Cập nhật nội dung chi tiết về Cần Đổi Mới Việc Đánh Giá, Phân Loại Chất Lượng Đảng Viên Và Tổ Chức Cơ Sở Đảng mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Lâu nay, năm nào cũng vậy, việc đánh giá, phân loại chất lượng đảng viên và tổ chức cơ sở đảng được tiến hành đều đặn. Ở những chi bộ duy trì tổ chức sinh hoạt chặt chẽ và có tính chiến đấu, việc đánh giá, phân loại đã góp phần nâng cao nhận thức tư tưởng, tính tổ chức, kỷ luật và tinh thần phấn đấu của đảng viên. Sau khi đánh giá, phân loại, tại các tổ chức đảng đều có tổng kết, tuyên dương khen thưởng những chi, đảng bộ trong sạch, vững, mạnh và đảng viên xuất sắc.
Tuy vậy, qua nghiên cứu, theo dõi thực tế ở cơ sở, chúng tôi thấy việc đánh giá, phân loại đảng viên và tổ chức đảng của không ít nơi còn nặng về hình thức, khiên cưỡng, máy móc… cần phải được chấn chỉnh.
Nguyên nhân chủ yếu là do: Nhận thức của người đứng đầu, cấp ủy chưa đầy đủ về yêu cầu cần thiết và quan trọng của việc đánh giá, phân loại đảng viên, tổ chức đảng. Nhiều cấp uỷ cho rằng việc đánh giá, phân loại là việc đến hạn thì làm, làm xong là được, kết quả ra sao cũng ít quan tâm. Đến tháng 12 thì chi uỷ phát phiếu, đảng viên ghi vào rồi đưa ra phân loại. Việc đánh giá, phân loại đảng viên và các tổ chức đảng không căn cứ vào nhiệm vụ chính trị cụ thể, công việc được giao của đảng viên, của tổ chức đảng. Cả năm chẳng có nhắc nhở, hướng dẫn, xây dựng kế hoạch phấn đấu như thế nào. Thậm chí, đến kỳ phân loại, một số đảng viên cũng chẳng quan tâm việc làm bản kiểm điểm và đến dự họp để đánh giá, phân loại. Việc phân loại đảng viên và chi bộ thường ít căn cứ vào tiêu chí, nội dung cụ thể mà chỉ xét chung chung. Cuối năm, đảng viên nào không sai phạm gì lớn là hoàn thành nhiệm vụ – nếu đảng viên nào có làm một số việc được giao là coi như hoàn thành tốt. Một số đảng viên do nhận thức cảm tính nên đã bỏ phiếu bầu một số đảng viên yếu kém là xuất sắc và ngược lại do bè phái, cục bộ lại bầu đảng viên có thành tích xuất sắc là đảng viên chỉ hoàn thành nhiệm vụ?!
Cũng vì nhận thức cảm tính, máy móc, tư duy kiểu cũ mà khi đánh giá, phân loại, đã bỏ qua yêu cầu đánh giá cụ thể mà suy tôn kiểu hình thức như: Đã là bí thư chi bộ, bí thư đảng bộ, là cán bộ xã thì dù có thiếu sót, thậm chí có lỗi vẫn được bầu là đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, thậm chí còn bầu là đảng viên hoàn thành xuất sắc. Cũng từ suy nghĩ, cách làm đó mà cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm qyền không dám xử lý đảng viên hay tổ chức đảng yếu kém vì sợ mất danh hiệu trong sạch, vững mạnh?!
Do tình trạng trên, ở một số nơi, sau khi đánh giá, phân loại cuối năm, chi bộ mất đoàn kết, đảng viên có sai phạm tiếp tục sai phạm nặng hơn. Dẫn tới chất lượng công tác của đảng viên sút kém, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức đảng giảm sút, gây mất lòng tin trong nhân dân.
Để đổi mới có hiệu quả việc đánh giá, phân loại đảng viên và tổ chức cơ sở đảng, cần làm tốt một số nội dung sau:
Một là, các cấp uỷ đảng phải nhận thức đúng đắn, đầy đủ về tầm quan trọng và tác dụng tích cực của việc đánh giá, phân loại đảng viên và tổ chức đảng. Tránh tình trạng chỉ làm đối phó, làm cho qua chuyện. Từ đó nâng cao nhận thức cho đảng viên và phải được đặt ra thường xuyên trong mọi hoạt động của tổ chức đảng chứ không chờ đến cuối năm theo kiểu “rằm thì trăng tròn”.
Hai là, các cấp uỷ phải có văn bản giao trách nhiệm, nhiệm vụ chính trị cụ thể cho từng chi bộ. Phải quản lý, theo dõi kế hoạch công tác lãnh đạo và nhiệm vụ chính trị cụ thể của từng chi bộ. Không chỉ kiểm tra, đôn đốc thường xuyên mà khi đánh giá, phân loại, đảng uỷ phải căn cứ vào kế hoạch, nhiệm vụ đó để đánh giá, xếp loại chi bộ.
Ba là, các cấp uỷ, chi bộ phải có kế hoạch phân công nhiệm vụ cho đảng viên cụ thể, sát hợp, ghi thành biên bản, vào sổ phân công đảng viên. Hằng tháng, trong sinh hoạt chi bộ, chi uỷ phải kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ đã được phân công. Cuối năm, phải căn cứ vào đó mà đánh giá, phân loại. Muốn chi bộ tốt, đảng bộ tốt thì phải luôn rà soát nhiệm vụ, luôn kiểm tra, đôn đốc, luôn bổ cứu rút kinh nghiệm để làm cho tốt hơn. Tránh tình trạng cả năm không làm, cuối năm lo xếp loại tốt để khỏi ảnh hưởng xấu đến “thành tích” và “vị trí, uy tín” của chi bộ, đảng bộ.
Bốn là, cần khắc phục lối làm việc tuỳ tiện, bỏ qua việc kiểm điểm của từng đảng viên, việc góp ý phê bình của các đảng viên trong chi bộ. Từng bước khắc phục tình trạng làm lướt, chỉ vài tiếng đồng hồ mà kiểm điểm xong mấy chục đảng viên. Bản kiểm điểm thì làm qua loa, chiếu lệ. Trong góp ý thì e dè, nể nang, tránh né, dĩ hoà vi quý, chạy theo thành tích. Thậm chí có đảng viên còn bóp méo sự thật, hữu khuynh thiên lệch, đánh giá theo cảm tính…
Năm là, đánh giá, phân loại đảng viên, tổ chức cơ sở đảng cần gắn chặt với tiếp tục thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.
Nguồn Tạp chí Xây dựng Đảng
Tiếp Tục Nâng Cao Chất Lượng Tổ Chức Cơ Sở Đảng Và Đảng Viên
Thực hiện Đề án số 02-ĐA/TU ngày 29/4/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các cấp ủy trong Đảng bộ tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) và chất lượng đội ngũ đảng viên. Mô hình TCCSĐ được sắp xếp cơ bản phù hợp với yêu cầu thực tiễn; phương thức lãnh đạo có nhiều đổi mới; chất lượng sinh hoạt chi bộ từng bước được nâng lên; năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, đảng viên có chuyển biến tiến bộ; đa số các TCCSĐ đã phát huy tốt vai trò nền tảng, hạt nhân chính trị ở cơ sở.
Tuy nhiên, một số TCCSĐ năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu còn hạn chế; quy chế làm việc chưa xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của tập thể, cá nhân. Một số tổ chức đảng trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp chưa thực hiện nghiêm quy định thủ trưởng cơ quan, đơn vị làm bí thư cấp ủy, chi bộ; năng lực lãnh đạo có mặt còn yếu. Chất lượng hoạt động của tổ chức đảng ở một số doanh nghiệp chưa cao. Vai trò, hiệu quả lãnh đạo của nhiều chi bộ thôn, bản, tổ dân phố mờ nhạt. Sinh hoạt cấp ủy, chi bộ chậm đổi mới. Quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên ở một số nơi chưa chặt chẽ; đảng viên đang công tác giữ mối liên hệ với cấp ủy, chi bộ nơi cư trú còn biểu hiện hình thức.
Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên có nguyên nhân chủ yếu là do một số cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên nhận thức chưa sâu sắc vị trí, vai trò của TCCSĐ; sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đối với cơ sở có lúc, có nơi chưa thường xuyên, thiếu quyết liệt; đề ra các biện pháp nâng cao chất lượng TCCSĐ có việc chưa sát. Cùng với đó, mặt trái cơ chế thị trường tác động nhiều chiều tới tư tưởng, hành động của đội ngũ cán bộ, đảng viên; nhiều quy định của pháp luật chưa đồng bộ, ảnh hưởng đến vai trò, hiệu quả lãnh đạo của TCCSĐ.
Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng TCCSĐ và đảng viên, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015- 2020, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong tỉnh quán triệt và thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp sau:
Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ, làm cho tổ chức đảng ở cơ sở thật sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thực sự là hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị ở cơ sở.
Xây dựng đội ngũ đảng viên, trước hết là bí thư cấp ủy thực sự tiền phong, gương mẫu, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức cách mạng trong sáng, có ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện mô hình tổ chức; đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao chất lượng hoạt động của TCCSĐ. Theo đó, rà soát, sắp xếp, hoàn thiện mô hình tổ chức của các loại hình TCCSĐ phù hợp với yêu cầu lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và tình hình thực tiễn. Thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng; nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, chi bộ. Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của đảng; mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội tham gia góp ý xây dựng Đảng.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên. Tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống; khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị đối với đảng viên. Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Thực hiện nghiêm quy định về những điều đảng viên không được làm.
Tập trung lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ phát triển đảng viên. Chú trọng kết nạp ở những nơi ít đảng viên, có nguy cơ “tái trắng” đảng viên, trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước. Quan tâm kết nạp công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp nhưng sinh sống ở nơi cư trú. Nâng tỷ lệ đảng viên trong đội ngũ trưởng, phó thôn và trưởng, phó các đoàn thể thôn, bản, tổ dân phố; tăng cường kết nạp vào Đảng và cơ cấu trưởng thôn tham gia cấp ủy; chú trọng bồi dưỡng, lựa chọn những đảng viên tiêu biểu để giới thiệu ứng cử bầu trưởng thôn; thực hiện chủ trương đồng chí bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, bản, tổ trưởng tổ dân phố có những nơi có đủ điều kiện…
Thực hiện phân công nhiệm vụ gắn với quản lý đảng viên, bảo đảm 100% đảng viên đang sinh hoạt được phân công nhiệm vụ phù hợp. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đánh giá chất lượng đảng viên. Theo dõi, quản lý tốt đảng viên đang công tác về sinh hoạt và thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú…
Đẩy Mạnh Công Tác Xây Dựng Tổ Chức Cơ Sở Đảng, Nâng Cao Chất Lượng Đảng Viên
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt cấp tỉnh để quán triệt, triển khai các văn bản của Trung ương. (Ảnh: Đức Lam)
Cùng với gìn giữ sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, khẳng định và nâng cao vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Ninh Bình luôn coi trọng vị trí, vai trò quan trọng của các tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên, coi tổ chức cơ sở Đảng là yếu tố nền tảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở, là cầu nối giữa Đảng với nhân dân.
Vai trò hạt nhân chính trị của tổ chức cơ sở Đảng có nhiều chuyển biến, thể hiện trong việc quán triệt, thực hiện Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và giải quyết các vấn đề nảy sinh ở cơ sở, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, bảo đảm quốc phòng-an ninh, tăng cường công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở ngày càng vững mạnh.
Chất lượng đảng viên được quan tâm cả về trình độ học vấn, lý luận chính trị, ý thức và tinh thần trách nhiệm của người đảng viên. Công tác kết nạp đảng viên hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra, trong đó quan tâm phát triển đảng viên đối với người theo tôn giáo, học sinh, sinh viên, chủ doanh nghiệp và công nhân lao động. Ngoài ra, thường xuyên, nghiêm túc thực hiện rà soát, sàng lọc đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng…
Thêm vào đó, việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, kỹ năng công tác, cập nhật kiến thức cho đội ngũ cấp ủy viên, bí thư cấp ủy các cấp cũng được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình và các cấp ủy chú trọng. Hàng năm, ngoài việc bồi dưỡng theo kế hoạch của cấp ủy cấp huyện, các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy còn mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cấp ủy viên, bí thư các tổ chức cơ sở đảng và bí thư chi bộ khu dân cư; hướng dẫn các huyện, thành ủy, đảng ủy trực thuộc thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Tỉnh ủy và các cấp ủy cũng phối hợp chặt chẽ với các trường, cơ sở đào tạo của tỉnh Ninh Bình và của Trung ương để mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng và cập nhật kiến thức.
Công tác đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên hàng năm được các cấp ủy thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ; gắn việc xếp loại chất lượng tổ chức đảng và đảng viên với kết quả kiểm điểm tập thể, cá nhân và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng tổ chức đảng, đảng viên có chuyển biến tích cực, bảo đảm thực chất và khách quan hơn, sát với kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Đảng ủy thị trấn Nho Quan quán triệt, triển khai các nội dung về công tác rà soát, sàng lọc, đưa những người không còn đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng. (Ảnh: Minh Ngọc)
Công tác kiểm tra, giám sát, việc đánh giá, xếp loại tổ chức cơ sở đảng và đảng viên được thực hiện nghiêm túc. Chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên được nâng lên, tỷ lệ chi, đảng bộ yếu kém, tỷ lệ đảng viên vi phạm tư cách, không hoàn thành nhiệm vụ giảm đáng kể. Các trường hợp vi phạm đều được làm rõ và xử lý, kỷ luật theo đúng quy định.
Những kết quả nỗ lực đạt được đã khẳng định vai trò quan trọng của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống người dân; qua đó, tạo động lực để Đảng bộ tỉnh Ninh Bình tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng; nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, đội ngũ cán bộ, đảng viên để xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh./.
Nâng Cao Chất Lượng Tổ Chức Cơ Sở Đảng Ở Địa Bàn Khó Khăn
Ngày đăng: 26/02/2020 11:16
Sau khi kiện toàn TCCSÐ, các cấp ủy tại địa bàn khó khăn đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, lãnh đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương, góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh. Quá trình triển khai đã xuất hiện cách làm hay, mô hình sáng tạo trong công tác phát triển đảng, mang lại hiệu quả cao.
Nhiều cách làm sáng tạo
Miền núi phía Bắc là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí chưa cao, địa hình bị chia cắt, giao thông đi lại khó khăn. Ðầu nhiệm kỳ 2010-2015, vẫn còn hàng trăm thôn, bản, đơn vị ở vùng biên giới, thuộc các tỉnh: Ðiện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng… không có đảng viên và chi bộ, có nơi do số đảng viên ít, cho nên phải sinh hoạt chi bộ ghép. Thực trạng này dẫn đến việc lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền vận động người dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là chính sách phát triển kinh tế – xã hội gặp nhiều khó khăn. Các đối tượng xấu xuyên tạc chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước, lôi kéo quần chúng thực hiện những hành vi trái pháp luật, gây mất ổn định an ninh trật tự trên địa bàn. Chính vì vậy, việc kiện toàn, củng cố TCCSÐ, bảo đảm yêu cầu lãnh đạo toàn diện của Ðảng ở địa bàn các xã khó khăn là yêu cầu cấp thiết, được các cấp ủy cụ thể hóa bằng các chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch. Với quyết tâm cao, quá trình triển khai thực hiện bài bản, đến nay, về cơ bản, các địa bàn khó khăn không còn bản “trắng” đảng viên, “trắng” chi bộ, cũng như giảm tình trạng sinh hoạt chi bộ ghép.
Trao đổi công tác phát triển đảng viên ở Chi bộ thôn Lùng Vai 1, xã Lùng Vai, huyện Mường Khương (tỉnh Lào Cai).
Ở huyện vùng cao, biên giới Mường Khương (tỉnh Lào Cai), đồng chí Giàng Quốc Hưng, Bí thư Huyện ủy cho biết: Huyện ủy đã thành lập bốn tổ giúp việc để giúp các xã, thị trấn còn khó khăn về công tác phát triển đảng; mỗi tổ có bảy thành viên, do lãnh đạo các ban xây dựng Ðảng của Huyện ủy làm tổ trưởng; bí thư đảng ủy các xã, thị trấn làm tổ phó, chuyên viên các ban xây dựng Ðảng của Huyện ủy làm thành viên. Tổ giúp việc cùng đảng ủy các xã, thị trấn rà soát số đảng viên tại các thôn, bản, tổ dân phố, nơi nào có đủ điều kiện thì cho thành lập chi bộ. Ðồng thời, tập trung tìm nguồn là các nhân tố tiêu biểu tại địa phương để giới thiệu, bồi dưỡng kết nạp Ðảng. Ở cơ sở, cấp ủy tiếp tục có những hình thức linh hoạt hơn. Thiếu tá Trần Xuân Khánh, Phó Bí thư Ðảng ủy xã Tung Chung Phố (cán bộ Ðồn Biên phòng Mường Khương tăng cường cho xã) cho biết: “Ðảng ủy xã cử các đảng viên là cán bộ xã xuống sinh hoạt trực tiếp tại các chi bộ thôn và làm bí thư chi bộ ở những thôn có từ ba đảng viên chính thức trở lên. Khi xuống cơ sở, các đồng chí này có trách nhiệm gây dựng phong trào; khi nào giúp đỡ được từ hai đến ba đảng viên mới, mới rút về chi bộ cũ. Ðảng ủy xã còn phân công các chi bộ khá giúp đỡ các chi bộ yếu trong việc tham mưu công tác phát triển đảng và hoàn thiện hồ sơ kết nạp Ðảng”. Với cách làm sâu sát như vậy, chỉ sau thời gian ngắn, các xã đều đã xóa được tình trạng chi bộ ghép. Các xã Cao Sơn, Tung Chung Phố, Tả Ngài Chồ trước đây gặp nhiều khó khăn trong tạo nguồn kết nạp đảng viên, nay đã có nhiều chuyển biến rõ nét. Theo Phó trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Lào Cai Ngô Hữu Quý, đến nay toàn tỉnh Lào Cai kết nạp thêm được 2.373 đảng viên, trong đó phần lớn là người dân tộc thiểu số, ở địa bàn vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn; tất cả chi bộ độc lập, không còn chi bộ ghép. Ðây là những nhân tố quan trọng góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói giảm nghèo bền vững, củng cố an ninh – quốc phòng ở địa phương.
Ðầu nhiệm kỳ 2010 – 2015, huyện biên giới Sìn Hồ (tỉnh Lai Châu) là huyện đặc biệt khó khăn, với hơn 50 bản, đơn vị không có chi bộ. Nhiều chi bộ phải sinh hoạt ghép, một số bản, trường học còn “trắng” đảng viên. Ðể khắc phục, Huyện ủy đã ban hành nghị quyết về phát triển đảng viên, thành lập các chi bộ bản, cơ quan, trường học và trạm y tế. Theo Bí thư Huyện ủy Sìn Hồ Trương Quang Phiệt, trong giai đoạn đó, đảng ủy các cấp đã phân công, luân chuyển, điều động hơn 100 đảng viên về công tác, sinh hoạt tại các điểm bản, các trường, trạm y tế chưa có đảng viên hoặc chưa thành lập được chi bộ, nhằm phát triển đảng viên, thành lập chi bộ. Nhờ vậy, chỉ sau hai năm thực hiện nghị quyết, đến cuối năm 2013, huyện đã xóa tình trạng ” trắng” chi bộ, các chi bộ có nguy cơ “tái trắng” được kiện toàn. Nhiệm kỳ 2015 – 2020, Huyện ủy tiếp tục ban hành nghị quyết về nâng cao chất lượng công tác kết nạp đảng viên gắn với xây dựng, củng cố chi bộ ở bản, trường học, trạm y tế. Ðến nay, huyện đã kết nạp mới được hơn 600 đảng viên, trong đó số đảng viên là người địa phương, đảng viên trong độ tuổi từ 18 đến 30 đều chiếm hơn 70%… Ðồng chí Sùng A Di, Bí thư Ðảng ủy xã Tủa Sín Chải (huyện Sìn Hồ) cho biết: “Các chi bộ hiện nay phần lớn đảng viên là người địa phương, tất cả đảng viên được điều động, luân chuyển đã rút về. Các chi bộ đã có sự phát triển cả về số lượng, chất lượng, bảo đảm sinh hoạt theo định kỳ và ban hành các nghị quyết sát thực tiễn của địa phương”.
Trước năm 2010, tỉnh Ðiện Biên có tới 134 thôn, bản chưa có đảng viên, tập trung chủ yếu ở các huyện vùng sâu, biên giới, như: Mường Nhé, Nậm Pồ, Mường Chà, Ðiện Biên Ðông. Tại đây, các đối tượng xấu thường lợi dụng sự cả tin của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số để xuyên tạc chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước; kích động người dân gây chia rẽ nội bộ. Ban Chấp hành Ðảng bộ các huyện Mường Nhé, huyện Nậm Pồ thành lập Ban Chỉ đạo, phân công từng đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy phụ trách, theo dõi, chỉ đạo từng địa bàn, phát hiện quần chúng tích cực trong các phong trào, mở lớp bồi dưỡng nhận thức về Ðảng cho quần chúng ưu tú ngay tại cơ sở, để tạo nguồn kết nạp đảng viên. Huyện ủy Mường Nhé ban hành cơ chế “đặc thù”, hỗ trợ toàn bộ chi phí đi lại, ăn ở và một phần sinh hoạt phí cho quần chúng khi tham gia các lớp bồi dưỡng nhận thức về Ðảng, bồi dưỡng đảng viên mới. Chỉ sau hơn ba năm, Ðiện Biên đã tăng thêm 192 thôn, bản có tổ chức đảng (hiện chỉ còn tám thôn, bản chưa có đảng viên), giảm 91,57% số thôn, bản chưa có đảng viên so với đầu năm 2016. Nhờ đó, tình hình an ninh chính trị tại vùng sâu, vùng biên giới ngày càng ổn định.
Sáp nhập các thôn, bản chưa đạt chuẩn, ít dân cũng góp phần khắc phục tình trạng sinh hoạt ghép ở các xã vùng cao thuộc các tỉnh Bắc Kạn, Yên Bái. Theo Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Kạn, sau 10 năm xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đảng viên, đến nay, Ðảng bộ tỉnh không còn thôn “trắng” đảng viên; số chi bộ sinh hoạt ghép giảm từ 210 xuống còn 53 chi bộ. Tỉnh Yên Bái mới đây đã sắp xếp, giảm 985 thôn, bản, tổ dân phố, 13.027 cán bộ không chuyên trách cấp xã, thôn, bản. Số đảng viên trong mỗi chi bộ đông lên, các chức danh chủ chốt ở cơ sở được lựa chọn kỹ, bảo đảm cơ cấu, chất lượng, chấm dứt hiện tượng “cả họ làm quan”.
Phát huy vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở
Thực tế sinh hoạt chi bộ ở những địa bàn khó khăn cho thấy, năng lực và trình độ nhận thức của một số cấp ủy và bí thư chi bộ còn hạn chế; chưa khơi dậy khả năng, trí tuệ của đảng viên trong việc tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện nghị quyết của chi bộ; tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình của đảng viên còn hạn chế. Do đó, rất cần nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, nhằm phát huy vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSÐ tại địa phương.
Ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh Lai Châu, Ðiện Biên, Bắc Kạn, thời gian đầu sau khi củng cố chi bộ thôn, bản, Ðảng ủy xã cử đảng viên là cán bộ của xã về sinh hoạt chi bộ thôn, bản theo cách “cầm tay chỉ việc”, giúp sinh hoạt chi bộ đi vào nề nếp, ban hành nghị quyết gắn với các công việc cụ thể. Ngược lại, chi bộ cũng phát huy vai trò giám sát đối với đảng viên là cán bộ, công chức xã trong thực hiện nhiệm vụ. Phó Bí thư Thường trực Ðảng ủy xã Quảng Chu (huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) Hoàng Ngọc Tân cho biết, trước đây có tình trạng đảng viên khi sinh hoạt chi bộ chỉ được nghe một số nội dung thời sự, bàn bạc ra nghị quyết chung chung, chiếu lệ. Nay, sinh hoạt của các chi bộ rất bài bản, bàn từng việc cụ thể gắn với phát triển kinh tế ở địa phương, như: mở rộng chăn nuôi thủy sản, xây dựng các hợp tác xã liên kết với doanh nghiệp chăn nuôi. Các chi bộ, đảng bộ phát huy tốt vai trò chỉ đạo, khơi dậy phong trào dân vận khéo ở các địa phương. Tại xã Kim Lư (huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn), Ðảng ủy xã làm tốt công tác dân vận, vận động người dân xây dựng đường nông thôn rất hiệu quả. Thông thường, các địa phương đều thực hiện phương châm Nhà nước hỗ trợ 70%, nhân dân đóng góp 30% để làm đường giao thông nông thôn. Thế nhưng ở Kim Lư, nhờ đảng bộ, chi bộ làm tốt công tác dân vận, người dân tự nguyện đóng góp 70% kinh phí, còn Nhà nước chỉ hỗ trợ 30%. Sau hơn 6 năm triển khai, xã Kim Lư có hơn 90 hộ dân hiến gần 5.000 m2 đất, giá trị hàng trăm triệu đồng để xây dựng công trình giao thông.
Huyện ủy Hòa An (tỉnh Cao Bằng) lại áp dụng mô hình sinh hoạt chi bộ mẫu để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Bí thư Chi bộ xóm Nà Lại (xã Hà Trì, huyện Hòa An) Nông Thanh Biến cho biết, tại buổi sinh hoạt chuyên đề, chi bộ đưa ra một đến hai nội dung cụ thể, yêu cầu tất cả các đảng viên phải tham gia ý kiến, đưa ra giải pháp thực hiện. Ðảng viên gương mẫu làm trước, rồi vận động nhân dân làm theo. Ðảng viên trong xóm tuyên truyền nhân dân phát triển trồng cây quýt hàng hóa, nuôi cá, nuôi hươu sao. Nhờ đó, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, làm giàu, thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Từ các buổi sinh hoạt chi bộ mẫu ban đầu, đến nay, 148 chi bộ nông thôn trong huyện đã duy trì nền nếp sinh hoạt; chất lượng các chi bộ chuyển biến tích cực. Năm 2019, 130 chi bộ hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chỉ có 18 chi bộ hoàn thành nhiệm vụ,
Với cách làm bài bản, Tỉnh ủy Lào Cai ban hành Chỉ thị về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ và Kế hoạch về “Nâng cao chất lượng chi bộ thôn, bản giai đoạn 2017-2020”. Trong đó tập trung chủ yếu vào việc đổi mới sinh hoạt chi bộ. Theo Bí thư Ðảng ủy xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng, Lào Cai) Nguyễn Tiến Toán, trước đây, việc tổ chức sinh hoạt thường kỳ ở các chi bộ thôn chưa thật sự hiệu quả, bình quân chỉ gần 70% số đảng viên tham gia. Nội dung sinh hoạt còn dàn trải hoặc sơ sài, thiếu nội dung cụ thể, ít đảng viên phát biểu. Việc ra nghị quyết chưa cụ thể, chưa sát thực tế. Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện nghị quyết của chi bộ còn lơi lỏng… Ðảng ủy xã Sơn Hải đã ban hành Nghị quyết về “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ” ở chi bộ thôn, tập trung vào hai giải pháp cơ bản, đó là: bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, nghiệp vụ công tác đảng cho đội ngũ chi ủy viên, bí thư chi bộ thôn và duy trì nền nếp, thực hiện nghiêm túc quy trình và nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng. Sau gần ba năm thực hiện nghị quyết, đã cơ bản khắc phục được một số hạn chế, chất lượng sinh hoạt ở chi bộ thôn có chuyển biến rõ rệt. Ý thức trách nhiệm của đảng viên trong việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ và thực hiện nhiệm vụ được giao có sự chuyển biến rõ nét. Nội dung sinh hoạt của các chi bộ ở thôn thiết thực, cụ thể hơn, được chuẩn bị kỹ lưỡng và gắn với thực tiễn cơ sở, do đó lôi cuốn đảng viên tham gia ý kiến, không khí sôi nổi hơn. Chi bộ thôn Trung Lèng Hồ, xã Trung Lèng Hồ, huyện biên giới Bát Xát có 10 đảng viên, là hạt nhân lãnh đạo 57 hộ, với gần 300 nhân khẩu, tất cả đều là đồng bào dân tộc Mông. Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Sùng A Chúng cho biết, chi ủy và chi bộ bàn bạc “hiến kế”, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho từng đảng viên phụ trách, giúp đỡ những hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn vươn lên xóa nghèo. Chi bộ đột phá chọn giống mới, trồng cây, nuôi con đặc sản, mở đường giao thông… nhờ vậy đã đưa thu nhập người dân đạt 30 triệu đồng/người/năm, số hộ nghèo giảm từ 80% xuống còn 10%. Năm 2018, thôn Trung Lèng Hồ được công nhận là thôn nông thôn mới.
Có thể nói, trong những năm qua, bằng nhiều cách làm sáng tạo, những giải pháp phù hợp thực tiễn, các tỉnh miền núi phía Bắc đã đạt kết quả rõ nét trong công tác kiện toàn, nâng cao chất lượng TCCSÐ ở địa bàn khó khăn. Nhờ đó, các TCCSÐ giữ vững và phát huy được vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở, chỉ đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương./.
Theo: nhandan.com.vn
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cần Đổi Mới Việc Đánh Giá, Phân Loại Chất Lượng Đảng Viên Và Tổ Chức Cơ Sở Đảng trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!