Đề Xuất 5/2023 # Cấu Tạo Và Chức Năng Của Arn # Top 7 Like | Photomarathonasia.com

Đề Xuất 5/2023 # Cấu Tạo Và Chức Năng Của Arn # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cấu Tạo Và Chức Năng Của Arn mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

ARN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm 4 loại rinucleotit, chỉ có 1 chuỗi poliribonucleotit. Có 3 loại ARN (mARN,t ARN, rARN) mỗi loại thực hiện một chức năng nhất định trong quá trình truyền đạt thông tin từ ADN sang protein

Tương tự như phân tử AND thì ARN là đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các ribonucleotit.

Mỗi đơn phân (ribonucleotit) gồm 3 thành phần :

1 gốc bazơ nitơ (A, U, G, X) khác ở phân tử ADN là không có T

1 gốc đường ribolozo ((C_{5}H_{12}O_5) ), ở ADN có gốc đường đêoxiribôz((C_{5}H_{10}O_4) )

1 gốc axit photphoric ((H_{3}PO_{4})).

ARN có cấu trúc gồm một chuỗi poliribonucleotit . Số ribonucleotit trong ARN bằng một nửa nucleotit trong phân tử ADN tổng hợp ra nó.

Các ribonucleotit liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị giữa gốc((H_{3}PO_{4}))của ribonucleotit này với gốc đường ribolozo của ribonucleotit kia tạo thành chuỗi poliribonucleotit.

2.Các loại ARN và chức năng

Có 3 loại ARN là mARN, tARN và rARN thực hiện các chức năng khác nhau.

Hình 1: Cấu trúc của các phân tử ARN.

mARN cấu tạo từ một chuỗi polinuclêôtit dưới dạng mạch thẳng, mARN có chức năng truyền đạt thông tin di truyền tử mạch gốc trên ADN đến chuỗi polipepetit. Để thực hiện chức năng truyền đạt thông tin di truyền từ ADN đến protein thì ARN có

Trình tự nucleotit đặc hiệu giúp cho riboxom nhận và liên kết vào ARN

Mã mở đầu : tín hiệu khởi đầu phiên mã

Các codon mã hóa axit amin:

Mã kết thúc , mang thông tin kết thúc quá trình dịch mã

tARN có cấu trúc với 3 thuỳ, trong đó có một thuỳ mang bộ ba đối mã có trình tự bổ sung với 1 bộ ba mã hóa axit amin trên phân tử mARN , tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tổng hợp nên chuỗi polipetit .

rARN có cấu trúc mạch đơn nhưng nhiều vùng các nuclêôtit liên kết bổ sung với nhau tạo các vùng xoắn kép cục bộ. rARN liên kết với các protein tạo nên các riboxom. r ARN là loại ARN có cấu trúc có nhiếu liên kết hidro trong phân tử nhất và chiếm số lượng lớn nhất trong tế bào.

II.CÁC CÔNG THỨC LIÊN QUAN ĐẾN CẤU TẠO CỦA ADN.

Gọi số nu từng loại của ARN là rA, rU, rX, rG thì

rA = Tmạch gốc. →% rA = % Tmạch gốc

rU = Amạch gốc → . % rU = % Amạch gốc.

rX = Gmạch gốc→ % rX = % Gmạch gốc

rG = Xmạch gốc → % rG = % Xmạch gốc

Vì Amạch gốc + Tmạch gốc = Agen = Tgen

rA + rU = Agen = Tgen

rG + rX = Ggen = Tgen

+ Giữa các ribonucleotit với nhau : rN – 1

+ Trong ribonucleotit : rN

Tính số bộ ba mã hóa trên phân tử ARN là :

Trong phân tử ARN cứ 3 nucleotit liên kề nhau thì mã hóa cho 1 axit amin

Số bộ ba trên phân tử mARN : rN : 3 = N : ( 2 ×3 )

Số bộ ba mã hóa aa trên phân tử mARN là : (rN : 3) – 1

( bộ ba kết thúc không mã hóa axit amin)

Số aa có trong chuỗi polipeptit được tổng hợp từ phân tử mARN là :(r N : 3) – 1 – 1

( khi kết thức quá trình dịch mã aa mở đầu bị cắt bỏ khỏi chuỗi vừa được tổng hợp)

Bài toán 1. Trong quá trình dịch mã, để tổng hợp 1 chuỗi pôlipeptit cần môi trường cung cấp 249 axitamin.

1. Xác định số nuclêôtit trên gen.

2. Xác định số nuclêôtit trên mARN do gen phiên mã.

3. Xác định số chu kỳ xoắn của gen.

4. Xác định chiều dài mARN

5. Tính số liên kết peptit trên chuỗi pôlipeptit.

1. Số nuclêôtit trên gen = (249+1) x 6 = 1500.

2. Số nuclêôtit trên mARN do gen phiên mã = 1500: 2=750

3. Số chu kỳ xoắn của gen =1500: 20 = 75.

4. Chiều dài của gen = (1500 : 2 )×3.4 = 2550A 0.

5. Số liên kết peptit trên chuỗi pôlipeptit = 249-1 =248.

Ví dụ 2 . Chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh có 248 axitamin.

1. Xác định bộ ba trên mARN

2. Xác định số nuclêôtit trên mARN do gen phiên mã.

3. Xác định chiều dài gen.

4. Số liên kết peptit được hình thành để tạo ra chuỗi pôlipeptit.

1. Xác định bộ ba trên mARN = 248+2=250

2. Số nuclêôtit trên mARN do gen phiên mã =250 x 3 =750

3. Lgen = LmARN=750 x3,4 = 2550A 0.

4. Số liên kết peptit được hình thành để tạo ra chuỗi pôlipeptit = 248.

1/ So Sánh Cấu Tạo Chức Năng Adn Và Arn 2/ Phân Biệt Cấu Tạo Chức Năng Của Marn , Rarn , Tarn Câu Hỏi 22345

Đáp án:

1/ * Giống nhau:

a/ Cấu tạo

Đều là những đại phân tử, có cấu trúc đa phân

Đều được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học: C, H, O, N và P

Đơn phân đều là các nucleotit. Có cùng 3 trong 4 loại nu giống nhau là: A, G, X

Giữa các đơn phân đều có các liên kết cộng hóa trị tạo thành mạch.

b/ Chức năng: Đều có chức năng trong quá trình tổng hợp protein để truyền đạt thông tin di truyền.

* Khác nhau:

a/ Cấu trúc:

– ADN (theo Watson và Crick năm 1953)

Gồm 2 mạch polynucleotit xoắn đều, ngược chiều nhau.

Số lượng đơn phan lớn (hàng triệu). Có 4 loại đơn phân chính: A, T, G, X

Đường kính: 20Ao, chiều dài vòng xoắn 34Ao (gồm 10 cặp nucleotit cách đều 3,4A)

Liên kết trên 2 mạch theo NTBS bằng liên kết hidro (A với T 2 lk, G với X 3 lk)

Phân loại: Dạng B, A, C, T, Z

ADN là cấu trúc trong nhân

– ARN

Một mạch polynucleotit dạng thẳng hoặc xoắn theo từng đoạn

Số lượng đơn phân ít hơn (hàng trăm, hàng nghìn). Có 4 loại đơn phân chính: A, U, G, X.

Tùy theo mỗi loại ARN có cấu trúc và chức năng khác nhau.

Liên kết ở những điểm xoắn (nhất là rARN): A với U 2 liên kết, G với X 3 liên kết.

Phân loại: mARN, tARN, rARN

ARN sau khi được tổng hợp sẽ ra khỏi nhân để thực hiện chức năng.

b/ Chức năng:

– ADN:

Có tính đa dạng và đặc thù là cơ sở hình thành tính đa dạng, đặc thù của các loài sinh vật

Lưu giữ, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền

Quy định trình tự các ribonucleotit trên ARN và quy định trình tự a.a của protein

Những đột biến trên ADN có thể dẫn đến biến đổi kiểu hình

– ARN

Truyền đạt thông tin di truyền (mARN)

Vận chuyển a.a đến nơi tổng hợp protein (dịch mã)

Sau quá trình dịch mã, mARN biến mất, không làm ảnh hưởng đến kiểu hình

2/

– mARN là chuỗi pooliribonu dạng thẳng không gấp cuộn theo 1 trình tự đặc biệt nào( không có liên kết H)

+ Có chức năng: là bản sao của gen trực tiếp tham ra vào quá trình dịch mã

+ Thời gian tồn tại trong tế bào ngắn( Vì không bền)

– tARN cũng là chuỗi đa phân nhưng được gấp nếp dạng hình lá chẽ ba( có khoảng 60% liên kết H trong toàn mạch)

+ Gắn với axit amin theo cách đặc hiệu, cung cấp â cho quá trình dịch mã

+ Thời gian tồn tại lâu hơn

– rARN có cấu trúc gồm nhiều vùng được gấp nếp phức tạp, số lượng liên kết H trong toàn mạch cao nhất 70-80%

+ Tham ra vào cấu trúc của Ribôxôm, mang chức năng tổng hợp prôtêin

+ Thời gian tồn tại dài nhất

Cấu Trúc Và Chức Năng Của Arn Vận Chuyển Pot

Cấu trúc và chức năng của ARN vận chuyển

Giống với mARN và các loại ARN khác trong tế bào, các phân tử ARN vận chuyển được phiên mã từ các mạch khuôn ADN. Ở sinh vật nhân thật, giống với mARN, tARN cũng được tổng hợp trong nhân tế bào rồi sau đó mới được vận chuyển ra tế bào chất và dùng cho quá trình dịch mã. ở cả tế bào vi khuẩn và sinh vật nhân thật, mỗi phân tử tARN đều có thể được dùng lặp lại nhiều lần; mỗi lần, nó nhận một axit amin đặc thù tại phần bào tan (cytosol) của tế bào chất, rồi đưa đến ribosome để lắp ráp vào chuỗi polypeptit đang kéo dài; sau đó, nó rời khỏi ribosome và sẵn sàng cho một chu kỳ vận chuyển axit amin tiếp theo.

Cấu trúc hai chiều (trên mặt phẳng). Các vùng liên kết hydro gồm 4 cặp bazơ và ba vòng có cấu trúc “thòng lọng” là đặc điểm chung của tất cả các loại tARN. Tất cả các tARN cũng giống nhau ở trình tự các bazơ ở tận cùng đầu 3′ (CCA); đây là vị trí liên kết của các axit amin. Mỗi loại tARN có một bộ ba đối mã đặc trưng và một số trình tự đặc thù ở hai vòng “thòng lọng” còn lại. (Dấu hoa thị biểu diễn một số loại bazơ được biến đổi hóa học chỉ thấy có ở tARN).

Cấu trúc của ARN vận chuyển (tARN). Các bộ ba đối mã (anticodon) trên tARN thường được viết theo chiều 3′ → 5′ để phù hợp với các mã bộ ba trên mARN thường được viết theo chiều 5′ → 3′. Để các bazơ có thể kết cặp với nhau, giống với chuỗi xoắn kép ADN, các mạch ARN phải đối song song. Ví dụ: bộ ba đối mã 3’ưAAGư5′ của tARN kết cặp với bộ ba mã hóa 5’ưUUCư3′ trên mARN. Một phân tử tARN chỉ gồm một mạch đơn ARN duy nhất có chiều dài khoảng 80 nucleotit (so với hàng trăm nucleotit của phần lớn các mARN). Tuy vậy, do có các đoạn trình tự bổ sung có thể hình thành liên kết hydro với nhau trong mỗi phân tử, mạch ARN đơn duy nhất này có thể tự gập xoắn để tạo nên một phân tử có cấu hình không gian ba chiều ổn định. Nếu vẽ sự kết cặp giữa các đoạn nucleotit của tARN với nhau trên mặt phẳng, thì tARN có cấu trúc giống một chiếc lá gồm nhiều thùy. Trong thực tế, các phân tử tARN thường vặn và gập xoắn thành cấu trúc không gian có dạng chữ L. Một vòng thòng lọng mở ra từ một đầu chữ L mang bộ ba đối mã (anticodon); đây là bộ ba nucleotit đặc thù của tARN kết cặp bổ sung với bộ ba mã hóa (codon) tương ứng trên mARN. Từ một đầu khác của phân tử tARN dạng chữ L nhô ra đầu 3′; đây là vị trí đính kết của axit amin. Vì vậy, có thể thấy cấu trúc của tARN phù hợp với chức năng của nó. Sự dịch mã chính xác từ mARN đến protein được quyết định bởi hai quá trình đều dựa trên cơ chế nhận biết phân tử. Đầu tiên, đó là phân tử tARN liên kết với codon trên mARN nhất định phải vận chuyển tới ribosome đúng loại axit amin mà codon đó mã hóa (mà không phải bất cứ loại axit amin nào khác). Sự kết cặp chính xác giữa tARN và axit amin được quyết định bởi một họ enzym có tên là aminoacyl-tARN synthetase (Hình 17.15). Trung tâm xúc tác của mỗi loại aminoacyl-tARN synthetase chỉ phù hợp cho một sự kết cặp đặc thù giữa một loại axit amin với tARN. Có 20 loại synthetase khác nhau, mỗi loại dành cho một axit amin; mỗi enzym synthetase có thể liên kết với nhiều tARN khác nhau cùng mã hóa cho một loại axit amin. Synthetase xúc tác sự hình thành liên kết cộng hóa trị giữa axit amin với tARN qua một phản ứng được thúc đẩy bởi sự thủy phân ATP. Phân tử aminoacyl-tARN thu được (còn được gọi là “tARN đã nạp axit amin”) lúc này rời khỏi enzym và sẵn sàng cho việc vận chuyển axit amin của nó tới vị trí chuỗi polypeptit đang kéo dài trên ribosome.

Cấu Tạo Và Chức Năng Của Da

Cấu tạo và chức năng của da

Cấu tạo và chức năng của da

I. CẤU TẠO CỦA DA

– Cấu tạo da gồm 3 lớp: lớp biểu bì, lớp bì (trung bì) và lớp mỡ dưới da (hạ bì).

1. Lớp biểu bì:

Lớp biểu bì bào gồm: tầng sừng và tầng tế bào sống

+ Nằm ở ngoài cùng của da.

+ Gồm những tế bào chết đã hóa sừng xếp sít nhau và dễ bong ra.

– Vào mùa hanh khô, ta thường thấy những vảy nhỏ trắng bong ra như phấn trắng đó chính là tế bào lớp ngoài cùng của da đã chết và hóa sừng bong ra.

+ Nằm dưới lớp sừng.

+ Lớp tế bào có khả năng phân chia tạo ra các tế bào mới thay thế lớp tế bào ở lớp sừng đã bong ra.

+ Có chứa sắc tố qui định màu sắc da. Tạo nên các màu da khác nhau

– Các tế bào ở lớp tế bào sống dễ hấp thụ tia UV của ánh sáng mặt trời → sạm da, đen da (hình thành sắc tố mealin)… thậm chí có thể gây ung thư da → cần phải bảo vệ da, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời quá lâu.

* Các sản phẩm của da

– Lông và móng là sản phẩm của da. Chúng được sinh ra từ các túi cấu tạo bởi các tế bào của tầng tế bào sống.

+ Tóc tạo nên lớp đệm không khí để chống tia tử ngoại, điều hòa nhiệt độ

+ Lông mày ngăn mồ hôi và nước

* Lưu ý: ta không nên lạm dụng kem, phấn, nhổ bỏ lông mày, dùng bút chì kẻ lông mày tạo dáng vì

+ Khi lạm dụng kem, phấn sẽ gây bít các lỗ chân lông và lỗ tiết chất nhờn, tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào da và phát triển gây bệnh cho da.

+ Không nên nhổ bỏ lông mày vì lông mày có vai trò ngăn không cho mồ hôi và nước chảy xuống mắt nếu nhổ bỏ lông mày thì nước và mồ hôi chảy xuống mắt có thể gây đau mắt và các bệnh về mắt.

2. Lớp bì

– Cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt, gồm có: thụ quan, tuyến nhờn, cơ co chân lông, lông và bao lông, tuyến mồ hôi, dây thần kinh, mạch máu và rất nhiều các thành phần khác.

Ví dụ: sợi collagen giúp da đàn hồi tạo nên sự săn chắc của da. Mức độ đàn hồi của các sợi collagen phụ thuộc vào từng lứa tuối làm biến đổi hình thái của da.

– Lớp bì có vai trò giúp cho:

+ Da luôn mềm mại và không thấm nước vì: các sợi mô liên kết bện chặt với nhau và trên da có nhiều tuyến nhờn tiết chất nhờn.

+ Trên da có các thụ cảm nằm dưới da, có dây thần kinh nên ta nhận biết được nóng, lạnh, độ cứng, mềm của vật mà ta tiếp xúc.

+ Da có phản ứng khi trời quá nóng hoặc quá lạnh: khi trời nóng: mao mạch dưới da dãn → tuyến mồ hôi tiết nhiều mồ hôi; khi trời lạnh: mao mạch dưới da co → cơ chân lông co lại.

3. Lớp mỡ dưới da

– Đặc điểm: chứa mỡ dự trữ, có vai trò cách nhiệt

II. CHỨC NĂNG CỦA DA

Da là lớp màng sinh học, không chỉ là vỏ bọc ngoài cơ thể mà còn có nhiều chức năng khác nhau:

– Điều hòa nhiệt độ cơ thể: giữ cho cơ thể luôn ở mức 37 0 C

– Bài tiết chất độc cơ thể: ure, ammonia, acid uric…

– Tạo vitamin D: giúp cho sự tăng trưởng và phát triển của xương

– Giữ ẩm cho cơ thể: tránh sự bốc hơi nước làm khô da

– Thu nhận cảm giác: nhờ vào những thụ cảm thể mà da có những cảm giác nóng, lạnh, đau…

Bài viết gợi ý:

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cấu Tạo Và Chức Năng Của Arn trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!