Cập nhật nội dung chi tiết về Cải Thiện Môi Trường, Điều Kiện Làm Việc Để Doanh Nghiệp Phát Triển Bền Vững mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn gắn với thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, thời gian qua, Công đoàn Công ty cổ phần Gang thép Cao Bằng tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong đơn vị, góp phần cải thiện môi trường, điều kiện làm việc cho người lao động, tạo sự gắn kết, xây dựng nền tảng để doanh nghiệp phát triển bền vững.Công nhân tại phân xưởng sản xuất của Công ty cổ phần Gang thép Cao Bằng luôn được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động.
Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ, hằng năm Hội đồng ATVSLĐ tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty các nội dung phòng ngừa và kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc để hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo vệ sức khỏe, tính mạng người lao động và tài sản của doanh nghiệp. Công ty đã ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định về: Cấp phát, sử dụng, bảo quản các trang bị bảo hộ lao động; nội quy an toàn thiết bị, quy định bảo đảm an toàn trong công tác phòng cháy, chữa cháy; phân cấp quản lý trong công tác ATVSLĐ. Thành lập, kiện toàn Đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn từ cấp Công ty đến phân xưởng và tổ chức họp phân công nhiệm vụ các thành viên.
Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần Gang thép Cao Bằng Nguyễn Văn Thảo cho biết: Tổ chức Công đoàn đã có nhiều hình thức đẩy mạnh tuyên truyền giúp người lao động nắm được các nguy cơ mất ATVSLĐ, từ đó có biện pháp phòng ngừa và áp dụng tại nơi làm việc, tránh được các tai nạn xảy ra, lồng ghép với việc truyền tải các thông tin về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tình hình thực hiện công tác an toàn của Công ty. Tại 6 phân xưởng sản xuất, 100% người lao động đăng ký bảo đảm an toàn lao động. Mạng lưới an toàn vệ sinh viên gồm 65 người hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của Ban Chấp hành Công đoàn với nhiệm vụ đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn, giám sát việc chấp hành các quy định về ATVSLĐ của các thành viên trong tổ, đội sản xuất; đặc biệt là quy trình vận hành, sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
Quá trình sản xuất, Công ty thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và triển khai thực hiện từ các phân xưởng sản xuất. Máy móc thiết bị được kiểm định, thí nghiệm, sửa chữa, bảo dưỡng các cấp theo đúng định kỳ, bảo đảm kỹ thuật và chất lượng. Trong công tác kỹ thuật khai thác, kỹ thuật tuyển khoáng thực hiện đúng thiết kế và định mức kinh tế kỹ thuật. Tại nơi sản xuất, biển báo, nội quy, dụng cụ an toàn, phương tiện phòng cháy chữa cháy được trang bị đầy đủ, bố trí đúng quy định. 8 tháng năm 2018, giá trị thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ đạt trên 1 tỷ 060 triệu đồng. Người lao động được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân trong khi làm việc theo đúng ngành nghề quy định với tổng giá trị thực hiện trên 1 tỷ 169 triệu đồng, đạt 97% kế hoạch năm.
Từ đầu năm đến nay, Công ty tổ chức huấn luyện an toàn cho 244 lượt người, trong đó huấn luyện cho 123 lượt người thuộc đối tượng là lao động mới tuyển dụng, lao động mới chuyển đổi công việc, công nhân đơn vị nhà thầu tham gia bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị của Công ty; 121 lượt người được huấn luyện về kỹ năng nhận diện và đánh giá rủi ro nơi làm việc. Công ty không để xảy ra tai nạn lao động, sự cố lớn thiết bị gây thiệt hại về người, tài sản và môi trường.
Hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ lần thứ 2 năm 2018, Công ty đã tổ chức lễ phát động, Ban Giám đốc Công ty ký cam kết bảo đảm các điều kiện làm việc ATVSLĐ tại nơi làm việc và thực hiện đầy đủ các chế độ cho người lao động theo quy định; tổ chức huấn luyện nghiệp vụ cho 65 an toàn vệ sinh viên. Ông Nông Thế Doãn, Trưởng Phòng An toàn môi trường, Công ty cổ phần Gang thép Cao Bằng chia sẻ: Mỗi tháng, Phòng phối hợp với Phòng Kỹ thuật cơ điện chủ trì phối hợp với các phòng, ban, Công đoàn kiểm tra chấm điểm ATVSLĐ và môi trường tại các phân xưởng sản xuất, làm cơ sở đánh giá thi đua hằng tháng của các đơn vị.
Hiện nay, Công ty tiếp tục nâng cao chất lượng huấn luyện an toàn về kiến thức, kỹ năng phát hiện, kiểm soát phòng tránh rủi ro cho cán bộ cấp công trường, phân xưởng, tổ, đội sản xuất. Lồng ghép việc sát hạch các kiến thức đã được trang bị khi tiến hành kiểm tra an toàn định kỳ hằng tháng. Thực hiện các hạng mục công trình bảo vệ môi trường đã phê duyệt bảo đảm tiến độ, chất lượng. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tình trạng kỹ thuật an toàn tại các hồ chứa, kè đập, bãi thải để khắc phục những tồn tại… bảo đảm ATVSLĐ tại Công ty.
Cải Thiện Điều Kiện, Môi Trường Làm Việc Cho Người Lao Động
Ông Nguyễn Thanh Sơn, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết: Thi hành Luật ATVSLÐ số 84/2015/QH13 của Quốc hội, nhờ sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền; công tác ATVSLÐ của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, ý thức của người sử dụng lao động, người lao động ngày càng được nâng cao; điều kiện, môi trường làm việc của người lao động được quan tâm, cải thiện. Số vụ tai nạn lao động, đặc biệt là tai nạn lao động chết người thời gian qua giảm đáng kể. Tuy nhiên trên địa bàn tỉnh vẫn còn xảy ra tai nạn lao động nặng, tử vong, tại nạn xảy ra cho người tham gia giao thông… Riêng năm 2019 toàn tỉnh đã xảy ra 53 vụ tai nạn lao động (khu vực có quan hệ lao động 2 vụ; 1 người chết người); khu vực không có quan hệ lao động 51 vụ (17 vụ tai nạn lao động, làm 17 người tử vong); 31 vụ cháy gây thiệt hại về tài sản gần 3,9 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do người sử dụng lao động chưa tuân thủ đầy đủ các quy định của Nhà nước về ATVSLÐ, chưa xây dựng đầy đủ nội quy, quy chế và các quy trình, biện pháp làm việc an toàn; chưa huấn luyện ATVSLÐ, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân chưa đảm bảo… Chủ đề của Tháng hành động về ATVSLÐ năm nay đưa ra không đơn thuần là khẩu hiệu mà từ đó đã đề ra các giải pháp cụ thể, sát thực trong kế hoạch hành động cụ thể để phòng ngừa lao động, bệnh nghề nghiệp, cải thiện điều kiện lao động trong các cơ sở, doanh nghiệp. Ðồng thời nâng cao ý thức, nhận thức cho người sử dụng lao động và người lao động trong việc thực hiện Luật ATVSLÐ, Chỉ thị số 29-CT/TW, ngày 18/9/2013 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác ATVSLÐ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên trong Tháng hành động về ATVSLÐ năm nay trên địa bàn toàn tỉnh không tổ chức các hoạt động phát động, diễu hành hưởng ứng mà thay vào đó các hoạt động hướng về cơ sở, người lao động được tổ chức thực hiện đa dạng hơn, phù hợp với với điều kiện thực tế của từng cơ sở, doanh nghiệp. Trong đó, Hội đồng ATVSLÐ tỉnh chỉ đạo các sở, ngành thành viên đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền về công tác ATVSLÐ. Xây dựng, gửi, phát hành các ấn phẩm, tài liệu hướng dẫn về ATVSLÐ tới các doanh nghiệp, người lao động; gửi tin nhắn về ATVSLÐ qua điện thoại di động, phát sóng các thông điệp, cảnh báo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; phát sổ tay, tờ rơi, tài liệu hướng dẫn, video; tuyên truyền qua internet, hệ thống các đài phát thanh cấp huyện, xã; xử lý và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về các doanh nghiệp, cơ sở, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về ATVSLÐ. Chú trọng tổ chức các hoạt động tư vấn, tập huấn, hướng dẫn kỹ năng làm việc an toàn phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Trên cơ sở đó các sở, ngành, địa phương và các doanh nghiệp phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức hoạt động huấn luyện thực hiện, tập huấn, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật về ATVSLÐ; tập trung vào khu vực có nhiều nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố cháy nổ và khu vực không có quan hệ lao động. Tập huấn, hướng dẫn kỹ năng quản lý về ATVSLÐ cho cán bộ quản lý an toàn ở doanh nghiệp, cơ sở. Tuyên truyền không sử dụng hóa chất; hướng dẫn các biện pháp phòng, chống nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, nhiễm khuẩn nghề nghiệp trong chăn nuôi, trồng trọt; hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động khi sử dụng máy móc, thiết bị nông nghiệp cho nông dân…
Với hơn 400 cán bộ, công nhân viên, người lao động; trong đó phần lớn người lao động trực tiếp chăm sóc, bảo vệ vườn cây, khai thác mủ cao su nên Công ty Cổ phần Cao su Ðiện Biên đặc biệt quan tâm tới điều kiện, môi trường làm việc cho người lao động. Ông Hoàng Xuân Lợi, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty cho biết: Trong điều kiện ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 như hiện nay giá mủ cao su xuống thấp; đời sống, việc làm của người lao động gặp nhiều khó khăn. Công đoàn chủ động đề xuất với Ban lãnh đạo Công ty một số giải pháp nhằm duy trì việc làm, an toàn lao động, thu nhập ổn định. Tại các nông trường, tổ đội sản xuất; làm việc dưới những vườn cây, đường lô thông thoáng, công nhân được trang bị đầy đủ trang phục bảo hộ lao động (quần áo, mũ, ủng…) phù hợp với điều kiện thời tiết. Tại nơi sơ chế sản phẩm, máy móc, thiết bị máy cán, ép thường xuyên được bảo dưỡng… đảm bảo vận hành tốt, nhờ vậy không xảy ra tai nạn lao động trong quá trình làm việc. Thực hiện tốt các chế độ ăn ca, lương, thưởng, bảo hiểm xã hội; động viên, khuyến khích người lao động yên tâm gắn bó, đồng hành cùng doanh nghiệp.
Làm Thế Nào Để Cải Thiện Môi Trường Làm Việc Hiện Tại?
Chú ý đến thiết kế của văn phòng làm việc
Một văn phòng được trang trí bắt mắt có ảnh hưởng rất nhiều đến nhân viên. Môi trường làm việc sáng tạo giúp nhân viên gợi mở khả năng tư duy của mình. Do đó, hãy xây dựng một môi trường làm việc thoải mái, sạch sẽ, có thiết kế đẹp mắt để tăng năng suất và tâm trạng của nhân viên. Khuyến khích tính cá nhân hóa trong môi trường làm việc và thiết kế một không gian tách biệt cho nhân viên nghỉ ngơi, thư giãn.
Thường xuyên nói chuyện trưc tiếp với nhân viên
Thời đại kỹ thuật số, chúng ta quá phụ thuộc vào công nghệ, điều này vô tình làm ảnh hưởng đến các cuộc trò chuyện trực tiếp giữa bạn và nhân viên. Hãy để nhân viên biết rằng bạn luôn ở đó lắng nghe những vấn đề của nhân viên và trở thành người đáng tin cậy với họ. Thực hiện khen thưởng, khích lệ nhân viên trước mặt mọi người thay vì qua email. Điều này khiến nhân viên tự tin hơn và cống hiến hết mình cho công việc.
Công khai và rộng mở tất cả mọi thứ
Đào tạo & phát triển
Để cải thiện môi trường làm việc hiện tại, bạn hãy tập trung vào việc đào tạo và phát triển cho nhân viên. Một tổ chức có định hướng đào tạo và phát triển giúp nâng cao năng suất của nhân viên. Có 2 loại kỹ năng mà bạn có thể thực hiện cho nhân viên là đào tạo kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Điều này có lợi cho cả doanh nghiệp và nhân viên. Doanh nghiệp sẽ có khả năng thích ứng với sự thay đổi của thời đại và nhân viên được phát triển kỹ năng của bản thân. Ngoài ra, thực hiện đào tạo và phát triển cho nhân viên sẽ làm giảm thiểu tình trạng nhân viên nhảy việc.
Phát triển tinh thần đồng đội
Một công ty mạnh là một công ty có những nhân viên gắn kết với nhau. Do đó, xây dựng một môi trường làm việc phát triển tinh thần đồng đội sẽ giúp cho nhân viên cảm thấy gắn bó với tổ chức. Từ đó, mỗi hành động, việc làm của nhân viên sẽ đề cao lợi ích của công ty, của nhóm hơn là tập trung vào cá nhân. Tăng cường các hoạt động theo nhóm sẽ tạo nên sự gắn bó, tinh thần hợp tác, chia sẻ giữa các nhân viên trong công ty.
Đừng để nhân viên làm việc đến kiệt sức
Áp lực công việc cao không bao giờ là tốt cho một môi trường làm việc lý tưởng. Nếu bạn ép nhân viên làm việc với cường độ cao sẽ sinh ra tâm lý chán nản và làm giảm hiệu suất và chất lượng đôi với công việc. Đây cũng là lý do khiến nhiều nhân viên nảy sinh tâm lý tiêu cực. Đồng thời, chất lượng công việc và cuộc sống cũng từ đó giảm sút. Nếu bạn đang muốn tăng năng suất công việc thì đừng ép nhân viên làm việc với cường độ cao. Hãy tuyển thêm nhân viên mới nếu không chính nhân viên của bạn sẽ là người ra đi.
Sự công nhận
Phần thưởng rất cần thiết để khích lệ những cá nhân tập thể có thành tích xuất sắc trong công việc. Khen thưởng là một hành động khuyến khích con người tốt nhất trong những bài nghiên cứu tâm lý học. Điều này không những thúc đẩy chính nhân viên được khen thưởng mà nó còn gây ảnh hưởng đến những người xung quanh. Phần thưởng không nhất thiết phải là tiền, đôi khi nó chỉ là sự công nhận của bạn trước tập thể công ty, hay một cái siết tay khích lệ.
Tăng Cường Bảo Vệ Môi Trường Để Phát Triển Bền Vững
Tăng cường bảo vệ môi trường để phát triển bền vững
Thứ hai – 09/11/2020 16:00
2.230
0
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 – 2025 xác định: “Huy động các nguồn lực xây dựng Lai Châu phát triển nhanh và bền vững”, đây là tầm nhìn có tính chiến lược, lâu dài, không chỉ đảm bảo cho tỉnh phát triển trong giai đoạn hiện nay mà phát triển mạnh mẽ vào những giai đoạn tiếp theo và để đảm bảo cho phát triển bền vững , một trong những yếu tố quan trọng là phải chú trọng bảo vệ môi trường.
Lai Châu thực hiện tái định cư gắn với bảo vệ, phát triển rừng và bảo vệ môi trường
Vấn đề môi trường và phát triển bền vững không phải bây giờ chúng ta mới đề cập, các nhiệm kỳ trước Đảng bộ tỉnh cũng đã xác định. Đây là vấn đề rất quan trọng, phù hợp với sự phát triển không phải chỉ của tỉnh ta mà là của tất cả các quốc gia trên thế giới và của cả nước. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, phát triển bền vững là tạo nguồn lực để bảo vệ môi trường và bảo vệ môi trường chính là để đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Quốc tế đã có nhiều hội nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững và đều có sự thống nhất, đó là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, bao gồm: (1) phát triển kinh tế (quan trọng nhất là tăng trưởng kinh tế); (2) phát triển xã hội (quan trọng nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm); (3) bảo vệ môi trường (quan trọng nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng, chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên). Trong đó, tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao được chất lượng môi trường sống. Như vậy, bảo vệ môi trường là một trong ba yếu tố cấu thành của phát triển bền vững.
Nhận thức được tầm quan trọng về bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững của địa phương, những năm qua cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành trong tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, cụ thể hóa và quyết liệt thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi trường và đạt được những kết quả quan trọng. Nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp, cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc trong tỉnh về bảo vệ môi trường được nâng lên. Công tác bảo vệ, phát triển rừng được quan tâm triển khai thực hiện, đến nay tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh đạt trên 50%. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, quản lý và khai thác sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước, nhất là các công trình thủy điện trên địa bàn theo phương châm: vừa khai thác tốt tiềm năng thủy điện, vừa đảm bảo môi trường; hiện nay trên địa bàn tỉnh có 19 công trình thủy điện đang được vận hành, phát điện với tổng công suất lắp máy trên 2.200 MW, tổng sản lượng điện sản xuất giai đoạn 2016 – 2020 đạt trên 27,95 tỷ Kwh, đóng góp trên 50% nguồn thu ngân sách địa phương và nâng cao thu nhập từ rừng cho nông dân (chi trả môi trường rừng). Quản lý tốt việc khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng; phòng tránh lãng phí nguồn tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường. Đang từng bước hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao gắn với bảo vệ môi trường, sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn, góp phần nâng cao giá trị hàng hóa nông nghiệp và phòng, chống ô nhiễm môi trường. Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai đồng bộ, đạt được những kết quả tích cực, các tiêu chí về môi trường được chú trọng triển khai thực hiện khá hiệu quả. Vấn đề môi trường đô thị, nông thôn được quan tâm; chương trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được các cấp, các ngành và người dân thực hiện; các địa phương đã quan tâm đầu tư hệ thống thu gom và xử lý rác thải, thường xuyên kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Thực hiên tốt các hoạt động quan trắc môi trường, điều tra, thống kê các nguồn nước thải vào lưu vực sông các sông trên địa bàn (sông Đà, sông Nậm Mu, sông Nâm Na). Hiện nay 100% rác thải y tế, 94% rác thải sinh hoạt tại đô thị được thu gom, xử lý; 61% số xã đã thu gom tập trung rác thải sinh hoạt; 8/8 huyện, thành phố có bãi chôn lấp rác thải. Tỉnh đã tiếp nhận và quản lý, xử dụng hiệu quả 02 trạm quan trắc giám sát nguồn nước trên biên giới tại xã Ka Lăng (Mường Tè) và Ma Ly Pho (Phong Thổ)…
Tuy nhiên, hoạt động bảo vệ môi trường của tỉnh vẫn còn một số hạn chế: Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền địa phương, nhất là cơ sở và một bộ phận người dân về môi trường và bảo vệ môi trường chưa đầy đủ, ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường chưa cao. Công tác quản lý đất đai, khoáng sản, môi trường có mặt chưa đáp ứng yêu cầu. Một số nơi vẫn để xảy ra tình trạng chặt phá rừng; khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng thiếu bền vững, thậm trí còn vi các quy định của phạm pháp luật về khai thác tài nguyên, khoáng sản. Chất lượng một số tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở một số xã chưa bền vững, nhất là tiêu chí về môi trường một số xã vẫn còn thấp. Việc ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp còn chậm, sản xuất nông nghiệp thiếu bền vững (năng suất, chất lượng và giá trị sử dụng trên diện tích đất).
Công tác phòng, chống ô nhiễm môi trường còn nhiều hạn chế. Việc quản lý chất thải rắn, rác thải sinh hoạt, nguy hại; rác thải, chất thải sản xuất nông nghiệp có lúc, có nơi chưa chặt chẽ; công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt chỉ mới chủ yếu tập trung ở khu vự đô thị, chưa có hoặc rất ít hoạt động dịch vụ, vận chuyển, xử lý rác thải tại khu vực nông thôn. Môi trường sống của một bộ phận nhân dân vùng nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa còn bị ô nhiễm. Các dự án điều tra cơ bản về môi trường, cơ sở dữ liệu môi trưởng phục vụ công tác quản lý, định hướng phát triển còn hạn chế; cơ sở, vật chất, thiết bị phục vụ công tác phòng, chống ô nhiễm môi trường còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; việc kiểm soát hoạt động sản xuất, sả thải của doanh nghiệp có nơi còn hạn chế…
Trước thực trạng trên, để đảm bảo cho tỉnh thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đề ra “Huy động các nguồn lực xây dựng tỉnh Lai Châu phát triển nhanh và bền vững”, vấn đề đặt ra đối với các cấp, các ngành và mọi người dân cần tập trung thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, với trọng tâm là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp, của cán bộ, đảng viên, Nhân dân các dân tộc về ý nghĩa tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường vừa nâng cao chất lượng cuộc sống, vừa đảm bảo cho sự phát triển bền vững của tỉnh. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, mỗi người dân trong việc quản lý, bảo vệ môi trường; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, năng lượng; làm trong sạch, lành mạnh môi trường sống; thực hiện phân loại rác thải tại nguồn và thu gom rác, hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần. Thực hiện tốt phương châm trong bảo vệ môi trường “Nói toàn cầu, làm địa phương”; ý thức, hành động của mỗi cá nhân trong sinh hoạt hằng ngày sẽ tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, to lớn trong hoạt động bảo vệ môi trường, quyết định đến sự thành công trong quản lý, bảo vệ môi trường.
Chú trọng phát triển, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp; từng bước phát triển, ứng dụng công nghệ cao để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp; nhất là kỹ thuật bảo quản, đảm bảo an toàn thực phẩm; phát triển các mô hình sản xuất hữu cơ, sản xuất nông sản sạch nhằm phát triển sản xuất hàng hóa có lợi thế theo xu thế của thị trường. Ưu tiên ứng dụng công nghệ mới; công nghệ tiết kiệm năng lượng; công nghệ sản xuất sạch hơn, sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư, ưu tiên các dự án sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường, công nghệ sạch; thực hiện tốt công tác phòng ngừa, kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; tập trung khôi phục và khoanh nuôi tái sinh rừng phòng hộ, đẩy mạnh phát triển rừng sản xuất; nâng cao năng lực phòng, chống cháy rừng; đầu tư cải tạo kết cấu hạ tầng phục vụ tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng. Tăng cường công tác quản lý tài nguyên, khoáng sản; việc khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng đảm bảo theo đúng quy hoạch và được cấp phép theo tinh thần tiết kiệm, hiệu quả.
Tập trung xây dựng nông thôn mới phát triển toàn diện, bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ môi trường sống của người dân. Chú trọng phát triển du lịch, phát triển sản phẩm phục vụ du lịch gắn với bảo vệ môi trường. Quản lý chặt chẽ xây dựng đô thị theo quy hoạch; rà soát, điều chỉnh, quy hoạch đô thị đáp ứng chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Tiếp tục đầu tư, từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng đô thị theo quy hoạch, nhất là đảm bảo hệ thống cấp nước sạch đô thị và vùng phụ cận, phấn đấu 99% dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung. Xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước đô thị; quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, rác thải rắn và phát triển cây xanh ở các đô thị. Quản lý chặt chẽ quy hoạch kiến trúc đối với tất cả các đô thị gắn với xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Tăng cường quản lý xây dựng, phát triển các điểm dân cư nông thôn tập trung, khu dân cư thôn bản, không để phát triển tự do, rải rác, khó khăn về hạ tầng thiết yếu; đồng thời coi trọng việc bảo vệ môi trường vùng nông thôn.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ môi trường cần quan tâm đầu tư cơ sở, vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Tiếp tục tăng chi ngân sách đảm bảo tỷ lệ 1% ngân sách nhà nước dành cho công tác bảo vệ môi trường và tăng dần tỷ lệ theo tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường, phát huy sức mạnh của cộng đồng trong giám sát, phản biện xã hội và huy động nguồn lực để bảo vệ môi trường. Tăng cường phối hợp với tỉnh Vân Nam (Trung quốc) trong hoạt động kiểm soát chất lượng môi trường, nguồn nước qua biên giới. Duy trì hoạt động quan trắc môi trường, xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường để dự báo và xử lý kịp thời các vùng, điểm có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; thực hiện các dự án điều tra, đánh giá chất thải để xây dựng cơ sở dữ liệu về môi trường, phục vụ công tác quản lý, định hướng phát triển./.
Tác giả bài viết: Đặng Ngọc
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cải Thiện Môi Trường, Điều Kiện Làm Việc Để Doanh Nghiệp Phát Triển Bền Vững trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!