Đề Xuất 3/2023 # Cần Thêm Các Giải Pháp Chống Ngập # Top 10 Like | Photomarathonasia.com

Đề Xuất 3/2023 # Cần Thêm Các Giải Pháp Chống Ngập # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cần Thêm Các Giải Pháp Chống Ngập mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

(CATP) Để đối phó với tình trạng ngập triều, ngập do mưa, thành phố đã đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng để thực hiện các dự án chống ngập do mưa và triều cường. Tuy nhiên, đã đến lúc cần phải tập trung vào việc giảm thiểu dòng chảy tràn bề mặt, do đó làm giảm đỉnh lũ gây ra các trận ngập úng do mưa bằng nhiều giải pháp kỹ thuật mềm, kỹ thuật sinh thái.

CÔNG TRÌNH CHỐNG NGẬP BẰNG KÈ, CỐNG… CẦN NHƯNG CHƯA ĐỦ

Tình trạng ngập úng tại TPHCM đang diễn biến ngày một phức tạp. Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, vào ngày 29-9-2019, mực nước sông Sài Gòn đo tại trạm Phú An đã lên tới mức 1,73 mét và tại trạm Nhà Bè là 1,75 mét. Theo dự báo, liên tiếp trong các ngày từ 30-9 đến 2-10-2019 TPHCM còn phải đối mặt với tình trạng mực nước sông lên cao, vượt báo động đỏ, dao động trong khoảng 1,62 đến 1,75 mét tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn.

Người dân TPHCM khốn khổ vì ngập do triều cường

Hiện nay, TPHCM đang tích cực thực hiện xây dựng công trình chống ngập theo Quyết định số 1547/QĐ-TTg ngày 28-8-2008 của Thủ tướng Chính phủ. Theo quyết định trên vùng phải chống ngập do triều và lũ được chia 3 vùng kiểm soát chống ngập. Trong đó vùng I là khu vực bờ phải sông Sài Gòn – Nhà Bè (có diện tích khoảng 1.939km2 trong đó 1.179km2 thuộc TPHCM và 760km2 của Long An); vùng II là khu vực Thủ Đức, quận 2, quận 9 và vùng III là khu vực Cần Giờ.

Giải pháp chính của dự án là sẽ xây dựng 13 cống lớn Rạch Tra, Vàm Thuật, Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, sông Kinh, Kinh Lộ, Kênh Hàng, Thủ Bộ, Bến Lức và Kênh Xáng Lớn. Xây dựng một hệ thống đê bao dài 172 km, nạo vét 11 kênh rạch thoát nước chính với tổng chiều dài 109 km.

Trong đó, Dự án “Giải quyết ngập do triều khu vực thành phố Hồ Chí Minh có xét đến biến đổi khí hậu (giai đoạn 1)” đang được xây dựng sẽ giải quyết cho toàn bộ tiểu vùng trung tâm TPHCM có nhiệm vụ ngăn triều, hỗ trợ tiêu thoát nước. Thoát nước từ kênh rạch trong thành phố ra ngoài sông, giúp hạ mực nước trong kênh, rạch, hỗ trợ thoát nước trong nội đô. Khi dự án kiểm soát triều giúp hạ thấp mực nước trong kênh, rạch sẽ đảm bảo tiêu thoát nước mưa với điều kiện là các tuyến đường phải đảm bảo thoát nước ra kênh, rạch hiệu quả.

CẦN THÊM CÁC GIẢI PHÁP THÍCH NGHI

Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, nếu TP chỉ tập trung vào việc xây dựng bờ kè, xây dựng công trình cống, trạm bơm mà chưa coi trọng đúng mức đến các giải pháp thích nghi và giảm nhẹ như xác định khu chứa lũ, truyền lũ thì dự án giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM có thể không phát huy được hết hiệu quả.

Theo các chuyên gia, ở các đô thị được quản lý tốt trên thế giới, ngoài việc họ có cơ sở hạ tầng thoát nước được xây dựng tốt, họ còn kết hợp với các phương pháp bổ sung để bảo vệ chống lại lũ úng bằng cách sử dụng các công viên và không gian mở để thích ứng với lũ úng bất thường. Họ áp dụng kỹ thuật thoát nước sinh thái.

Nhìn lại những năm gần đây mới thấy nhiều khu vực tại TPHCM đã được bê tông hóa bằng nhà cửa, đường phố, cơ sở hạ tầng và khác ngăn chặn nước mưa thấm xuống mặt đất. Quá trình đô thị hóa thành phố đã làm giảm sự điều tiết tự nhiên. Trong khu vực nội thành, phần lớn đất đai được bê tông hóa, nhựa hóa xây dựng nhà, công xưởng, đường sá.

Do vậy, khi mưa xuống, hầu như toàn bộ mưa đều tập trung thành dòng chảy và nước không thể thấm xuống đất để giảm bớt lượng dòng chảy tập trung, do vậy tạo ra nước chảy tràn nhiều hơn. Mưa lớn và kéo dài lâu ngày tạo ra một lượng rất lớn nước chảy tràn bề mặt, và có thể dễ dàng làm ngập hệ thống thoát nước, làm giảm sự điều tiết tự nhiên của bề mặt lưu vực. Do đó, khi mưa xuống, hầu như toàn bộ mưa đều tập trung thành dòng chảy không thể thấm xuống đất để giảm bớt lượng dòng chảy tập trung.

Mưa lớn cộng với với những lúc triều lên hoặc triều cường, mực nước trong sông kênh lên cao sẽ càng gây khó khăn cho việc tiêu thoát.

Do đó, theo nhiều chuyên gia, đã đến lúc TP cần phải có một quy hoạch sao cho bảo tồn những vùng tự nhiên, ít tác động gây ra cho lưu vực bằng cách tích hợp các hệ thống xử lý với hệ tự nhiên sao cho đạt hiệu quả tốt nhất nhằm hạn chế lượng nước chảy tràn bề mặt và giảm thiểu ô nhiễm tích tụ. Muốn vậy, cần phải xem dải thảm thực vật, hồ cảnh quan, hồ điều tiết, bề mặt thấm, bể chứa nước mưa tạm thời… là những kết cấu kiến trúc hạ tầng không thể thiếu và ngay từ đầu phải đưa nó vào quy hoạch phát triển không gian đô thị.

Nghe dân để phát triển vì dân

(CATP) Kế hoạch 305 của Thành ủy TPHCM “khảo sát, tiếp nhận ý kiến nhân dân nhằm góp phần xây dựng thành phố sáng tạo, đi đầu cùng cả nước, vì cả nước” phản ánh tâm thế lắng nghe ý dân và nỗ lực khai thác nguồn lực trí tuệ trong nhân dân của chính quyền thành phố.

TS.Hà Mai Ninh

Cần Thêm Các Giải Pháp Hỗ Trợ Doanh Nghiệp

Nhiều đối tượng được gia hạn nộp thuế

Dự thảo Nghị định quy định việc gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất đối với các đối tượng cụ thể. Đó là các DN, tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất trong các ngành: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Sản xuất, chế biến thực phẩm; Dệt; Sản xuất trang phục; Giày, dép; Sản phẩm từ cao su; Sản phẩm điện tử, máy vi tính; Lắp ráp ô tô (trừ sản xuất, lắp ráp ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống).

Số thu ngân sách không giảm

Theo đại diện Bộ Tài chính, nếu áp dụng đối tượng và thời gian gia hạn theo Dự thảo thì số thuế và tiền thuê đất dự kiến gia hạn trên 30.000 tỷ đồng. Trong đó, thực hiện gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT 5 tháng đối với số thuế GTGT thì số thu ngân sách Nhà nước (NSNN) của các tháng đó giảm khoảng 22.600 tỷ đồng; Số thuế phát sinh phải nộp năm 2019 của nhóm cá nhân, hộ gia đình được gia hạn là khoảng 3.000 tỷ đồng; Số tiền thuê đất được gia hạn khoảng 4.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, số thu NSNN của năm 2020 không giảm do DN phải thực hiện nộp vào NSNN trước ngày 31/12/2020; hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện nộp vào NSNN trước ngày 15/12/2020.

Dự thảo quy định cụ thể việc gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất với các đối tượng theo quy định. Cụ thể, với GTGT, gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế GTGT phát sinh phải nộp của các tháng 3, tháng 4, tháng 5, tháng 6/2020 của các DN, tổ chức nêu trên đang thực hiện kê khai thuế GTGT phải nộp theo tháng. Thời gian gia hạn là 5 tháng, kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế GTGT theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế GTGT phát sinh phải nộp của quý I và quý II năm 2020 của các DN, tổ chức nêu trên đang thực hiện kê khai thuế GTGT phải nộp theo quý. Thời gian gia hạn là 5 tháng, kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế GTGT theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Các DN, tổ chức thuộc đối tượng được gia hạn thực hiện kê khai, nộp Tờ khai thuế GTGT tháng, quý theo quy định pháp luật hiện hành, nhưng chưa phải nộp số thuế GTGT phải nộp phát sinh trên Tờ khai thuế GTGT đã kê khai. Thời hạn nộp thuế GTGT tháng 3/2020 chậm nhất là ngày 20/9/2020. Thời hạn nộp thuế GTGT tháng 4/2020 chậm nhất là ngày 20/10/2020. Thời hạn nộp thuế GTGT tháng 5/2020 chậm nhất là ngày 20/11/2020. Thời hạn nộp thuế GTGT tháng 6/2020 chậm nhất là ngày 20/12/2020. Thời hạn nộp thuế GTGT quý 1/2020 chậm nhất là ngày 30/9/2020. Thời hạn nộp thuế GTGT quý 2/2020 chậm nhất là ngày 30/12/2020…

Đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình kinh doanh, gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế thu nhập cá nhân đối với số tiền thuế phát sinh phải nộp năm 2020 của cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình kinh doanh hoạt động trong các ngành kinh tế thuộc đối tượng được gia hạn. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình kinh doanh thực hiện nộp số tiền thuế được gia hạn tại khoản này trước ngày 15/12/2020.

Đối với tiền thuê đất, gia hạn thời hạn nộp tiền thuê đất đối với số tiền thuê đất phải nộp kỳ đầu năm 2020 của DN, tổ chức, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất thuộc lĩnh vực, ngành kinh tế được gia hạn, thời gian gia hạn là 5 tháng, kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp tiền thuê đất theo quy định của pháp luật. Thời hạn nộp tiền thuê đất được gia hạn chậm nhất là ngày 31/10/2020.

Sáng Kiến “Dùng Lu Chống Ngập” Không Thể Là Giải Pháp Chống Ngập

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan cho rằng sáng kiến ” dùng lu chống ngập ” không thể là giải pháp chống ngập ở TPHCM được và cho rằng xây dựng những hồ điều tiết lớn ở công viên, khu đô thị thì hợp lý hơn.

Sáng 13.7, bên lề hành lang kỳ họp thứ 15, HĐND TPHCM khóa IX, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan chia sẻ quan điểm về sáng kiến “dùng lu chống ngập” của đại biểu Phan Thị Hồng Xuân.

Ông Hoan cho rằng ý của đại biểu Phan Thị Hồng Xuân là tốt nhưng chuyển dịch ý chưa tới. “Ý của chị Xuân là mường tượng cái lu được sử dụng ở dưới quê để nói về những chiếc hồ điều tiết trong khu dân cư để chống ngập cho thành phố. Nhưng có thể do thời gian phát biểu ngắn nên nói không hết ý” – ông Hoan nói.

Theo ông Võ Văn Hoan, sáng kiến “dùng lu chống ngập” không thể là giải pháp chống ngập ở TPHCM được. Thay vào đó, thành phố cần xây dựng những hồ điều tiết lớn ở các công viên, khu đô thị mới thì hợp lý hơn vì có thể tạo cảnh quan, làm mát và chống ngập.

Cũng trong sáng nay, đại biểu Phan Thị Hồng Xuân đã lên tiếng giải thích về sáng kiến “dùng lu chống ngập”.

Theo đại biểu Xuân, bà dùng từ “cái lu” vì muốn nhấn mạnh ở khía cạnh tri thức bản địa, theo phương diện dân gian, nhưng mọi người lại đẩy câu chuyện quá xa. Nếu bà dùng cụm từ “dụng cụ chứa nước” thay vì nói “cái lu” thì chắc không bị “ném đá” như vậy.

Đại biểu Phan Thị Hồng Xuân cho hay trước đây JICA (Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản) từng có đề xuất, và cũng có một nhóm nghiên cứu về giải pháp này; tại Nhật Bản có áp dụng ở Tokyo, và Đông Nam Á thì có Philippines, Indonesia áp dụng.

“Mình có đi một số nước và thấy như vậy, chứ mình không chủ quan. Nếu giải pháp đó áp dụng, sẽ không thay thế các giải pháp khác. Bên cạnh giải pháp công trình, phi công trình, thì cần thêm giải pháp thân thiện môi trường” – đại biểu Phan Thị Hồng Xuân nói thêm.

Thêm Giải Pháp Chống Xâm Nhập Mặn

Hệ thống cảnh báo xâm nhập mặn tự động do Viện Công nghệ Nano ĐHQG-HCM (INT) nghiên cứu chế tạo vừa được giới thiệu tại hội thảo Ứng dụng công nghệ Nano trong nông nghiệp (WANA 2016) vào sáng 20/12, tại tỉnh Bến Tre.

PGS.TS Đặng Mậu Chiến – Viện trưởng INT, chúng tôi Yusuke Shiratori – Trường ĐH Kyushu (Nhật Bản), chúng tôi Huỳnh Quyền – Phó Ban KHCN ĐHQG-HCM cùng đại diện gần 100 hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre tham dự hội thảo lần này.

Theo TS Đoàn Đức Chánh Tín (INT) trong năm qua tỉnh Bến Tre nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung phải gánh chịu hậu quả nặng nề của tình trạng hạn, mặn. “Ước tính thiệt hại trong đợt hạn, mặn 2015-2016 của toàn ĐBSCL là 5.500 tỷ đồng. ĐHQG-HCM cùng tỉnh Bến Tre đã thực hiện nhiều giải pháp như túi PVC chứa nước, hệ thống xử lý nước nhiễm mặn RO… Riêng INT đã nghiên cứu, chế tạo thành công Hệ thống cảnh báo xâm nhập mặn tự động nhằm tăng cường quan trắc, giám sát, nâng cao năng lực dự báo mặn” – Ông Tín nhấn mạnh.

TS Tín cho biết thêm, hệ thống này có nhiều ưu điểm như tự động thu thập và gửi dữ liệu về độ mặn thông qua tin nhắn điện thoại, tự động kích hoạt máy bơm nước thông qua kết nối không dây, pin mặt trời hoạt động liên tục, giá thành rẻ hơn nhiều lần so với các thiết bị nước ngoài.

Tại WANA 2016, chúng tôi Yusuke Shiratori trình bày tổng quan về Dự án pin nhiên liệu JICA. Cụ thể, dự án này sẽ nghiên cứu xử lý chất thải trong nuôi trồng thủy sản, chuyển đổi thành năng lượng điện thông qua pin nhiên liệu rắn thế hệ mới, góp phần phát triển bền vững vùng ĐBSCL.

ThS Nguyễn Quốc Thịnh – Khoa Thủy sản, Trường ĐH Cần Thơ báo cáo một số thông tin về nuôi tôm và cá tra thâm canh ở Sóc Trăng, Cần Thơ và thành phần hóa học của nguyên liệu sử dụng trong quá trình lên men cung cấp nhiên liệu cho pin nhiên liệu.

chúng tôi Đặng Mậu Chiến cho biết đây là kết quả sau hơn 4 năm làm việc của các đối tác Nhật Bản cùng INT, Trường ĐH Bách Khoa ĐHQG-HCM, Trường ĐH Cần Thơ. Ông Chiến hy vọng, thời gian tới các bên sẽ hợp tác chặt chẽ hơn nữa để thực hiện thành công các hoạt động của dự án.

Ông Nguyễn Văn Buội – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, khẳng định dự án có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế của tỉnh. Thời gian tới, tỉnh Bến Tre sẽ ứng dụng công nghệ này, thí điểm nhân rộng mô hình, phục vụ phát triển nông nghiệp.

TS Đoàn Đức Chánh Tín giới thiệu Hệ thống cảnh báo xâm nhập mặn tự động do INT nghiên cứu chế tạo.

PGS.TS Yusuke Shiratori trình bày Dự án pin nhiên liệu JICA.

Các đại biểu cắt băng khánh thành Phòng thí nghiệm trình diễn Dự án SATREPS.

ĐỨC LỘC

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cần Thêm Các Giải Pháp Chống Ngập trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!