý nhà nước của lực lượng công an nhân dân.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan đảng, định hướng đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội; Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn; và Kế hoạch triển khai xây dựng Đề án “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở”. Chiều 3/1, Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở” đã làm việc với Đảng ủy Công an Trung ương để khảo sát tình hình. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang – Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án đã chỉ trì buổi làm việc.
Tại buổi làm việc, Đoàn Khảo sát đã nghe Đảng ủy Công an Trung ương trình bày Dự thảo Báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X); các ý kiến phát biểu tại cuộc họp nhằm trao đổi rõ thêm về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của Bộ Công an, của các Tổng cục trong thực hiện nhiệm vụ…
Toàn cảnh buổi làm việcBáo cáo khẳng định: Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc quan điểm, chủ trương, giải pháp nêu trong Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) và Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX), gắn với việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, chiến đấu và xây dựng lực lượng CAND trong tình hình mới; đã có nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy trực thuộc tập trung kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong lực lượng CAND.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh: Để phát huy kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) và Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX), thời gian tới Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an phải tiếp tục nghiên cứu, đề xuất tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng Công an nhân dân; nâng cao vai trò hiệu lực trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước của lực lượng Công an nhân dân; tiếp tục nghiên cứu để điều chỉnh bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ; nghiên cứu để sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy; bổ sung biên chế, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; quan tâm tới chính sách thu hút, động viên đối với lực lượng trực tiếp chiến đấu, đơn vị cơ sở. Tiếp tục kiện toàn lực lượng Công an xã, phường, thị trấn góp phần xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở.
Kết thúc buổi làm việc, Đại tướng Trần Đại Quang – Ủy viên Bộ Chính trị – Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương – Bộ trưởng Bộ Công an đã tiếp thu các ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch nước và ý kiến của các đồng chí thành viên Đoàn công tác của Trung ương để chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương bổ sung, hoàn chỉnh báo cáo gửi Trung ương theo quy định, phục vụ cho việc tổng kết Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) và Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) cấp Trung ương.
Theo VOV
Việc Bố Trí Em Trai Của Phó Chủ Tịch Ubnd Xã Làm Cán Bộ Địa Chính
Phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Theo tinh thần Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 26/8/2006 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí thì một trong những quan điểm chỉ đạo cơ bản của Đảng và Nhà nước ta đối với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là “vừa tích cực chủ động phòng ngừa vừa kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, trong đó phòng ngừa là chính”. Trong đó, theo quy định tại Điều 5 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 thì trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị là phải chủ động phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng xảy ra trong cơ quan, đơn vị mà mình lãnh đạo.
Đồng thời, nếu để xảy ra tham nhũng thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm vì để xảy ra hành vi tham nhũng đó.
Trong tình huống này, anh V, với cương vị là Chủ tịch UBND xã, theo quy định tại điểm c Điều 127 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND, có trách nhiệm “áp dụng các biện pháp nhằm cải tiến lề lối làm việc; quản lý và điều hành bộ máy hành chính hoạt động có hiệu quả; ngăn ngừa và đấu tranh chống các biểu hiện quan liêu, vô trách nhiệm, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác của cán bộ, công chức và trong bộ máy chính quyền địa phương”. Là người lãnh đạo tập thể UBND và quản lý bộ máy hành chính, một trong những biện pháp quan trọng để phòng ngừa tham nhũng phát sinh trong cơ quan mà anh V cần quan tâm, đó là việc tổ chức cán bộ, phân công công tác không làm tạo ra môi trường phát sinh tiêu cực, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi.
Trong cách xử lý tình huống này, mặc dù anh V và tập thể UBND nhận thức được rằng việc để anh em ông B – một người là Phó Chủ tịch UBND xã, một người là cán bộ địa chính – cùng theo dõi, quản lý lĩnh vực xây dựng, đất đai là dễ làm phát sinh hành vi tiêu cực, tham nhũng, cần phải điều chuyển, phân công lại công tác nhưng cách thức mà anh V và UBND xã đã thực hiện (phân công ông B chuyển sang phụ trách công tác nội chính) là không phù hợp với quy định của pháp luật.
Theo quy định về những việc cán bộ, công chức cấp xã không được làm tại Mục III Thông tư số 03/2004/TT-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn thì “những người được bầu giữ chức vụ Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tại đơn vị mà vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình đang làm công việc tài chính – kế toán, địa chính – xây dựng thì UBND cấp xã báo cáo UBND cấp huyện có kế hoạch bố trí lại công chức nói trên tại xã hoặc điều động tới làm việc ở đơn vị khác trong thời gian chậm nhất là 6 tháng kể từ khi giữ chức vụ bầu cử”.
Như vậy, trong trường hợp này anh S là cán bộ chuyên trách địa chính – xây dựng, do đó, việc tuyển dụng anh S vào đảm nhiệm vị trí công tác này từ hơn một năm qua, trong khi anh trai của anh S là ông B hiện đang là Phó Chủ tịch UBND tại chính xã đó là vi phạm quy định về những việc cán bộ, công chức cấp xã không được làm, vi phạm nguyên tắc bố trí cán bộ. Do vậy, trong trường hợp này, UBND xã P không được giải quyết vấn đề bằng việc phân công cho ông B chuyển sang lĩnh vực công tác khác, mà phải báo cáo UBND cấp huyện, cơ quan có thẩm quyền lập quy hoạch, kế hoạch, quản lý, tuyển dụng, điều động đối với công chức cấp xã để thực hiện một trong hai giải pháp như sau:
– Căn cứ vào năng lực của anh S và nhu cầu cán bộ của xã để bố trí lại công tác khác tại xã;
– Điều động anh S tới làm việc ở đơn vị khác.
Sau khi UBND cấp huyện quyết định việc điều chuyển công tác đối với anh S, Chủ tịch UBND xã có trách nhiệm tổ chức tốt việc bàn giao giấy tờ, hồ sơ, sổ sách giữa anh S và người tiếp nhận nhiệm vụ xây dựng – địa chính của xã, bảo đảm tính công khai, minh bạch khi chuyển giao hồ sơ, tài liệu, tránh những vấn đề không được làm rõ, dẫn đến việc khó khăn khi xác định trách nhiệm về sau.
Phó Chủ Tịch Phùng Thị Hồng Hà Dự Buổi Làm Việc Của Bí Thư Thành Ủy Với Thành Đoàn Hà Nội
Dự buổi làm việc có đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn; Trần Văn Tuấn, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch HĐND thành phố, nguyên Bí thư Thành đoàn Hà Nội.
Tham gia buổi làm việc có các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Văn Sửu, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Vũ Đức Bảo, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Văn Phong, Trưởng ban Dân vận Thành ủy Nguyễn Lan Hương; Thiếu tướng, Giám đốc Công an thành phố Đoàn Duy Khương; cùng dự còn có Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà và lãnh đạo một số sở, ban, ngành của thành phố.
Mở đầu buổi làm việc, nhân kỷ niệm 87 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2018), đồng chí Hoàng Trung Hải đã tặng hoa chúc mừng Thành đoàn Hà Nội. Đồng chí gửi tới toàn thể cán bộ, đoàn viên, thanh niên Thủ đô lời chúc tốt đẹp nhất sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
Báo cáo Bí thư Thành ủy, đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Bí thư Thành đoàn Hà Nội cho biết, cơ quan Thành đoàn Hà Nội gồm 7 phòng, ban với 36 biên chế; có 8 đơn vị sự nghiệp trực thuộc (sẽ thu gọn còn 5 đơn vị). Hiện nay, Thành đoàn Hà Nội có 114 cơ sở Đoàn trực thuộc với tổng số 708.394 đoàn viên và khoảng 2,7 triệu thanh niên. Năm 2017, với phương châm coi trọng chất lượng chiều sâu, tập trung xây dựng và phát huy cơ sở, Thành đoàn Hà Nội được Trung ương đoàn đánh giá và ghi nhận là đơn vị thi đua xuất sắc dẫn đầu cả nước trong công tác đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi. Chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn được nâng cao một bước thể hiện trên cả 5 lĩnh vực công tác. Phương thức hoạt động có nhiều đổi mới, gắn sát với nhiệm vụ chính trị. Tổ chức Đoàn luôn xung kích, tiên phong tham gia giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội, dám chọn và thực hiện các việc khó, việc mới… Đoàn Thanh niên các cấp chủ động tích cực tham mưu cơ chế, chính sách, đề án hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập thân, lập nghiệp.
3 tháng đầu năm 2018, các cơ sở Đoàn thành phố tiếp tục hoàn thành các nội dung công tác, thể hiện tinh thần đổi mới, sáng tạo. Đáng chú ý, Thành đoàn tiếp tục duy trì hiệu quả đội hình Camera 360 trẻ, kịp thời đăng tải thông tin, truyền thông về những hành động, tấm gương đẹp, phê phán, lên án, làm căn cứ xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm pháp luật, quy tắc ứng xử nơi công cộng. Thành đoàn cũng đã tổ chức thi tìm hiểu trực tuyến và sân khấu hóa 2 bộ quy tắc ứng xử; vận động, tuyên truyền trong cán bộ, đoàn viên Thủ đô xây dựng hình ảnh người cán bộ công chức trẻ “trung thành, trách nhiệm, liêm chính, sáng tạo”…
Báo cáo của Thành đoàn Hà Nội cũng chỉ rõ 4 hạn chế cần khắc phục; 5 nhiệm vụ trọng tâm năm 2018; 11 đề án thực hiện hai khâu đột phá trong nhiệm kỳ 2017-2022. Thành đoàn Hà Nội kiến nghị 6 nội dung tập trung về công tác cán bộ và tuyên truyền, giáo dục thanh thiếu niên.
Dưới sự điều hành của Bí thư Thành ủy Hà Nội, lãnh đạo Thành đoàn và các sở, ban, ngành thành phố đã báo cáo, trao đổi về tình hình, kết quả thực hiện kết luận của Bí thư Thành ủy Hà Nội tại buổi làm việc tháng 3-2017; những kiến nghị, đề xuất của Thành đoàn tại buổi làm việc lần này. Bên cạnh việc đánh giá cao Thành đoàn Hà Nội, các đại biểu cũng chỉ ra rằng, hiện nay, công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi và đội ngũ cán bộ đoàn ở cơ sở đang gặp nhiều khó khăn cả về cơ chế hoạt động và năng lực hành động; xuất hiện những khoảng trống của tổ chức đoàn ở các khu công nghiệp…
Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải phát biểu kết luận buổi làm việc.
Truyền cho thanh niên niềm tin và quyết tâm khởi nghiệp
Kết luận buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải đánh giá cao vai trò, vị trí của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố, biểu dương những kết quả công tác của các cấp bộ đoàn thành phố thời gian qua. Đồng chí Hoàng Trung Hải nêu rõ: “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố đã giương cao lá cờ đầu của thanh niên cả nước, phát huy truyền thống thanh niên xung kích, đội dự bị của Đảng, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội và xây dựng Đảng của Thủ đô. Quá trình thực hiện 8 chương trình công tác của Thành ủy đều có bóng dáng, sự đóng góp quan trọng của đoàn viên, thanh niên”.
Đồng tình với những hạn chế, tồn tại mà Ban Thường vụ Thành đoàn đã chỉ ra, đồng chí Hoàng Trung Hải đề nghị Thành đoàn phân tích, làm rõ để đề ra các giải pháp khắc phục, tập trung đưa các phong trào đi vào chiều sâu, nhất là phong trào khởi nghiệp, truyền cho thanh niên Thủ đô niềm tin, sự hào hứng và quyết tâm khởi nghiệp.
Nhấn mạnh vai trò, vị trí của các cấp bộ đoàn với sự phát triển của thanh thiếu niên, nhi đồng, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải chỉ đạo Thành đoàn Hà Nội cùng các cấp bộ đoàn thành phố chú trọng đổi mới hình thức, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục thanh, thiếu nhi. Trọng tâm công tác giáo dục là giữ gìn và phát huy truyền thống hiếu học, đi đầu về tập luyện thể dục-thể thao, đặc biệt là giáo dục truyền thống yêu nước, tự hào về văn hoá lịch sử Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Trong đó, Thành đoàn cần chú trọng tổ chức các hoạt động giao lưu, học tập giữa đoàn viên, thanh thiếu nhi với các tấm gương tiêu biểu của thế hệ đi trước trên các lĩnh vực, nhất là những anh hùng, những người sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Mục tiêu là mỗi đoàn viên, thanh thiếu nhi Hà Nội đều tự hào và có ý thức nỗ lực sống, lao động, học tập để xứng đáng là người Hà Nội, xứng đáng với truyền thống văn hoá lịch sử của Thủ đô.
Đặc biệt, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải yêu cầu Thành đoàn Hà Nội đổi mới hơn nữa phong trào thi đua, không để xảy ra tình trạng mất động lực thi đua; khơi dậy ý chí phấn đấu để các cấp bộ đoàn tích cực đổi mới, sáng tạo, góp phần đưa công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi Thủ đô ngày càng hiệu lực, hiệu quả.
Chủ Tịch Công Ty Là Gì?
3. Quyết định của Chủ tịch công ty về thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty có hiệu lực kể từ ngày được chủ sở hữu công ty phê duyệt, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.
1. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc với nhiệm kỳ không quá 05 năm để điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên khác của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trừ trường hợp pháp luật, Điều lệ công ty có quy định khác.
2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Tổ chức thực hiện quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
d) Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty;
đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý trong công ty, trừ các đối tượng thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
e) Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
g) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
h) Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
i) Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
l) Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty.
3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này;
b) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh của công ty, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Chủ Tịch Nước Làm Việc Với Bộ Công An trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!