Cập nhật nội dung chi tiết về Các Phương Pháp Để Gia Tăng Lợi Nhuận Cho Khách Sạn mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Làm sao để tăng lợi nhuận cho khách sạn
tại Việt nam đang gặp nhiều thuận lợi khi Việt nam đang là điểm đến hấp dẫn hàng đầu tại khu vực. Tuy nhiên cũng với sự phát triển về thị trường du lịch thì các khách sạn cũng gặp nhiều thách thức khi các nhà đầu tư dịch vụ lưu trú trong nước cũng như quốc tế đang ổ ạt vào Việt nam, đặc biệt là những thành phố – địa điểm du lịch hấp dẫn như Đà nẵng, Hội an, Sapa, Hạ long …
Hiện nay, kinh doanh khách sạn
Chi phí để cung cấp dịch vụ hoàn hảo để thỏa mãn các khách hàng đang ngày một khó tính hơn sẽ tăng lên gấp nhiều lần qua từng năm, sự biến động trong mùa du lịch và tỷ lệ phòng trống buộc CFOs và Kế toán trưởng phải kiểm soát chi phí ngặt nghèo hơn.
Vậy chúng ta nên làm gì để tăng lợi nhuận?
Tập trung vào hiệu suất dự báo
Dù bạn có đang làm việc ở ngành nào đi nữa, việc có được bức tranh tổng thể về tương lai sẽ giúp bạn xác định và lên kế hoạch cho hành động nào đem đến kết quả tốt nhất, đặc biệt là trong ngành khách sạn, nơi mà mùa du lịch có ảnh hưởng rất lớn. Đó là lý do tại sao chúng ta cần dự báo.
Thông thường, Trưởng Phòng Kinh Doanh (hay Trưởng phòng Tài chính) và Giám đốc Bán hàng sẽ là những người thực hiện dự báo nhu cầu khách hàng, tính toán giá cả và kiểm kê hàng hóa. Hoàn thành dự báo đúng lúc và chính xác rất quan trọng, nhưng cung cấp cho toàn bộ đội ngũ lãnh đạo bức tranh tổng thể còn quan trọng hơn.
Với các số liệu dự báo cần thiết, quản lý bộ phận front-office,buồn phòng, F&B và những bộ phận khác có thể sắp xếp nguồn cung, nhân sự và dịch vụ hợp lý cho khách hàng.
Khác với sự chính xác của dự báo tập trung vào việc ra quyết định trong thời gian ngắn, hiệu suất dự báo lại chú trọng vào tầm nhìn trong tương lai xa hơn. Đó là cách để dự báo nhu cầu khách hàng nhập vào văn hóa làm việc trong công ty và đo lường mức độ hiệu quả của hoạt động dự báo và phản ứng lại những điều kiện thay đổi ngoài thị trường, từ góc nhìn của chi phí và doanh thu. Bằng cách đưa hiệu suất dự báo vào trong hoạt động dự báo hàng ngày của bạn, doanh nghiệp khách sạn có thể xem xét chuỗi hoạt động trong cả thời gian ngắn và tương lai xa hơn.
Chú ý hơn đến các nhân viên quản lý phòng của bạn
Không có gì ngạc nhiên khi nói rằng sự hài lòng của khách hàng cao bao nhiêu, thì mức doanh thu trung bình trên mỗi phòng (Average Daily Rate) của khách sạn cao bấy nhiêu. Trong bất kì doanh nghiệp khách sạn nào, sự thỏa mãn của khách hàng hầu hết phụ thuộc vào mức độ gắn bó giữa khách và nhân viên quản lý phòng và sự giao tiếp giữa họ với nhau.
Theo mức độ tăng dần, những phương pháp giao tiếp rộng rãi như họp báo cáo, họp hội nghị, và giao tiếp giữa các quản lý phỏng thường được sử dụng bởi hầu hết các doanh nghiệp khách sạn. Những hoạt động này giúp họ tập trung vào việc giải quyết vấn đề hơn. Mặc dù các hoạt động này rất quan trọng, nhưng sẽ không đủ vì các nhân viên quản lý phòng ngày nay muốn được trở thành một phần lớn của doanh nghiệp.
Chúng ta có thể đạt được điều này nhờ quan hệ công việc hiệu quả. Nhân viên quản lý phòng có nhiều hiểu biết về khách hàng hơn là chúng ta nghĩ, và điều này sẽ giúp ích cho doanh nghiệp nếu họ có thể giao tiếp và kết nối với nhau dễ dàng để chia sẻ những ý kiến quý báu giúp gia tăng chất lượng dịch vụ hơn.
Giải quyết nỗi lo của khách hàng và đáp ứng nhu cầu hiệu quả hơn bằng nhiều cách khác nhau, cung cấp dịch vụ chất lượng cao mà không phải gia tăng chi phí nhân sự sẽ giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận.
Tối đa hóa phân khúc thị trường
Thấu hiểu được hành vi khách hàng sẽ cung cấp cho doanh nghiệp khách sạn nền tảng để tập trung vào phân khúc khách hàng nào sẽ đem đến lợi nhuận cao nhất và từ đó chuyển đổi chiến lược thu hút khách hàng để đảm bảo doanh thu cao nhất. Ví dụ, trong những mùa cao điểm, khách sạn cần tập trung vào việc thu hút, sắp xếp phòng ốc và giữ lại những khách hàng tiềm năng nhất. Ngược lại, trong những mùa thấp điểm, các khách sạn cần đem đến những gì khách hàng có nhu cầu cao nhất để thu hút.
Để làm được như vậy, doanh nghiệp cần có được các công cụ cung cấp dữ liệu tức thời và giúp họ đưa ra quyết định dựa trên số liệu lịch sử và mô hình kinh doanh.
Điều chỉnh nhân sự theo yêu cầu
Cân bằng giữa chăm sóc khách hàng và số lượng nhân viên trong nhiều mảng khác nhau là việc làm quan trọng trong các công ty quản lý tài sản cũng như các chủ khách sạn.
Tuy vậy, trong những mùa thấp điểm, nhu cầu khách hàng giảm và không ổn định sẽ dẫn tới việc dư thừa nhân viên trong biên chế và gia tăng chi phí nhân sự. Một điều đáng mừng cho các khách sạn là: chi phí nhân sự là một trong những chi phí có thể dễ dàng quản lý được bằng cách sử dụng các công cụ và quy trình để theo dõi, kiểm tra và quản lý số lượng nhân sự cho phù hợp với nhu cầu và đảm bảo chất lượng dịch vụ trong mùa cao điểm đồng thời giảm được chi phí trong mùa thấp điểm.
Tận dụng giá trị tài nguyên phòng của bạn
Mặc dù phương pháp này đem lại sự linh hoạt cho nhà quản lý khách sạn, nó lại tốn nhiều chi phí hơn chúng ta tưởng do giá trị của một phòng trống sẽ giảm giần sau một một đêm trôi qua. Việc truy cập chính xác giá trị tài nguyên của bạn vào bất kỳ thời điểm nào là vô cùng quan trọng.
Theo báo cáo mới nhất của HSMAI, có ba cách để tận dụng giá trị tài nguyên phòng của bạn :
– Bán phòng theo đơn vị loại phòng
kể cả đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp trong thời ký cao điểm sẽ giúp bạn dễ đạt được mức giá trung bình ngày (Average daily rate) đáp ứng nhu cầu của khách sạn. Cách thức bán phòng này cũng sẽ khiến cho các nhân viên bán phòng cũng như đội ngũ sale của bạn luôn bán phòng cao giá trước tiên. Các khách sạn có thể có các chương trình khuyến mãi phù hợp giúp củng cố chiến lược này. Trong mùa thấp điểm, phương thức bán này được khuyến nghị với số lượng bán có giới hạn và những ảnh hưởng của việc làm này được đặt ra và truyền đạt một cách rõ ràng.
–
Thấu hiểu động cơ khách hàng khi lựa chọn loại phòng
sẽ giúp bạn điều chỉnh dịch vụ cụa mình tùy theo phân khúc khách hàng bằng cách tăng cường tương tác dịch vụ cá nhân đối với từng đối tượng khách hàng khác nhau, từ đó giúp khách sạn có thêm được những khoản thu khác không được xem xét tới trước đó.
-
Hạ thấp giá trị nhận thức về tài nguyên phòng bằng cách cho phép check-in sớm và check-out trễ
. Ảnh hưởng của việc check-in sớm và check-out thực sự lớn hơn mọi người thường nghĩ. Khách hàng thường muốn được check-in sớm, có thể là vì họ mệt mỏi sau chuyến bay đêm hoặc họ đang cần phải đến một buổi họp khẩn ngay lập tức, hoặc họ muốn tránh phải xếp hàng check in/check out đúng giờ trong ngày. Tính thêm phí cho những ngoại lệ này sẽ tạo cơ hội cho bạn có thêm chi phí và khách cũng sẽ cảm thấy thoải mái vì yêu cầu của mình đã được đáp ứng.
Tuy nhiên, để có thể thực hiện được những chiến lược trên, các khách sạn cần phải có các công cụ công nghệ hỗ trợ cung cấp những khía cạnh sâu sắc hơn giúp quản lý được thời gian khách mong muốn đến và đi, dữ liệu về thời gian trống phòng thực tế và tình trạng giữ phòng…, tất cả các nhu cầu này đều đòi hỏi sự lưu động và linh hoạt trong ứng dụng công nghệ.
Thấu hiểu tỷ lệ hoàn vốn (ROI) của Marketing
Ngày càng nhiều các nhà quản lý khách sạn đã thay đổi góc nhìn từ việc phản ứng lại với thị trường và nhu cầu của khách hàng sang tự chủ động tìm kiếm doanh thu về cho doanh nghiệp. Có một góc nhìn toàn diện hơn về chi phí marketing và đo lường hiệu quả của số tiền đã bỏ ra sẽ giúp khách sạn quản lý chi phí tốt hơn đồng thời có thể dễ dàng tùy chỉnh chiến lược marketing phù hợp với nhu cầu thị trường
Để làm được điều này, bộ phận marketing như sale, PR, thương mại điện tử và các bộ phận khác cần phải được kết hợp, tối ưu hóa hoạt động toàn diện một cách chiến lược để có thể có tác động đến nhu cầu của khách hàng một cách tổng thể. Các khách sạn nên giao nhiệm vụ theo dõi chiến lược và hiệu quả marketing cho người thấu hiệu được doanh nghiệp và ROI của marketing để có thể phát hiện và nắm bắt các cơ hội nhanh chóng.
Nếu bạn chưa thực hiện điều này trong doanh nghiệp của mỉnh, đây chính là thời điểm bạn cần hành động để có thể tận dụng được tiềm năng lợi nhuận của trong thời kỳ phục hồi này. Hãy xem xét lại những chiến lược bạn từng làm trong quá khứ và đưa ra góc nhìn khác mới mẻ hơn về những cơ hội trong tương lai.
Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng trong khi tạo thêm lợi nhuận bổ sung
Bên cạnh việc cố gắng hết sức để thúc đẩy doanh thu bằng cách gia tăng số lượng đặt phòng mới, thu được nhiều lợi nhuận nhất từ khách hàng hiện tại cũng là một phương thức đáng thử. Quan tâm nhiều hơn đến trải nghiệm của khách và xem xét một cách nghiêm túc có thể giúp bạn tìm ra cơ hội bổ sung doanh số. Ngoài ra, cung cấp các loại dịch vụ đa dạng để nâng cao sự hài lòng của khách qua trang web của bạn hoặc qua các kênh phân phối truyền thống sẽ làm gia tăng mức độ quan tâm của khách ngay cả trước khi yêu cầu đặt phòng được thực hiện.
Những trải nghiệm dịch vụ thú vị của khách có thể đến từ tất cả các giai đoạn bắt đầu từ giai đoạn ao ước, lên kế hoạch, đặt phòng, mong đợi, trải nghiệm, và chia sẻ. Đối với những khách hàng tiềm năng, các kênh truyền thông xã hội sẽ là công cụ hiệu quả nhất để thu hút sự chú ý thậm chí từ giai đoạn ao ước và lập kế hoạch của du khách. Những kinh nghiệm của khách hàng cũ cũng là một nguồn tin rất có ảnh hưởng tới những người-sẽ-trở-thành khách hàng của bạn.
Thêm vào đó, trong giai đoạn đặt phòng, bạn có thể diễn tả tất cả lợi ích của việc nâng cấp lên phòng kế tiếp và đảm bảo một hệ thống đặt phòng hiệu quả đến nỗi một khách hàng khó tính cũng khó có thể từ chối.
Kiểm tra chi phí để đảm bảo chúng được thông báo chính xác tới khách hàng
Không còn gì tệ hơn khi bạn đã cẩn thận chuẩn bị một phương pháp tối ưu hóa doanh thu nhưng lại quên mất một thông báo phí đến khách. Trong môi trường kinh doanh nhanh chóng của một doanh nghiệp khách sạn, bạn có thể dễ dàng bỏ lỡ điều gì đó, và tất nhiên không phải khách hàng nào cũng đủ tốt để nhắc bạn. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn đã xem xét các báo cáo nhận phòng hoặc hoạt động đặt phòng từ vài ngày trước để có thêm thời gian kiểm tra kĩ giá cả hay các gói phòng không chính xác, đặt phòng trùng lặp hoặc các sai sót biên chép khác.
Một hoạt động quan trọng trong quy trình kiểm toán hằng đêm thường bị bỏ qua là cân đối chi phí từ điểm bán hàng (POS) tới khách. Phụ thuộc nhiều vào thiết bị đầu cuối cố định (POS) có thể dẫn đến các vấn đề do vị trí bất tiện của nó, do đó sử dụng các thiết bị di động như iPad cho một máy chủ di động, các hoạt động phối hợp, và nhiều thứ khác sẽ cho hiệu quả và chính xác hơn đồng thời cũng tăng cường sự hài lòng của khách hàng. Hệ thống của bạn càng được tích hợp đầy đủ bao nhiêu, nguy cơ bị mất bất kì chi phí nào sẽ được giảm đi bấy nhiêu.
Chủ động quản lý sử dụng tài nguyên đến tối thiểu trong thời điểm vắng khách
Trong thời kì suy thoái kinh tế, hoạt động bảo trì thường được trì hoãn để duy trì lợi nhuận. Hơn nữa,
việc chuẩn bị một kế hoạch và một quy trình để chủ động quản lý tài sản của bạn là
ngày càng cần thiết. Việc nâng cao sự mong đợi vào đội ngũ nhân viên bảo trì của bạn, và cung cấp cho họ những công cụ để giao tiếp hiệu quả trong tổ chức sẽ đem lại hiệu quả cao. Ngoài ra, cần ghi nhớ là bất kì sự gián đoạn nào tới các tài sản quan trọng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ hài lòng của khách và doanh thu của bạn.
Đối với các trường hợp sửa chữa khẩn cấp, nên nhớ là không phải khách hàng nào cũng kiên nhẫn và sẵn sàng lãng phí thời gian của họ cho việc chờ đợi sửa chữa. Như đã đề cập ở trên, trang bị cho quầy lễ tân, đội bảo trì và đội ngũ lao công những phương tiện
thiết bị di động
để có thể thông báo tình trạng phòng ngay lập tức sẽ giảm thiểu thời gian khắc phục sự cố, gia tăng sự hài lòng của khách và do đó, tăng lợi nhuận.
Nhiều nguồn tin có cơ sở nói rằng doanh thu trung bình/phòng (RevPAR) được dự đoán sẽ tăng trưởng khoảng 6% trong vài năm tới, phần lớn số này đến từ giá phòng trung bình/ngày (ADR) và thời gian ở lại (Occupancy), có nghĩa là cuối cùng thì bạn sẽ kiếm được nhiều tiền hơn với cùng một số lượng khách hàng, và hầu hết các nguồn thu này sẽ rơi vào lời/lỗ sau thuế. Nếu bạn chưa nhận thấy việc này đang xảy ra trong doanh nghiệp của mình, bây giờ là thời điểm thích hợp để hành động, để tận dụng đầy đủ tiềm năng lợi nhuận trong thời kì phục hồi kinh tế. Hãy nhìn xa hơn những gì bạn đã làm và suy nghĩ khác đi về các cơ hội đang ngủ quên phía trước!
Sophia PMS
Lợi Nhuận Và Các Biện Pháp Làm Tăng Lợi Nhuận
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm
Luận văn – Lợi nhuận và các biện pháp làm tăng lợi nhuận
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]
(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)
Lời mở đầu
Bất cứ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào cũng quan tâm đến năng suất, chất lượng và hiệu quả. Đây là ba chỉ tiêu quan trọng hàng đầu trong quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, là thước đo trình độ phát triển của doanh nghiệp nói chung và của toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung. Song tất cả đều thể hiện một mục tiêu cao hơn của doanh nghiệp đó là lợi nhuận và tối đa hoá lợi nhuận.
Phấn đấu để có lợi nhuận và tối đa hoá lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nó có tính chất quyết định tới sự sống còn và phát triển của mọi doanh nghiệp. Vì vậy việc nghiên cứu tìm hiểu nguồn gốc, các nhân tố ảnh hưởng và các giải pháp nhằm làm tăng lợi nhuận đối với doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề này trong quá trình thực tập em xin chọn đi sâu vào vấn đề lợi nhuận với đề tài “Lợi nhuận và các biện pháp làm tăng lợi nhuận tại Công ty cổ phần xây dựng thuỷ lợi Thái Thuỵ”.
Nội dung của đề tài gồm ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về lợi nhuận
Chương 2: Thực trạng về hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng thuỷ lợi Thái Thuỵ
Chương 3: Một số biện pháp làm tăng lợi nhuận tại Công ty cổ phần xây dựng thuỷ lợi Thái Thuỵ
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do thời gian thực tập ngắn, do trình độ hiểu biết của em còn nhiều hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được nhiều sự góp ý của các thầy cô để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo Công ty, phòng Tài chính – Kế toán, đặc biệt em xin bầy tỏ lòng cảm ơn chân thành nhất tới thầy Lê Văn Chắt đã hướng dẫn chỉ bảo em nghiên cứu hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, tháng 9 năm 2006
Sinh viên
Trịnh Thị Thu Hương
Chương I
Lý luận chung về lợi nhuận
I. Lợi nhuận và vai trò của lợi nhuận đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
1. Khái niệm về lợi nhuận
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. Là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động của doanh nghiệp.
Từ đây ta thấy rằng lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng, nó chính là phần giá trị sản phẩm của lao động thặng dư vượt quá phần giá trị sản phẩm của lao động tất yếu mà doanh nghiệp bỏ ra, từ góc độ của doanh nghiệp thì lợi nhuận là số tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để đạt được doanh thu đó.
Nội dung của lợi nhuận bao gồm:
* Lợi nhuận hoạt động kinh doanh, dịch vụ và hoạt động tài chính: Là số lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ và thu được từ hoạt động tài chính thường xuyên của doanh nghiệp
* Lợi nhuận từ hoạt động khác: Là số lợi nhuận doanh nghiệp có thể thu được từ hoạt động không thường xuyên, không lường trước được như lợi nhuận từ việc thanh lý các tài sản cố định, thu tiền phát sinh do khách hàng vi phạm hợp đồng …
2. Vai trò và ý nghĩa của lợi nhuận trong doanh nghiệp
Lợi nhuận doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, vì nó có tác động đến tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc phấn đấu thực hiện được chỉ tiêu lợi nhuận là điều quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính doanh nghiệp được ổn định vững chắc.
2.1. Đối với bản thân doanh nghiệp
Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói lên kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ. Nếu doanh nghiệp phấn đấu cải tiến quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ làm giảm chi phí và hạ giá thành sẽ làm cho lợi nhuận tăng lên.
Lợi nhuận còn là nguồn tích luỹ cơ bản để tái sản xuất mở rộng, là nguồn vốn rất quan trọng để đầu tư phát triển của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận sẽ có điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, đảm bảo quyền lợi cho người lao động, có điều kiện xây dựng quỹ như quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, phúc lợi … điều này khuyến khích người lao động tích cực làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm, phát huy tính sáng tạo trong lao động và gắn bó với doanh nghiệp. Nhờ vậy năng suất lao động sẽ được nâng cao góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh làm tăng lợi nhuận doanh nghiệp.
2.2.Đối với xã hội
Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế, lợi nhuận là động lực, là đòn bẩy kinh tế của xã hội. Nếu doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đảm bảo tài chính ổn định và luôn tăng trưởng, có lợi nhuận cao thì tiềm lực tài chính quốc gia sẽ ổn định và phát triển. Vì lợi nhuận là nguồn tham gia đóng góp theo luật định vào ngân sách nhà nước dưới hình thức thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhờ vậy mà nhà nước có nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo dựng môi trường kinh doanh tốt hơn cho doanh nghiệp và góp phần hoàn thành những chỉ tiêu kinh tế – xã hội của đất nước.
II. Phương pháp xác định lợi nhuận của doanh nghiệp và các chỉ tiêu phân tích đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp
1. Phương pháp xác định lợi nhuận của doanh nghiệp.
Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế quan trọng của doanh nghiệp, phản ánh hiệu quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Việc đảm bảo lợi nhuận từ các hoạt động sản xuất kinh doanh trở thành một yêu cầu bức thiết, lợi nhuận vừa là mục tiêu vừa là động lực của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Để xác định được lợi nhuận khi lập kế hoạch lợi nhuận và lập báo cáo thu nhập hàng năm của doanh nghiệp người ta áp dụng hai phương pháp đó là: Phương pháp trực tiếp và phương pháp xác định lợi nhuận qua các bước trung gian.
1.1.Phương pháp trực tiếp
* Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh; cung ứng dịch vụ
Đây là lợi nhuận chủ yếu của doanh nghiệp, thu được từ hoạt động sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ trong kỳ, được xác định bằng công thức sau:
Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh = Doanh thu thuần – [Trị giá vốn hàng bán + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp]
Hoặc
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần – Giá thành toàn bộ của sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ tiêu thụ trong kỳ.
Trong đó:
– Lợi nhuận hoạt động kinh doanh là số lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp
– Trị giá vốn hàng bán là giá thành sản xuất của khối lượng sản phẩm tiêu thụ đối với doanh nghiệp sản xuất và là giá trị mua vào của hàng hoá bán ra đối với doanh nghiệp thương nghiệp
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập từ hoạt động tài chính với thuế gián thu nếu có và chi phí hoạt động tài chính
Lợi nhuận hoạt động tài chính = Thu nhập hoạt động tài chính – thuế (nếu có) – Chi phí hoạt động tài chính
Trong đó:
* Lợi nhuận khác
Lợi nhuận khác là số chênh lệch giữa thu nhập khác với chi phí khác và khoản thuế gián thu nếu có
Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Thuế (nếu có) – Chi phí bất khác
Trong đó:
– Thu nhập khác là những khoản thu không thể dự tính được trước, các khoản thu không mang tính chất thường xuyên như thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, tiền phạt do các bên vi phạm hợp đồng với doanh nghiệp, các khoản nợ khó đòi đã xử lý nay lại thu lại được …
– Chi phí khác là các khoản chi cho các hoạt động nói trên …
Như vậy tổng hợp lại ta có lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp được tính như sau:
Lợi nhuận trước thuế TNDN = Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ và lợi nhuận từ hoạt động tài chính + Lợi nhuận khác
Và Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp sẽ được xác định:
Lợi nhuận sau thuế TNDN = Lợi nhuận trước thuế – Thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ
Phương pháp xác định lợi nhuận này là đơn giản, dễ tính, do đó được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp.
1.2. Xác định lợi nhuận qua các bước trung gian
Ngoài phương pháp trực tiếp đã trình bầy trên ta còn có thể xác định lợi nhuận của doanh nghiệp bằng cách tính dần lợi nhuận của doanh nghiệp qua từng khâu hoạt động, trên cơ sở đó giúp cho nhà quản lý thấy được quá trình hình thành lợi nhuận và tác động của từng khâu hoạt động hoặc từng yếu tố kinh tế đến kết quả hoạt động kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp là lợi nhuận sau thuế hay lợi nhuận ròng
Phương pháp xác định lợi nhuận như vậy được gọi là phương pháp xác định lợi nhuận qua các bước trung gian. Tuỳ theo yêu cầu quản lý của mỗi doanh nghiệp mà ta có thể thiết lập các mô hình khác nhau trong việc xác định lợi nhuận qua các bước trung gian.
Mô hình xác định lợi nhuận theo phương pháp này được thể hiện như sau
Mô hình xác định lợi nhuận
Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ và thu nhập từ hoạt động tài chính
Thu nhập từ các hoạt động khác
Lợi nhuận từ các hoạt động khác
Chi phí hoạt động khác
Các khoản giảm trừ
Doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ và thu nhập từ hoạt động tài chính
Lợi nhuận hoạt động khác
Chi phí hoạt động khác
– Giảm giá hàng bán
– Hàng bị trả lại
-Chiết khấu bán hàng
– Thuế gián thu (Thuế TNDN, GTGT, XNK)
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và thu hoạt động tài chính
– Chi phí bán hàng
Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và hoạt động tài chính
– Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí cho hoạt động tài chính
Tổng lợi nhuận trước thuế
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế (Lợi nhuận ròng)
2. Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp
Để đánh giá chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp người ta sử dụng các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận tuỳ theo yêu cầu đánh giá đối với các hoạt động khác nhau. Ta có thế sử dụng một số chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận sau đây:
2.1. Tỷ suất doanh thu thuần
Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp.
Công thức xác định:
Tỷ suất lợi nhuận/ Doanh thu thuần
=
Lợi nhuận trước hoặc sau thuế
Doanh thu thuần
ý nghĩa: Chỉ tiêu này thể hiện 100 đồng doanh thu thuần trong kỳ đêm lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao.
2.2 Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh bình quân
Là mối quan hệ giữa lợi nhuận đạt được với số vốn kinh doanh bình quân trong kỳ( vốn cố định và vốn lưu động)
Công thức xác định:
Tỷ suất lợi nhuận/ Vốn kinh doanh bình quân
=
Lợi nhuận trước hoặc sau thuế
Vốn kinh doanh bình quân
ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng vốn kinh doanh bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quan sử dung vốn kinh doanh càng lớn
2.3.Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
Là mối quan hệ giữa lợi nhuận với vốn chủ sở hữu sử dụng trong kỳ
Công thức xác định:
Tỷ suất lợi nhuận/ Vốn chủ sở hữu
=
Lợi nhuận trước hoặc sau thuế
Vốn chủ sở hữu
ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả 100 đồng vốn chủ sở hữu trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao, hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hưu càng cao.
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận và một số biện pháp làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
1. Các nhân tố ảnh hương tới lợi nhuận
Doanh nghiệp tồn tại và hoạt động trong môi trường kinh tế- xã hội chịu sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố từ môi trường kinh doanh đêm lại. Người ta chia ra làm hai nhóm nhân tố: Nhóm nhân tố khách quan và nhóm nhân tố chủ quan. Nhân tố khách quan là nhân tố năm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp, nhân tố chủ quan là nhân tố thuộc về bên trong doanh nghiệp. Những nhân tô này có thể tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển nhưng nó cũng có thể là những trở ngại mà các doanh nghiệp cần vượt qua để đi đến mục đích cuối cùng và thu lợi nhuận.
1.1.Nhóm nhân tố khách quan
Là tập hợp các yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp mà bản thân doanh nghiệp không lường trước được. Bao gồm:
– Môi trường kinh tế (lạm phát,tỷ giá, lãi suất…) những biến động trên thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp, điển hình của sự tác động này là quan hệ cung- cầu. Quan hệ cung- cầu làm cho giá cả thay đổi vì vậy ảnh hưởng đến quy mô sản xuất và lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi cầu lớn hơn cung thì khả năng tiêu thụ hàng hoá của các doanh nghiệp sẽ tăng, doanh nghiệp dễ dàng tăng doanh thu, tăng khả năng tăng lợi nhuận. Doanh nghiệp cũng chịu sự tác động của thị trường thông qua quy luật cạnh tranh.
– Môi trường pháp lý
Các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường có sự quả lý của nhà nước, ngoài việc tuân thủ các quy luật của thị trường thì doanh nghiệp còn chịu sự quản lý vĩ mô của nhà nước. Nhà nước là người hướng dẫn, kiểm soát và điều tiết các hoạt động của doanh nghiệp thông qua các biện pháp kinh tế, các chính sách, luật lệ về kinh tế như chính sách về thuế, lãi suất, tín dụng, chính sách khuyến khích đầu tư, kiểm soát giá …
1.2. Nhóm nhân tố chủ quan
– Nhân tố con người:
Đây là một nhân tố quan trọng vì con người luôn đóng vai trò trung tâm và có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như trình độ quản lý, trình độ chuyên môn cũng như sự nhanh nhậy của người lãnh đạo trong cơ chế thị trường, trình độ chuyên môn và ý thức trách nhiệm trong lao động của cán bộ công nhân viên cũng rất quan trọng.
– Nhân tố về vốn:
Đây là tiền đề vật chất cho hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có lợi thế về vốn sẽ dành được cơ hội trong kinh doanh, có điều kiện mở rộng thị trường …
– Nhân tố về chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Chi phí bao gồm:
+ Chi phi nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ … phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. Đây là nhân tố quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: Là chi phí về tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm. Nhân tố này chiếm tỷ trọng khá lớn. Đối với giá thành sản phẩm do các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn sử dụng nhiều lao động trực tiếp vào sản xuất.
Sau khi sản phẩm, hàng hoá đã được sản xuất thì vấn đề tiếp theo là phải tổ chức bán, tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá đó trên thị trường. Doanh nghiệp cần phải tổ chức tiêu thụ nhanh để sớm thu được tiền về, quay vòng vốn kinh doanh nhanh để mở rộng sản xuất. Việc tổ chức tốt quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ làm doanh thu tăng, chi phí tiêu thụ sản phẩm giảm do đó làm lợi nhuận tăng.
Tóm lại, tất cả các nhân tố khách quan và chủ quan đều ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi nhân tố có mức ảnh hưởng khác nhau và giữa chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ tác động qua lại với nhau.
2. Một số biện pháp làm tăng lợi nhuận trong doanh nghiệp
2.1. Phấn đấu giảm chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm
Đây là biện pháp cơ bản nhằm tăng lợi nhuận doanh nghiệp. Nếu như trên thị trường tiêu thụ giá bán và mức thuế đã được xác định thì lợi nhuận của đơn vị sản phẩm, hàng hoá, khối lượng dịch vụ tăng thêm hay giảm đi là do giá thành sản phẩm hoặc chi phí quyết định. Bởi vậy, để tăng thêm lợi nhuận các doanh nghiệp phải không ngừng phấn đấu giảm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm. Muốn được như vậy các doanh nghiệp phải thức hiện tốt các biện pháp sau:
– Tăng năng suất lao động:
Là quá trình áp dụng tổng hợp các biện pháp để tăng năng lực sản xuất của người lao động sao cho số sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hoặc giảm bớt thời gian lao động cần thiết để sản xuất một đơn vị sản phẩm. Để tăng năng suất lao động các doanh nghiệp phải đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất tiên tiến tạo tiền đề làm thay đổi điều kiện sản xuất, cho phép sử dụng triệt để công suất máy móc thiết bị, tăng cường công tác quản lý sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị, tổ chức quản lý lao động hợp lý, chú trọng nâng cao trình độ tay nghề và ý thức trách nhiệm của người lao động.
– Giảm bớt lao động gián tiếp, giảm nhẹ bộ máy quản lý từ đó giảm chi phí quản lý, chi phí lao động gián tiếp, góp phần nâng cao lợi nhuận.
– Tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao:
Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất cũng góp phần to lớn vào việc giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, giảm được chi phí hao hụt nguyên vật liệu xuống mức thấp nhất là đã góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
2.2. Tăng thêm sản lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Đây là một biện pháp quan trọng nhằm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi những điều kiện khác không thay đổi thì khối lượng sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ tiêu thụ, cung ứng có ảnh hưởng trực tiếp tới mức lợi nhuận của doanh nghiệp. Đi đôi với tăng sản lượng sản phẩm các doanh nghiệp còn phải chú ý nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cung ứng. Bởi vì chất lượng được nâng cao sẽ giữ được chữ tín đối với người tiêu dùng và giữ được giá bán, doanh thu se tăng. Những trường hợp làm hàng giả, hàng kém chất lượng đưa ra thị trường đã chứng minh được doanh nghiệp đó không thể tồn tại được.
2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
– Vốn cố định:
Vốn cố định là bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định mà đặc điểm của nó là chuyển dần giá trị vào sản phẩm trong nhiều chu kỳ sản xuất cho tới khi tài sản cố định hết thời hạn sử dụng. Quản lý vốn cố định cũng là một nội dung quan trọng trong quản lý vốn của doanh nghiệp. Nếu vốn cố định được quản lý tốt sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vốn cố định là bộ phận quan trọng của vốn sản xuất. Quy mô vốn cố định có ảnh hưởng rất lớn, nó trực tiếp quyết định đến trình độ trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định được coi là một trọng điểm của công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp.
– Vốn lưu động:
Vốn lưu động là số vốn ứng ra để hình thành nên tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của chúng vào giá trị của sản phẩm và thông qua lưu thông sẽ được hoàn lại một lần sau chu kỳ kinh doanh. Vốn lưu động nằm dưới nhiều dạng vật chất khác nhau, điều này làm cho doanh nghiệp khó kiểm soát chúng một cách chặt chẽ. Sử dụng tốt vốn lưu động tức là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng cao càng chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả.
Vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là vấn đề đáng quan tâm vì khi sử dụng vốn kinh doanh có hiểu quả sẽ góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất đem lại lợi nhuận ngày một lớn cho doanh nghiệp. Để làm tốt công việc này doanh nghiệp cần chú ý tới việc xác định cơ cấu vốn kinh doanh, hợp lý giữa các giai đoạn sản xuất, các khâu kinh doanh, giữa tài sản cố định và tài sản lưu động, xây dựng quy chế quản lý chặt chẽ, rõ ràng.
chương ii
Thực trạng về hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng thuỷ lợi thái thụy
i. KháI quát về tình hình tổ chức quản lý, kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng thuỷ lợi TháI Thuỵ
1. Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty Cổ phần xây dựng thuỷ lợi Thái thuỵ tiền thân là Đội xây dựng thuỷ lợi huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình được thành lập ngày 10/10/1994. Năm 2001 thực hiện cổ phần hoá thành Công ty cổ phần xây dựng thuỷ lợi Thái Thuỵ theo quyết định số 666/QĐ-UB ngày 12/07/2001 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình. Số đăng ký kinh doanh số 0803000013 do Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thái Bình cấp ngày 07/08/2001. Công ty có tài khoản riêng mở tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thái Thuỵ, Ngân hàng công thương Diêm Điền. Có con dấu riêng hoạt động theo Luật doanh nghiệp và điều lệ công ty cổ phần. Được phép hoạt động trong các lĩnh vực : xây dựng, thuỷ lợi, giao thông , dân dụng.
Trong những năm qua, Công ty cổ phần xây dựng thuỷ lợi Thái Thuỵ đã thi công nhiều công trình có quy mô và đạt chất lượng tốt, giá thành hợp lý và được chủ đầu tư đánh giá cao.
Trong năm năm gần đây, Công ty đã trưởng thành trên thị trường, đơn vị có đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao, có cán bộ quản lý giỏi, có các đội lao động chuyên làm công tác đào đắp và xây lắp với tay nghề vững vàng đủ khả năng xây dựng những công trình có quy mô phức tạp. Công ty có đủ năng lực thiết bị thi công, thực hiện đuợc tất cả các yêu cầu đòi hỏi về kỹ thuật chất lượng công trình.
Hiện nay, đơn vị không ngừng nâng cao đội ngũ kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân lành nghề, mua sắm trang thiết bị để đảm bảo thi công công trình ngày càng tốt hơn.
Tên đơn vị : Công ty cổ phần xây dựng thuỷ lợi Thái Thuỵ
Hình thức sở hữu vốn: Công ty cổ phần
Địa chỉ : Khu 7 thị trấn Diêm Điền- Huyện Thái Thuỵ – Tỉnh Thái Bình
Điện thoại : 036.853290
2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
Là đơn vị hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng các công trình công nghiệp, giao thông thuỷ lợi và công trình dân dụng.
3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
– Sản phẩm: Sản phẩm của Công ty là các công trình giao thông, thuỷ lợi, dân dụng.
– Chất lượng sản phẩm: Các công trình của Công ty xây dựng đều đạt tiêu chuẩn của những chủ đầu tư và được đánh giá cao.
– Đặc điểm của sản phẩm: Do tính chất của sản phẩm hàng hoá có giá trị lớn, thời gian thi công dài, sản phẩm mang tính chất đơn chiếc được thi công trên những địa điểm khác nhau. Sản phẩm mang tính cố định nên các đội thi công phải di chuyển địa điểm thi công công trình. Giá trị sản phẩm lớn, thời gian sử dụng lâu dài và có nhu cầu sửa chữa thường xuyên.
4. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
4.1. Bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
* Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty:
* Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.
– Hội đồng quản trị: là cơ quan cao nhất do đại hội cổ đông bầu ra có nhiệm vụ chỉ đạo toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo những kế hoạch, nhiệm vụ mà đại hội cổ đông đề ra. Hội đồng quản trị của Công ty gồm 3 người: 1 chủ tịch Hội đồng quản trị và 2 uỷ viên, chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm giám đốc điều hành Công ty.
– Ban giám đốc: Chỉ đạo trực tiếp mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước Công ty về các mục tiêu kế hoạch được giao.
– Ban chỉ huy công trường: Mỗi công trường có 1 trưởng ban chỉ huy công trường chịu sự phân công của giám đốc. Chỉ đạo thi công và phụ trách kỹ thuật thi công các công trình.
– Phòng Tài chính-kế toán: Chịu sự điều hành của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc Công ty. Có trách nhiệm thực hiện các công việc kế toán của Công ty, tham mưu cho Ban giám đốc trong lĩnh vực tài chính nhằm giúp cho việc sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn. Lập báo cáo tài chính hàng kỳ, xác định tổ chức nguồn vốn đảm bảo cho sản xuất kinh doanh, huy động nguồn vốn hiện có vào sản xuất kinh doanh.
– Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các công việc đồng thời sắp xếp, bố trí cán bộ, công nhân cho các công trường. Đảm bảo công tác kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động.
2.2.Tổ chức bộ máy kế toán
* Hình thức tổ chức:
Bộ máy kế toán của Công ty hình thành và phát triển cùng với sự ra đời của Công ty cổ phần xây dựng thuỷ lợi Thái Thuỵ. Công ty áp dụng hình thức tổ chức kế toán tập trung. Bộ máy biên chế gọn, lực lượng lao động chủ yếu thuê ngoài vì vậy phòng kế toán chỉ biên chế 3 người trong đó có 1 kế toán trưởng, 1 kế toán tổng hợp và 1 kế toán tiền mặt, tiền lương, quỹ.
Cơ cấu bộ máy kế toán
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
* Chức năng, nhiệm vụ của mỗi người:
– Kế toán trưởng: Giúp Ban giám đốc chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán. Điều hành công việc chung trong Phòng tài chính- kế toán.
– Kế toán tổng hợp: Thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tất cả các báo cáo của các đội xây dựng đều do kế toán tổng hợp duyệt.
– Kế toán tiền mặt, tiền lương: Chịu trách nhiệm viết phiếu thu, phiếu chi trên cơ sở chứng từ gốc hợp lệ, tập trung vào sổ quỹ để hàng tháng đối chiếu. Chịu trách nhiệm tính lương cho các cán bộ công nhân viên và lương cho công nhân theo chế độ quy định
– Đơn vị hạch toán kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ. Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Công ty đang sử dụng các sổ kế toán: Chứng từ gốc, chứng từ ghi sổ, sổ quỹ và các sổ chi tiết, sổ cái.
Sơ đồ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
II. Thực trạng về hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty cổ phần xây dựng thuỷ lợi TháI Thuỵ
1. Tài sản – nguồn vốn của Công ty thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1: Tài sản – nguồn vốn năm 2004 –2005
Đvt: đồng
Stt
chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
So sánh 2004/2005
Số tiền
Tỷ trọng
%
Số tiền
Tỷ trọng
%
S tuyệt đối
Tỷ lệ
%
I
Tài sản
1.671.710.290
100
2.040.858.611
100
369.148.321
22,08
1
TSLĐ
1.554.121.365
92,96
1.941.297.485
95,13
387.176.120
24,91
2
TSCĐ
117.588.925
7,04
995.611.126
4,87
-18.027.799
-15,33
II
Nguồn vốn
1.671.710.290
100
2.040.858.611
100
369.148.321
22,08
1
Nợ phải trả
(Nợ ngắn hạn)
903.464.159
54,04
1.174.364.803
57,55
270.900.644
29,98
2
Vốn CSH
768.246.131
45,95
866.493.808
42,45
98.247.677
12,79
Nguồn: Phòng TC-KT Công ty
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng tài sản năm 2005 tăng 369.148.321 đồng tương ứng với 22,08% cho thấy tài sản của Công ty đã có những thay đổi và có những dấu hiệu tăng dần. Việc tăng về quy mô tài sản chủ yếu do tài sản lưu động tăng, nguyên nhân tăng là do vốn bằng tiền của Công ty tăng, điều này cho ta thấy quá trình quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty đã hợp lý về kết cấu. Tài sản cố định năm 2005 so với năm 2004 giảm 18.027.799 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 15,33% là do năm 2005 Công ty đã thanh lý một số thiết bị. So với năm 2004 nguồn vốn năm 2005 tăng 369.148.321 đồng, tương ứng với 22,08%. Nguồn vốn kinh doanh tăng là do công ty đã trích một phần cổ tức để bổ sung vốn đầu tư. Cuối năm 2004 đã trích là 59.055.000 đồng nên vốn chủ sở hữu năm 2005 tăng 98.247.677 đồng với tỷ lệ tăng là 12,79%.
2. Hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình lợi nhuận của Công ty cổ phần xây dựng thuỷ lợi Thái Thuỵ
2.1. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Như ta đã biết lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận chủ yếu của mỗi doanh nghiệp, nó có ý nghĩa quan trọng với toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính, Công ty cổ phần xây dựng thuỷ lợi Thái Thuỵ không nằm ngoài quy luật đó. Vì vậy, để hiểu được tình hình thực hiện lợi nhuận ở Công ty cổ phần xây dựng thuỷ lợi Thái Thuỵ ta hãy xem xét qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Bảng 2: kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Đvt: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
So sánh 2004/2005
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tuyệt đối
Tỷ lệ (%)
Tổng doanh thu
2.229.834.900
1.140.791.900
-1.089.043.000
-48,84
1. Doanh thu thuần
2.229.834.900
100
1.140.791.900
100
-1.089.043.000
-48,84
2. Giá vốn hàng bán
2.003.191.275
89,93
1.050.011.059
92
-953.180.216
-47,58
3. Lợi nhuận gộp(3=1-2)
226.643.625
90.780.841
-135.862.784
-59,94
4. Chi phí quản lý DN
119.334.565
5,35
90.660.265
7,94
-28.674.300
-24,03
5. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (5 = 3 -4)
107.309.060
120.576
-107.188.484
-99,89
6. Thu nhập hoạt động tài chính
5.664.040
4.585.586
-1.078.454
-19,04
7. Chi phí hoạt động tài chính
315.400
783.525
468.125
148,42
8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động tàI chính(8 = 6 -7)
5.348.644
3.802.061
-1.546.583
-28,91
9. Tổng lợi nhuận trước thuế (9=5+8)
112.657.704
3.922.637
-108.735.067
-96,52
10. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
31.544.157
1.098.338
-30.445.819
-96,52
11. Lợi nhuận sau thuế
(11= 9 -10)
81.113.547
2.824.299
-78.289.248
-96,52
Nguồn: Phòng TC-KT Công ty
Qua bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận của Công ty có chiều hướng giảm. Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí, vì thế nếu tăng được doanh thu sẽ trực tiếp góp phần tăng lợi nhuận.
Doanh thu thuần là yếu tố quan trọng để tăng lợi nhuận, nhưng doanh thu thuần năm 2005 giảm 1.089.043.000 đồng ứng với tỷ lệ – 48,84% so với năm 2004, điều này là do năm 2005 các công trình xây dựng còn dở dang nhiều nên doanh thu thấp, dẫn đến lợi nhuận thấp, còn chi phí sản xuất kinh doanh dở dang lại quá nhiều. Công ty không có các khoản giảm trừ ( không có công trình hoặc hạng mục công trình phải phá đi làm lại, gây tổn thất làm giảm doanh thu ) điều này là do trong năm qua không có hạng mục công trình nào Công ty xây dựng phải phá bỏ hay làm lại chứng tỏ những hạng mục công trình đó đảm bảo chất lượng và yêu cầu của các chủ đầu tư.
Về chi phí quản lý doanh nghiệp, qua bảng trên ta thấy năm 2005 chi phí quản lý giảm so với năm 2004 là 28.674.300 đồng, tương ứng với tỷ lệ 24,03%. So với doanh thu thuần thì năm 2004 chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng 5,35%, năm 2005 chỉ tiêu này chiếm 7,94%, nghĩa là khi thu được 100 đồng doanh thu thuần thì năm 2004 công ty phải bỏ ra 5,35 đồng chi phí và năm 2005 phải bỏ ra 7,94 đồng chi phí. Như vậy chi phí này cũng chiếm khá nhiều do dịch vụ mua ngoài tăng, chi cho tiền lương tăng.
Chính vì hai chỉ tiêu giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp quá cao như vậy sẽ dẫn đến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của năm 2005 giảm 107.188.484 đồng so với năm 2004 với tỷ lệ tương ứng là 99,89%. Năm 2005 lợi nhuận của Công ty không đáng kể, gần như là không có lợi nhuận, điều này cũng một phần là do trong năm 2005 công ty chưa thu hồi được vốn về, còn để các nơi khác chiếm dụng nhiều…
2.2 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính.
Công ty Cổ phần xây dựng thuỷ lợi Thái Thuỵ là một công ty còn non trẻ, và mới được cổ phần hoá từ hơn 5 năm nay, trong thời gian đó Công ty mới chú trọng tập trung vào đầu tư máy móc thiết bị phục vụ cho việc thi công theo những hợp đồng có quy mô và yêu cầu khác nhau, cũng vì vậy mà hoạt động tài chính của Công ty còn hạn chế và chưa mang lại lợi nhuận cao như mong đợi của HĐQT.
Lợi nhuận hoạt động tài chính là khoản chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động tài chính với chi phí hoạt động tài chính.
Nhìn vào bảng 2 ta thấy chi phí cho hoạt động tài chính năm 2005 tăng so với năm 2004 là 468.125 đồng, tương ứng với tỷ lệ 148,42%, chi phí này tăng chủ yéu là do các khoản tổn thất trong đầu tư đấu thầu dự án của Công ty. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm 2005 cũng ít hơn năm 2004 là 1.546.583 đồng ứng với tỷ lệ 96,52%. Điều này là do Công ty chưa thu được lãi tiền gửi ngân hàng và chưa thu được lãi vốn cho vay mà các đơn vị khác đang chiếm dụng.
Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thì hoạt động tài chính chỉ là hoạt động kinh doanh phụ, góp phần tăng nguồn vốn kinh doanh cho Công ty trong điều kiện kinh tế hiện nay. Nhưng ở góc độ chung Công ty cần xem xét để tăng lợi nhuận từ hoạt động tài chính để góp phần tăng lợi nhuận cho Công ty trong những năm tới.
Để hiểu rõ hơn tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chúng ta cần nghiên cứu thêm một số chỉ tiêu tài chính khác sau đây:
* Một số chỉ tiêu tài chính năm 2004 và 2005.
Bảng 3: Một số chỉ tiêu tài chính năm 2004-2005.
ĐVT: đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Chênh lệch
S Tuyệt đối
Tỷ lệ %
1
Doanh thu thuần
2.229.834.900
1.140.791.900
-1.089.043.000
-48,84
2
Vốn kinh doanh BQ
1.671.710.290
2.040.858.611
369.148.321
22
3
Lợi nhuận trước thuế
112.657.704
3.922.637
-108.735.067
-96,52
4
Lợi nhuận sau thuế
81.113.547
2.824.299
-78.289.248
-96,52
5
Tỷ suất LN trước thuế/DTT
0,05
0,003
-0,047
-94
6
Tỷ suất LN ròng/ DTT
0,03
0,002
-0,028
93,33
7
Tỷ suất LN trước thuế/ VKDBQ
0,067
0,002
-0,065
-97
8
Tỷ suất LN ròng/VKD BQ
0,048
0,001
-0,047
-97,91
Nguồn: Phòng TC-KT Công ty
* Tỷ suất Lợi nhuận doanh thu thuần
Trong năm 2004, cứ 1 đồng doanh thu thuần thu về thì có 0,05 đồng lợi nhuận trước thuế hay 0,003 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2005 cũng 1 đồng doanh thu thuần thì có 0,003 đồng lợi nhuận trước thuế hay 0,002 đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy năm 2005 so với năm 2004 cứ 1 đồng doanh thu có ít hơn 0,028 đồng lợi nhuận. Sở dĩ có sự giảm là do doanh thu thuần năm 2005 giảm vì các công trình thi công còn chưa hoàn thành nên chưa được nghiệm thu và do đó chưa được thanh toán, chưa thu được tiền từ các chủ đầu tư dẫn đến tỷ suất lợi nhuận doanh thu giảm.
* Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận hay đưa lại cho công ty bao nhiêu đồng lãi thực. Từ bảng trên thấy rằng cứ 100 đồng tiền vốn bỏ ra để kinh doanh thì năm 2004 thu về 6,7 đồng lợi nhuận trước thuế hay 4,8 đồng lợi nhuận ròng, còn năm 2005 chỉ thu về được 0,2 đồng lợi nhuận trước thuế hay 0,1 đồng lợi nhuận ròng thôi, điều nay cũng cùng 1 lý do như đã trình bầy ở trên.
* Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động
– Kết cấu vốn lưu động:
Bảng 4: Kết cấu vốn lưu động năm 2004-2005
Đvt: đồng
Stt
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
So sánh 2004/2005
Số tiền
tt(%)
Số tiền
TT (%)
S Tuyệt đối
tỷ lệ (%)
1
Vốn bằng tiền
513.727.795
33,06
436.099.587
22,46
-77.628.208
-15,11
2
Các khoản phải thu
643.942.884
41,43
563.030.884
29
-80.912.000
-12,56
3
Hàng tồn kho
283.792.494,5
18,26
759.942.236,5
39,15
476.149.742
167,78
4
TSLĐ khác
112.658.191,5
7,25
182.224.777,5
9,39
69.566.586
61,75
5
Chi sự nghiệp
0
0
0
0
6
Tổng vốn lưu động
1.554.121.365
100
1.941.297.485
100
387.176.120
24,91
Nguồn: Phòng TC-KT Công ty
Qua bảng trên ta thấy vốn bằng tiền của Công ty năm 2005 giảm 77.628.208 đồng so với năm trước tương ứng với tỷ lệ giảm 15,11% là do năm 2005 Công ty trúng thầu được một số công trình và phải sử dụng vốn để mua vật liệu, trả lương cho công nhân, mà các công trình đó còn đang dở dang chưa được quyết toán. Tuy nhiên vốn bằng tiền của công ty năm 2004 chiếm tỷ trọng 33,06% so với Tổng vốn lưu động và năm 2005 chiếm tỷ trọng 22,46% so với tổng vốn lưu động điều này chứng tỏ việc sử dụng vốn lưu động của Công ty chưa thực sự hợp lý vì tiền mặt để ở công ty là khá nhiều so với vốn lưu động nên cũng gây ra lãng phí vì không dùng tiền mặt để sử dụng vào những hoạt động kinh doanh khác như là hoạt động tài chính để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho công ty.
Các khoản phải thu giảm 80.912.000 đồng, ứng với tỷ lệ -12,56% là do vốn Công ty đang bị các nơi khác chiếm dụng như nhận thầu một số công trình đang thi công chưa bàn giao trong khi phải mua nhiều nguyên liệu phục vụ cho các công trình đó. Các khoản phải thu năm 2004 chiếm tỷ trọng 41,43% so với tổng vốn lưu động và năm 2005 chiếm tỷ trọng 20% trong tổng vốn lưu động, chỉ tiêu này cũng khá cao nó phản ánh việc Công ty đang để cho các đơn vị khác chiếm dụng vốn trong tổn vốn lưu động của mình quá nhiều. Đây cũng là dấu hiệu không tốtvì như vậy Công ty sẽ không còn nhiều vốn để đầu tư và để nhận thầu những công trình khác nhằm tăng doanh thu góp phần tăng lợi nhuận cho mình.
Hàng tồn kho đã tăng lên 476.149.742 đồng tương ứng với tỷ lệ 167,78%. Hàng tồn kho năm 2005 cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn lưu động của Công ty là 39,15%, đây cũng là một mức cao điều này có ảnh hưởng xấu đến doanh thu và ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận vì những vật liệu đó dễ bị hao hụt, hư hỏng gây lãng phí trong khi thi công công trình.
* Tình hình sử dụng vốn lưu động:
Như ta đã biết muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp thì biện pháp hiệu quả, ưu việt nhất là phải tăng nhanh vòng quay vốn lưu động đồng thời kết hợp với việc huy động thêm vốn cố định vào sản xuất. Muốn đánh giá và hiểu được hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty cổ phần xây dựng thuỷ lợi Thái Thuỵ ta hãy xem xét một số chỉ tiêu trong 2 năm 2004 và 2005 qua bảng sau.
Bảng 5: Tình hình sử dụng vốn năm 2004-2005
Đvt: đồng
Stt
Chỉ tiêu
Đvt
Năm 2004
Năm 2005
So sánh 2004/2005
S tuyệt đối
tỷ lệ(%)
1
Doanh thu thuần
đồng
2.229.834.900
1.140.791.900
-1.089.043.000
-48,84%
2
Lợi nhuận sau thuế
đồng
81.113.547
2.824.299
-78.289.248
-96,52
3
Vốn lưu động BQ
đồng
1.290.204.512
1.747.709.425
457.504.913
35,46
4=1/3
Số vòng quay VLĐ
vòng
1,73
0,65
-1,08
-62,43
5= 360/4
Số ngày luân chuyển VLĐ
ngày
150
300
150
100
6= 3/1
Hàm lượng VLĐ
%
0,58
1,53
0,95
163,79
7= 2/3
Lợi nhuận/ VLĐ
%
0,06
0,001
-0,059
-98,33
Nguồn: Phòng TC-KT Công ty
Bảng trên chỉ ra rằng mặc dù vốn lưu động bình quân trong năm 2005 tăng 35,46% tương đương với 457.504.913 đồng nhưng vòng quay vốn lưu động lại giảm đi 1,08 vòng ứng với 62,43% so với năm 2004 có nghĩa là Công ty vẫn chưa sử dụng hiệu quả hiệu suất sử dụng vòng quay vốn của năm 2005, còn để ứ đọng nhiều nguyên vật liệu trong kho. Chỉ tiêu hàm lượng vốn lưu động cho biết để có 1 đồng doanh thu năm 2004 công ty cần 0,58 đồng vốn lưu động, sang năm 2005 lại cần thêm 1,53 đồng nữa tăng lên 163,79% dẫn đến việc giảm lợi nhuận trong năm.
Năm 2004 khi bỏ ra 1 đồng vốn lưu động bình quân Công ty thu lại được 0,06 đồng lợi nhuận cũng là thấp, song đến năm 2005 Công ty lại chỉ thu về được có 0,001 đồng, quá thấp so với những chi phí và rủi ro mà Công ty có thể gặp phải trong lĩnh vực xây dựng thuỷ lợi.
Chương III
Một số giảI pháp chủ yếu làm tăng lợi nhuận
ở công ty cổ phần xây dựng thuỷ lợi tháI thụy
I. Đánh giá chung .
1. Ưu điểm
Công ty cổ phần xây dựng thuỷ lợi Thái Thuỵ là một công ty có bộ máy biên chế gọn, quy mô nhỏ, địa bàn hoạt động còn hạn hẹp, thị trường hoạt động chỉ trong huyện, tỉnh nhưng lại là một thị trường thuần tuý nông nghiệp nên Công ty có điều kiện để thực hiện các đơn đặt hàng của các huyện khác về các công trình thuỷ lợi, dân dụng và giao thông nông thôn. Với các cán bộ công nhân viên có tay nghề, kinh nghiệm với đội ngũ công nhân lành nghề, Công ty đã xây dựng được nhiều công trình giao thông thuỷ lợi có chất lượng tốt, tạo được sự tin cậy của khách hàng.
2. Những hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những thành quả đạt được Công ty cũng gặp phải những khó khăn như vì là 1 công ty nhỏ, hoạt động ở địa bàn huyện, nên trang thiết bị còn sơ sài. Các khoản chi phí còn cao như giá thành sản xuất, chi quản lý doanh nghiệp. Hoạt động của Công ty chủ yếu là hoạt động sản xuất kinh doanh điều này tuy là phù hợp với đặc điểm của Công ty tuy nhiên mảng hoạt động tài chính lại thấp và giảm hơn năm trước, Công ty đã không thể tăng lợi nhuận qua hoạt động này.
Nguyên nhân khách quan:
Có sự cạnh tranh của các Công ty cùng ngành.
Công tác quản lý xây dựng đôi khi còn nhiều hạn chế, bất cập.
Giá cả của nguyên vật liệu thường không ổn định và có xu hướng tăng dần nên đã gây ra không ít khó khăn cho Công ty.
Nguyên nhân chủ quan:
Trình độ tổ chức, quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu trong công tác quản lý mới.
Nguồn vốn kinh doanh còn nhỏ nên chưa có điều kiện để triển khai các hoạt động tài chính.
Công nhân thuê ngoài và chủ yếu là lao động phổ thông nên nhiều lúc không đủ chuyên môn cho những công trình có tầm vóc lớn.
II. Biện pháp nhằm tăng lợi nhuận trong Công ty.
Ban đầu còn nhiều sự bỡ ngỡ với môi trường mới và quan sát, kiểm nghiệm những kiến thức trong sách với cách làm việc của một cơ sở cụ thể nhưng được sự hướng dẫn nhiệt tình của phòng Tài chính- kế toán cũng như Công ty em thấy tự tin hơn và yêu thích, say mê hơn với công việc này. Em xin đưa ra một số biện pháp sau:
1. Phấn đấu giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.
Đây là biện pháp cơ bản nhất để tăng thêm lợi nhuận cho Công ty. Phấn đấu tiết kiệm mọi chi phí sản xuất, chi phí quản lý, nâng cao chất lượng công trình tạo uy tín trên thị trường để nâng cao sức cạnh tranh của Công ty. Đồng thời tổ chức sử dụng nhân công hiệu quả, tiết kiệm. Để hạ thấp giá thành công trình thì công ty cần thực hiện tốt các biên pháp sau:
* Một là phấn đấu tăng năng suất thi công
– Công ty cần thiết phải đầu tư, đổi mới máy móc, trang thiết bị phục vụ công tác xây dựng. áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến tạo tiền đề làm thay đổi căn bản điều kiện xây dựng hạn chế như bây giờ.
– Tăng cường công tác sử dụng và nâng cao hiệu suất sử dụng máy
– Nâng cao trình độ tay nghề và nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ công nhân viên và của cả công nhân. Chăm lo bồi dưỡng về nghiệp vụ, nâng cao tay nghề cho công nhân.
* Hai là tiết kiệm nguyên vật liệu trực tiếp
– Tiết kiệm được nguyên vật liệu tiêu hao trong quá trình xây dựng góp phần quan trọng vào việc giảm chi phí và hạ giá thành công trình. Bởi vì thực tế trong 2 năm qua giá vốn công trình chiếm tỷ trọng rất lớn so với doanh thu thuần mà chi phí nguyên vật liệu trực tiếp lại chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành của công trình.
– Công ty cần phải giảm tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu trước khi đưa vào xây dựng, và giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu trong mỗi công trình. Muốn vậy ngay từ khi lập kế hoạch, lúc thiết kế phải có sự thống nhất giữa kế hoạch xây dựng với kế hoạch cung ứng vật tư như xây dựng các định mức tiêu hao nguyên vật liệu cụ thể cho mỗi công trình.
– Có điều kiện bảo quản tốt vật liệu xây dựng, phải quy trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị trong khâu thu mua, vận chuyển, bảo quản vật liệu để giảm tỷ lệ hao hụt xuống mức thấp nhấp
chúng tôi động thêm vốn kinh doanh và sử dụng một cách hiệu quả .
Công ty cổ phần xây dựng thuỷ lợi Thái Thuỵ với đặc điểm của ngành kinh doanh đòi hỏi phải có một số lượng vốn lớn, nếu thiếu vốn Công ty sẽ không có cơ hội mở rộng thị trường, hoạt động kinh doanh sẽ kém hiệu quả, doanh thu không đủ để bù đắp chi phí. Bằng cách huy động tiền nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên với hình thức cho Công ty vay vốn kinh doanh với lãi suất phù hợp, vay vốn ngân hàng trong những trường hợp cần huy động vốn để nhận thầu những công trình lớn.
Công ty cần phải bố trí vốn một cách hợp lý giữa vốn cố định và vốn lưu động. Chú ý đầu tư vốn về mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho công tác thi công. Vì đây là điều kiện tiên quyết để nâng cao nang suất lao động và nâng cao chất lượng công trình như đã phân tích ở trên.
Đối với vốn lưu động: Trong điều kiện vốn công ty có hạn nhưng vốn bằng tiền, các khoản phải thu và hàng tồn kho lại chiếm tuyệt đại bộ phận vốn lưu động. Muốn hợp lý thì Công ty cần phải giảm tỷ trọng vốn bằng tiền để dành vốn vào hoạt động kinh doanh, phải đẩy mạnh công tác thu hồi vốn đối với các công trình hoặc hạng mục công trình đã hoàn thành và nghiệm thu. Đồng thời phải tập trung nhân tài, vật lực và lực lượng quản lý để tập trung dứt điểm các công tình dở dang nhằm rút bớt vốn dự trữ vật tư. Giải quyết được những nội dung trên đồng nghĩa với việc thúc đẩy vòng quay vốn lưu động.
Công ty nên tổ chức công tác thu hồi nợ, đẩy mạnh công tác nghiệm thu và quyết toán các công trình, có chế độ khuyến khích với những khách hàng mà thanh toán trước và đúng hạn. Muốn thu hồi vốn nhanh thì biện pháp cơ bản, lâu dài là công ty phải tập trung dứt điểm từng công trình hoặc hạng mục công trình đúng tiến độ để tiến hành nghiệm thu, thanh toán.
3. Đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên và công nhân.
Vì con người cũng là nhân tố quyết định đến sự phát triển của Công ty, cần chú trọng đào tạo giúp nâng cao trình độ chuyên môn vì nhu cầu của thị trường ngày một cao, khi công nhân có tay nghề và trình độ sẽ là điều kiện tốt nhất để công ty nhận đấu thầu những công trình có giá trị lớn với yêu cầu xây dựng phức tạp.
4.Tăng cường hoạt động marketing mở rộng thị trường và nâng cao thị phần.
Thông qua hoạt động này để mở rộng thị trường, đẩy mạnh công tác tiếp thị để khách hàng biết đến tên tuổi và sản phầm công trình có chất lượng của Công ty, phấn đấu hàng năm trúng thầu và nhận được nhiều công trình trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề và trên nhiều địa bàn.
kết luận
Lợi nhuận của doanh nghiệp là bộ phận cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường thì vai trò của nó càng trở nên quan trọng. Chỉ có doanh nghiệp nào sản xuất kinh doanh thu được nhiều lợi nhuận thì doanh nghiệp đó mới có đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Do đó phấn đấu tăng lợi nhuận không những là mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh mà nó còn là đòn bẩy kinh tế, là động lực thúc đẩy mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần xây dựng Thuỷ Lợi Thái Thuỵ, được tiếp cận với thực tiễn cùng với kiến thức được học trong nhà trường với sự giúp đỡ của thầy Lê Văn Chắt cùng với cán bộ phòng Tài chính – Kế toán của Công ty em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Lợi nhuận và một số biện pháp làm tăng lợi nhuận của Công ty cổ phần xây dựng Thuỷ Lợi Thái Thụy”.
Trong luận văn tốt nghiệp này em đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận cho Công ty trong thời gian tới. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng bài luận văn của em chắc chắn còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Em mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy Lê Văn Chắt và các cán bộ phòng Tài chính – Kế toán của Công ty đã giúp đỡ em trong qúa trình nghiên cứu đề tài.
Hà Nội, tháng 09 năm 2006
Sinh viên
Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí
Lợi Nhuận Là Gì ? Biện Pháp Tăng Lợi Nhuận ? Phân Phối Lợi Nhuận Như Thế Nào
Lợi nhuận là gì ? Biện pháp tăng lợi nhuận ? Phân phối lợi nhuận như thế nào?
– Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu bán sản phẩm , hàng hóa, dịch vụ trừ đi giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế theo quy định của pháp luật ( trừ thuế lợi tức ).
– Sau quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thu được một khoản lợi nhuận nhất định và phải tiến hành phân phối daonh lượi đó.
– Phân phối lượi nhuận không phải là phân chia số tiền lãi một cách đơn thuần mà là việc giải quyết tổng hợp các mối quan hệ kinh tế. Việc phân phối đúng đắn sẽ trở thành động lực thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh phát triển, sẽ tạo cho doanh nghiệp có điều kiện tiếp tục với công việc kinh doanh của mình.
– Phân phối lợi tức sau thuế nhằm mục đích chủ yếu tái đầu tư mở rộng năng lực hoạt động kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp, đồng thời khuyến khích người lao động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nội dung phân phối lợi nhuận
– Tổng lợi tức thực hiện cả năm của doanh nghiệp sau khi nộp thuế tức lợi tức theo luật định ( kể cả thuế lợi tức bổ sung nếu có ) được phân phối theo thứ tự sau:
(1) + Nộp tiền thu về sử dụng vốn ngân sách nhà nước
+ Trường hợp lợi tức sau thuế không đủ đê nộp tiền thu sử dụng vốn theo mức quy định thì doanh nghiệp phải nộp toàn bộ lợi tức sau thuế
+ Trường hợp doanh nghiệp bị lỗ thì không phải nộp tiền thu về sử dụng vốn
(2) Trả tiền phạt như: tiền phạt vi phạm kỉ luật thu nộp ngân sách, tiền phạt vi phạm hành chính, phạt vi phạm hợp đồng, phạt nợ quá hạn ( sau khi trừ tiền thu được ), các khoản chi phí hợp lệ chưa được trừ khi xác định thuế lợi tức phải nộp
(3) Trừ các khoản lỗ không được trừ vào lợi tức trước thuế
(5) Chia lãi cho các đối tượng góp vốn theo hợp đồng hợp tác kinh doanh ( nếu có )
(6) Phân lợi tức còn lại trích lập quỹ của doanh nghiệp theo quy định trong thông tư.
– Việc tăng lợi nhuận có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp và Nhà nước, vì vậy các doanh nghiệp thường xuyên tìm mọi biện pháp khia thác hét khả năng tiềm tàng trong doanh nghiệp nhằm đạt mức lợi nhuận hợp lý và cao nhất
– Biện pháp chủ yếu là tăng doanh thu :
+ căn cứ vào những chỉ tiêu, định hướng lớn của Nhà nước và nh cầu thị trường mà lập kế hoạch sản xuất trên cơ sở những hợp đồng kinh tế đã ký kết, tôn trọng sự cam kết đã quy định trong hợp đồng.
+ phải biết kết hợp với lợi ích của từng đơn vị với lợi ích Nhà nước, không vì chạy theo lợi nhuận mà sản xuất kém phẩm chất, hoặc hàng giả tung ra thụ trường kiếm lời bất chính. Phải đặc biệt tôn trọng người tiêu dùng.
+ hạ thấp giá thàng sản phẩm hoặc gí vốn hàng bán
+ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh
Các bài viết mới
Các tin cũ hơn
Luận Văn: Lợi Nhuận Và Các Biện Pháp Chủ Yếu Phấn Đấu Tăng Lợi Nhuận Ở Công Ty
Published on
Tải luận văn mẫu đề tài: Lợi nhuận và các biện pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận ở Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Tân Á, dành cho những bạn làm luận văn có nhu cầu tham khảo.
1. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Đỗ Đức Ba Lớp: CQ50/11.16 i LỜI CAM ĐOAN Tên em là: Đỗ Đức Ba Lớp: CQ50/11.16 – Học Viện Tài Chính Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng bản thân em, chưa có bất kỳ tài liệu nào nghiên cứu. Số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tập của đơn vị thực tập. Sinh viên thực hiện Đỗ Đức Ba
2. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Đỗ Đức Ba Lớp: CQ50/11.16 ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………………………………. i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT………………………………………………….. v DANH MỤC CÁC BẢNG………………………………………………………………. vi LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………….. 1 CHƯƠNG I:LỢI NHUẬN VÀ VIỆC PHẤN ĐẤU TĂNG LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG …………………………………………………………………………………….. 4 1.1 Lợi nhuân và tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp……………………………… 4 1.1.1 Lợi nhuận của doanh nghiệp ……………………………………………………… 4 1.1.1.1 Khái niệm lợi nhuận của doanh nghiệp……………………………………… 4 1.1.1.2 Nội dung và cách xác định lợi nhuận của doanh nghiệp………………… 6 1.1.1.3 Ý nghĩa của lợi nhuận……………………………………………………………. 9 1.1.2 Tỷ suất lợi nhuận…………………………………………………………………… 10 1.1.2.1 Khái niệm …………………………………………………………………………. 10 1.1.2.2 Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ………………………………………………… 10 1.2 Phấn đấu tăng lợi nhuận của doanh nghiệp ……………………………………. 13 1.2.1.Sự cần thiết của việc tăng lợi nhuận ………………………………………….. 13 1.2.1.1. Xuất phát từ vai trò của lợi nhuận đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp…………………………………………………………………. 13 1.2.1.2. Xuất phát từ cơ chế thị trường………………………………………………. 18 1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận………………………………………… 20 1.2.3 Một số biện pháp chủ yếu để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp……….. 24 CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TÂN Á ……………………………….. 29 2.1 Khái quát về Công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Tân Á ………… 29 2.1.1.Sơ lược về công ty và lịch sử hình thành Công ty…………………………. 29 2.1.2 Tình hình tổ chức sản xuất và hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Tân Á……………………………………………………… 32
3. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Đỗ Đức Ba Lớp: CQ50/11.16 iii 2.1.2.1 Chức năng, nghành nghề kinh doanh, sản phẩm chủ yếu …………….. 32 2.1.2.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ Phần Sinh Hóa Nam Định……………………………………………………………………………………. 32 2.1.2.3 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty……………………………………… 36 2.1.2.4 Đặc điểm hoạt động kinh doanh…………………………………………….. 39 2.1.3 Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Tân Á…………………………………………………………………………………… 42 2.1.3.1 Tình hình biến động tài sản của công ty tại 31/12/2015 ………………. 42 2.1.3.2 Tình hình biến động nguồn vốn của công ty tại 31/12/2015…………. 45 2.1.3.3. Phân tíchtổng quát một số chỉ tiêu tài chính ở Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Tân Á ……………………………………………………………. 47 2.2 Tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Tân Á…………………………………………………………………………………… 48 2.2.1 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động của công ty… 48 2.2.1.1 Thuận lợi ………………………………………………………………………….. 48 2.2.1.2 Khó khăn ………………………………………………………………………….. 49 2.2.2 Tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty trong năm 2015 ……………. 50 2.2.3Tìnhhình thực hiện lợi nhuận củaCôngty TNHH sảnxuất và thương mại Tân Ácác công ty cùng ngành………………………………………………………….. 54 Công ty TNHH Tân Mỹ…………………………………………………………………. 54 2.3Phân tích lợi nhuận trong mốiquan hệ vớidoanhthu vàchiphí ………………. 55 2.3.1Tìnhhình thực hiện doanhthu tiêu thụ hàng hóa củaCôngty TNHH sản xuất và thương mại Tân Á……………………………………………………………….. 55 2.3.2Tìnhhình thực hiện chi phí củaCôngty TNHH Sản Xuất Và ThươngMại Tân Á…………………………………………………………………………………………. 59 2.3.2Tìnhhình thực hiện chi phí củaCôngty TNHH Sản Xuất và ThươngMại Tân Á…………………………………………………………………………………………. 60 2.4 Tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của công ty năm 2014, 2015 …………………………………………………………………………………………………. 64
4. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Đỗ Đức Ba Lớp: CQ50/11.16 iv 2.4.1 Đối với vốn lưu động……………………………………………………………… 65 2.4.2 Đối với vốn cố định……………………………………………………………….. 68 2.5 Đánh giá chung về tình hình thực hiện lợi nhuận ở Công ty cổ phần Sản Xuất và Thương Mại Tân Á trong năm 2015………………………………………. 70 2.5.1 Những kết quả đạt được………………………………………………………….. 70 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG LỢI NHUẬN Ở CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TÂN Á…………………………… 73 3.1. Định hướng phát triển và những nhiệm vụ của công ty trong thời gian tới …………………………………………………………………………………………………. 73 3.1.1 Bối cảnh nền kinh tế………………………………………………………………. 73 3.1.2 Định hướng phát triển công ty trong những năm tới……………………… 75 3.2 Một số ý kiến đề xuất nhằm tăng lợi nhuận tại Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Tân Á……………………………………………………………………. 77 3.2.1. Bám sát nhu cầu thị trường. ……………………………………………………. 77 3.2.2. Phấn đấu tăng sản lượng và doanh thu tiêu thụ……………………………. 79 3.2.3 Tăng cường các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm…. 81 3.2.4 Phát triển và hoàn thiện mạng lưới tiêu thụ…………………………………. 84 3.2.5. Đa dạng hóa sản phẩm sản xuất và tiêu thụ, chủ động tìm kiếm hợp đồng mới…………………………………………………………………………………….. 84 3.2.6 Tăng cường đầu tư đổi mới kết hợp sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất, tăng năng suất lao động…………………….. 85 3.2.7 Nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn của công ty……………………. 86 3.3 Kiến nghị đối với Nhà nước……………………………………………………….. 88 KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………. 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………. 91
5. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Đỗ Đức Ba Lớp: CQ50/11.16 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CPQLDN : Chi phí quản lý doanh nghiệp CP : Cổ phần DTT : Doanh thu thuần KH : Kế hoạch LN : Lợi nhuận LNST : Lợi nhuận sau thuế NVL : Nguyên vật liệu SXKD : Sản xuất kinh doanh TSCĐ : Tài sản cố định TT : Thực tế VCĐ : Vốn cố định VCSH : Vốn chủ sở hữu VKD : Vốn kinh doanh VLĐ : Vốn lưu động VND : Việt Nam Đồng
6. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Đỗ Đức Ba Lớp: CQ50/11.16 vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.01: Khái quát cơ cấu tài sản của công ty 2 năm 2014 và 2015 ……… 43 Bảng2.02:Kháiquátcơ cấu nguồnvốncủacông ty 2 năm 2014và 2015………… 46 Bảng 2.03: Một số chỉ tiêu tài chính đặc trưng của Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Tân Á 2 năm 2014 và 2015 ……………………………………….. 47 Bảng 2.04 Biến độngdoanhthu, chiphí và lợi nhuận của côngty 2 năm 2014 và 2015…………………………………………………………………………………………… 50 Bảng 2.05: Các chỉ tiêu sinh lời của công ty 2 năm 2014 và 2015 …………… 53 Bảng 2.06: Các chỉ tiêu lợi nhuận của một số công ty trong ngành năm 2015 …………………………………………………………………………………………………. 54 Bảng 2.07:Tình hình tực hiện doanh thu của công ty……………………………. 55 Bảng 2.08: Tình hình tiêu thụ theo thị trường:…………………………………….. 56 Bảng 2.09: Thống kê các loại hàng hóa tiêu thụ cuối năm vừa qua:…………. 57 Bảng 2.10: Cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty trong 2 năm 2014 và 2015 ………………………………………………………………………………………. 60 Bảng 2.11: Cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh theo khoản mục …………….. 62 Bảng 2.12: Cơ cấu vốn lưu động của công ty ……………………………………… 65 Bảng 2.13: Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động……………………. 67 Bảng 2.14: Hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty trong hai năm 2014- 2015…………………………………………………………………………………………… 69 Bảng 3.01 Một số chỉ tiêu kế hoạch của công ty năm 2016 ……………………. 76
7. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Đỗ Đức Ba Lớp: CQ50/11.16 1 LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong những năm qua, thực hiện đường lối phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, theo định hướng Xã hội chủ nghĩa nền kinh tế nước ta đã có sự biến đổi sâu sắc và phát triển mạnh mẽ. Dưới sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, sự tồn tại và phát triển của các thành phần kinh tế khác nhau đã tạo ra môi trường cạnh tranh cho tất cả các doanh nghiệp. Để đứng vững trong môi trường đó, các doanh nghiệp phải tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nắm bắt thời cơ để kinh doanh thực sự có hiệu quả, nâng cao uy tín và vị thế của mình trên thị trường. Muốn làm được điều đó, các doanh nghiệp phải thỏa mãn được nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh là lấy thu bù chi tạo lợi nhuận. Bởi vậy, nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp chính là lợi nhuận – đó có thể nói là mục tiêu hàng đầu mà bất cứ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào cũng hướng tới. Bên cạnh đó, lợi nhuận chính là tiền đề cho sự phát triển nền kinh tế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế, là dấu hiệu chứng tỏ sự hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tăng sức cạnh tranh và củng cố uy tín cho doanh nghiệp trong nền kinh tế. Chính vì vậy, đi sâu vào nghiên cứu lợi nhuận, các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận và các biện pháp làm gia tăng lợi nhuận là một đòi hỏi cấp thiết hiện nay. Xuất phát từ chính vai trò và ý nghĩa to lớn lợi nhuận, trong quá trình học tập ở trường và thời gian thực tập, tìm hiểu, nghiên cứu tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Á, cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáo và các cán bộ nhân viên phòng tài chính kế toán em đã mạnh
8. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Đỗ Đức Ba Lớp: CQ50/11.16 2 dạn chọn đề tài: ” Lợi nhuận và các biện pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận ở Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Tân Á” cho luận văn cuối khóa của mình. Mục đích nghiên cứu – Hệ thống hóa cơ sở lý luận về lợi nhuận – Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh, tình hình thực hiện lợi nhuận tại Công ty, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại Công ty này. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu – Đối tượng nghiên cứu là thực trạng hoạt động kinh doanh và tình hình thực hiện lợi nhuận tại Công ty. – Phạm vi nghiên cứu là các nội dung trong phân tích hiệu quả kinh doanh và tình hình thực hiện lợi nhuận tại Công ty năm 2014 và năm 2015. Về phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phương pháp so sánh, thống kê, tổng hợp số liệu, đánh giá mức độ ảnh hưởng và xu thế biến động của các chỉ tiêu và các phương pháp khác: Phân tích nhân tố, phương pháp số chênh lệch… Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về lợi nhuận của doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh và tình hình lợi nhuận của Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Tân Á Chương 3: Cácgiải pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận của Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Tân Á. Tăng lợi nhuận là một vấn đề phức tạp mà giải quyết nó không những phải có kiến thức, năng lực mà còn phải có kinh nghiệm thực tế. Với thời gian thực tập không nhiều, điều kiện nghiên cứu và trình độ kiến thức còn hạn chế nên
9. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Đỗ Đức Ba Lớp: CQ50/11.16 3 mặc dù có nhiều cố gắng nhưng đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Đỗ Đức Ba
10. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Đỗ Đức Ba Lớp: CQ50/11.16 4 CHƯƠNG I LỢI NHUẬN VÀ VIỆC PHẤN ĐẤU TĂNG LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG ĐIỀUKIỆN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1 Lợi nhuân và tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp 1.1.1 Lợi nhuận của doanh nghiệp 1.1.1.1 Khái niệm lợi nhuận của doanh nghiệp Một nền sản xuất chỉ có thể tồn tại và phát triển khi có tích luỹ. Mà xét về mặt bản chất, tích luỹ là sử dụng một phần của cải xã hội tạo ra để tái đầu tư vào các yếu tố sản xuất nhằm tăng quy mô và năng lực của nền kinh tế. Muốn tích luỹ thì phải có lợi nhuận. Thực tế một thời chúng ta đã không coi trọng lợi nhuận thậm chí coi nó là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản xấu xa. Lợi nhuận của doanh nghiệp luôn là một đề tài nghiên cứu, tranh luận của nhiều trường phái kinh tế và nhiều nhà kinh tế. Vì vậy, tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về lợi nhuận: Chủ nghĩa trọng thương cho rằng: “Lợi nhuận được tạo ra trong lĩnh vực lưu thông, lợi nhuận thương nghiệp là kết quả của sự trao đổi không ngang giá, là sự lừa gạt”. Chủ nghĩa trọng nông cho rằng: “Ngồn gốc của sự giàu có của xã hội lại là thu nhập trong sản xuất nông nghiệp”. Kinh tế chính trị học tư sản cổ điển Anh mà đại diện là Adam Smith cho rằng: “Lợi nhuận trong phần lớn trường hợp chỉ là món tiền thưởng cho việc mạo hiểm và cho lao động khi đầu tư tư bản”. Vì vậy, ông ta không nhận thấy được sự khác nhau giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư nên ông đã đưa ra quan điểm: “Lợi nhuận là hình thái khác của giá trị thăng dư”. Kế thừa có chọn lọc các nhân tố khoa học của kinh tế chính trị tư sản cổ điển kết hợp với những phương pháp biện chứng duy vật, C.Mác đã xây
11. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Đỗ Đức Ba Lớp: CQ50/11.16 5 dựng thành công lý luận về hàng hoá, sức lao động, đây là cơ sở để xây dựng học thuyết giá trị thặng dư và ông đã kết luận rằng: “Giá trị thặng dư được quan điểm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng ra mang hình thái biến tướng là lợi nhuận”. Như vậy bản chất của lợi nhuận là hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư, là kết quả lao động không được trả công do nhả tư bản chiếm lấy. Tư bản thương nghiệp thuần tuý mặc dù không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư nhưng vẫn thu được lợi nhuận, sở dĩ tư bản thương nghiệp vẫn thu được lợi nhuận là vì được tư bản công nghiệp nhường cho một phần giá trị thặng dư được tạo ra trong quá trình sản xuất để tư bản thương nghiệp thực hiện giá trị hàng hoá cho tư bản công nghiệp. Kinh tế học hiện đại dựa trên các quan điểm của các trường phái và sự phân tích thực tế thì kết luận rằng nguồn gốc của lợi nhuận trong doanh nghiệp là: “Thu nhập mặc nhiên từ các nguồn lực mà doanh nghiệp đã đầu tư cho kinh doanh, phần thưởng cho sự mạo hiểm sáng tạo, đổi mới cho doanh nghiệp và thu nhập độc quyền”. Nhưng từ khi chúng ta chuyển đổi nền kinh tế từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, lợi nhuận được coi là một tiêu chí quan trọng mà mỗi doanh nghiệp đều phải hướng tới trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Khi tiến hành bất cứ một hoạt đông kinh doanh nào chúng ta đều phải hướng tới lợi nhuận của doanh nghiệp mà mình có thể thu được từ hoạt động đó.Luật doanh nghiệp nước Công hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 nêu rõ: “Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luậtnhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Như vậy, doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện một hoặc một số khâu của quá trình đầu tư từ
12. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Đỗ Đức Ba Lớp: CQ50/11.16 6 khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ với mục tiêu chủ yếu là sinh lời. Lợi nhuận là điều kiện quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Dưới góc độ tài chính doanh nghiệp, lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp mang lại. Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí 1.1.1.2 Nội dung và cách xác định lợi nhuận của doanh nghiệp a. Nội dung lợi nhuận Mỗi doanh nghiệp với mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực đầu tư lại tạo ra một loại lợi nhuận khác nhau. Nhưng nhìn chung, lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm: – Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh – Lợi nhuận từ hoạt động tài chính – Lợi nhuận từ hoạt động khác * Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh: là khoản chênh lệch giữa doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh và chi phí của hoạt động đó bao gồm toàn bộ sản phẩm, hàng hoá dich vụ đã thực hiện và thuế phải nộp theo quy định ( trừ thuế thu nhập doanh nghiệp). *Lợi nhuận từ hoạt động tài chính Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Là số chênh lệch giữa thu nhập hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong thời kỳ xác định. Thu nhập hoạt động tài chính: Là khoản thu do doanh nghiệp tiến hành các hoạt động đầu tư tài chính hoặc kinh doanh vốn đem lại bao gồm hoạt động góp vốn liên doanh liên kết, đầu tư chứng khoán, thu nhập từ việc cho thuê tài sản, …
16. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Đỗ Đức Ba Lớp: CQ50/11.16 10 Lợi nhuận là nguồn tài chính để nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động Lợi nhuận góp phần thúc đẩy giá cổ phần trên thị trường từ đó làm tăng tài sản cho cổ đông Để đánh giá hiệu quả hoạt động một cách toàn diện người ta phải sử dụng kết hợp chỉ tiêu lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuân . Đó là các chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỉ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh, tỉ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. 1.1.2 Tỷ suất lợi nhuận 1.1.2.1 Khái niệm Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ giữa lợi nhuận thu được với khoản đầu tư bỏ ra. Trong phân tích tài chính, người ta thường dùng các chỉ tiêu tỷ suất để phân tích so sánh. Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận là các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời. Các tỷ suất này càng cao thì càng chứng tỏ tính hiệu quả cảu hoạt động kinh doanh. 1.1.2.2 Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận – Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu Hệ số này phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần bán háng trong kỳ của doanh nghiệp. Nó thể hiện, khi thực hiện 1 đồng doanh thu trong kỳ doanh nghiệp có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu = Lợi nhuận sau thuế trong kỳ Doanh thu thuần trong kỳ Chỉ tiêu này là một trong các chỉ tiêu phanr ánh khả năng quản lí, tiêt kiệm chi phí của một doanh nghiệp – Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh Công thức xác định:
17. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Đỗ Đức Ba Lớp: CQ50/11.16 11 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh = Lợi nhuận trước thuế trong kỳ Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này thể hiện mỗi đồng vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ có khả năng sinh lời ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trang trải lãi tiền vay, thông qua đó doanh nghiệp có biện pháp sử dụng vốn hợp lý. – Tỷ suất lợi nhuận sau thuếtrên vốn kinh doanh haytỷ suất sinh lời ròng của tài sản (ROA) Hệ số phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay vốn kinh doanh có tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc của vốn kinh doanh. Công thức xác định: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA) = Lợi nhuận sau thuế Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này thể hiện mỗi đồng vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. – Tỷ suất lợi nhuận giá thành Hệ số này phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận trước thuế (sau thuế) và giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong kỳ. Công thức xác định: Tỷ suất lợi nhuận giá thành = Lợi nhuận trước thuế (sau thuế) Giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong kỳ Chỉ tiêu này thể hiện một đồng chi phí sử dụng trong kỳ để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Thông qua chỉ tiêu
18. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Đỗ Đức Ba Lớp: CQ50/11.16 12 này cho biết ưu nhược điểm của doanh nghiệp trong công tác quản lý giá thành để tìm ra biện pháp khắc phục những hạn chế, không ngừng hạ thấp giá thành, tăng mức lợi nhuận cho doanh nghiệp. – Tỷ suất lời nhuận vốn chủ sở hữu Đây là một chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm. Hệ số này đo lường mức lợi nhuận thu được trên mỗi đồng vốn của chủ sở hữu trong kỳ. Công thức xác định: Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong kỳ Chỉ tiêu này thể hiện một đồng vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu. Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp các khía cạnh về trình độ quản trị tài chính gồm trình độ quản trị doanh thu và chi phí , trình độ quản trị tài sản , trình độ quản trị nguồn vốn của doanh nghiệp. Kết luận: Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Thông qua tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận giúp nhà quản lý xem xét và nắm rõ tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để có thể đánh giá thành tích của doanh nghiệp một cách chính xác và có hiệu quả hơn, người ta thường sử dụng phương pháp phân tích bằng cách kết hợp cả hai chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối và chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
20. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Đỗ Đức Ba Lớp: CQ50/11.16 14 Thứ nhất: Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng quát phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì, dựa vào đó doanh nghiệp có thể biết được hoạt động kinh doanh của mình có hiệu quả hay không, để có được sự cung cấp hàng hoá và dịch vụ phục vụ nhu cầu thị trường các doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định, chi phí đó có thể là tiền thuê đất đai, thuê lao động, tiền vốn…trong quá trình kinh doanh để sản xuất và tiêu thụ hàng hoá đó. Ngoài việc phải bù đắp được chi phí bỏ ra họ mong muốn có phần dôi ra để mở rộng sản xuất, trả lãi tiền vay. Thứ hai: Lợi nhuận là mục tiêu, là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao năng suất, là một trong những đòn bẩy kinh tế quan trọng tác động đến việc hoàn thiện các mặt hoạt động của doanh nghiệp. Đó là nguồn thu để cải thiện điều kiện sản xuất, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động, góp phần khơi dậy tiềm năng của người lao động vì sự phát triển vững chắc của doanh nghiệp trong tương lai. Lợi nhuận còn là nguồn để doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước, thông qua đó góp phần vào sự phát triển kinh tế quốc dân. Nền kinh tế như một cơ thể sống, các doanh nghiệp chính là những tế bào, cơ thể – nền kinh tế – muốn phát triển lành mạnh, vững chắc thì mỗi tế bào của nó – các doanh nghiệp – phải lớn mạnh, phải làm ăn có lãi. Bằng việc trích lập một khoản lợi nhuận vào ngân sách Nhà nước dưới hình thức thuế, các doanh nghiệp có thể đóng góp một phần đáng kể cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Thứ ba: Lợi nhuận là nguồn tài chính quan trọng để doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí nguyên nhiên vật liệu, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ. từ đó giúp doanh nghiệp có điều kiện tạo dựng và nâng cao uy tín trên thị trường, thu hút vốn đầu tư, bổ sung vốn kinh doanh, tăng thêm vốn chủ hở hữu và trả các khoản nợ, tạo sự vững chắc về tài chính
21. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Đỗ Đức Ba Lớp: CQ50/11.16 15 cho doanh nghiệp. Không những thế lợi nhuận còn là nguồn tài chính để doanh nghiệp bù đắp các khoản chi phí không được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh như các khoản lỗ năm trước, những khoản chi phí vượt định mức… Thư tư: Lợi nhuận cao cho thấy được triển vọng phát triển của doanh nghiệp đó trong tương lai đó là doanh nghiệp sẽ rất thuận lợi trong các mối quan hệ kinh tế như có thể huy động thêm vốn dễ dàng, mua chịu hàng hoá với khối lượng lớn… Doanh nghiệp còn có điều kiện trích lập các quỹ(quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng phúc lợi…) để phục vụ cho việc tái sản xuất giản đơn, tái sản xuất mở rộng, phục vụ cho công tác phúc lợi. Thứ năm: Lợi nhuận còn là thước đo trình độ tổ chức quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp đạt được lợi nhuận cao khi tăng đựơc doanh thu và đảm bảo tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí. Tức là doanh nghiệp sẽ tăng được lợi nhuận khi công tác quản lý kinh doanh có hiệu quả. điều này được thể hiện trên tất cả các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Khi lợi nhuận giảm sút, nếu loại trừ nhân tố khách quan, có thể đánh giá rằng doanh nghiệp chưa thực hiện tốt công tác quản lý kinh doanh. Như vậy, lợi nhuận không chỉ là vấn đề sống còn đối với bản thân mỗi doanh nghiệp mà còn là là uy tín của doanh nghiệp đối với Nhà nước và các đối tác, là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cán bộ nhân viên, đồng thời là nguồn tạo nên sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, doanh nghiệp không những có thể tái sản xuất giản đơn mà còn có thể tái sản xuất mở rộng. Ngoài ra doanh nghiệp có thể làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước và các đối tác, có điều kiện quan tâm nhiều hơn đến đời sống vật chất cũng như
22. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Đỗ Đức Ba Lớp: CQ50/11.16 16 tinh thần của người lao động. Do đó, đối với mỗi doanh nghiệp nâng cao lợi nhuận luôn là vấn đề trăn trở. Đối với xã hội Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế cơ bản quyết định đến sự thành bại của thị trường do vậy lợi nhuận phản ánh hiệu quả của nền kinh tế. lợi nhuận là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước, lợi nhuận của doanh nghiệp một phần sẽ được chuyển vào ngân sách Nhà nước thông qua các sắc thuế và nghĩa vụ đóng góp của mỗi doanh nghiệp với Nhà nước. nếu doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận cao thì ngân sách nhà nước sẽ có khoản thu lớn từ thuế thu nhập doanh nghiệp. Và ngược lại, nếu doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, lợi nhuận giảm thì khoản thu này sẽ giảm xuống. Với khoản đóng góp ngày càng lớn từ thuế thu nhập doanh nghiệp vào ngân sách Nhà nước sẽ góp phần thoả mãn nhu cầu chi tiêu của nền kinh tế quốc dân, củng cố và tăng cường lực lượng quốc phòng, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá, tinh thần cho nhân dân. Nền kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi về môi trường kinh doanh, tài chính, đầu tư…cho doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi và nó có tác động trở lại thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Lợi nhuận không những có vai trò quan trọng đối với bản thân doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa với toàn xã hội. Lợi nhuận còn có vai trò quan trọng với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của nền kinh tế, việc tăng lợi nhuận sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Bởi nền kinh tế phát triển nhanh hay chậm phụ thuộc rất lớn vào tích luỹ, quy mô của tích luỹ quyết định quy mô tăng trưởng. Doanh nghiệp muốn tăng trưởng nhanh thì phải làm ăn đạt lợi nhuận cao. Có được lợi nhuận doanh nghiệp sẽ tăng được quy mô tích luỹ, một khi đã có tích luỹ đủ lớn thi doanh nghiệp có thể tái sản xuất mở rộng, đây là tiền đề thúc đẩy
23. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Đỗ Đức Ba Lớp: CQ50/11.16 17 tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, nền kinh tế tăng trưởng sẽ tác đông trở lại doanh nghiệp , tạo môi trường thuận lợi và động lực cho doanh nghiệp phát triển. Trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay để thích nghi với giai đoạn mới của nền kinh tế, Nhà nước ban hành chính sách mới nhằm từng bước cải thiện môi trương kinh doanh, buộc các doanh nghiệp thực hiện hạch toán theo cơ chế thị trường lấy thu bù chi và cuối cùng phải có lãi. Qua thực tiễn cho thấy đã có nhiều doanh nghiệp Nhà nước rất năng động, linh hoạt thích nghi với môi trường kinh doanh, các nhà doanh nghiệp luôn quan tâm đến việc tìm kiếm lợi nhuận, lấy lợi nhuận làm mục tiêu phấn đấu. Kết quả là các doanh nghiệp này đã phát triển vững mạnh và có sức cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên cũng không ít doanh nghiệp còn rất lúng túng chậm thích nghi với cơ chế thị trường, vẫn còn mang phong cách kinh doanh cũ, tâm lý ỷ lại trông chờ Nhà nước dẫn tới kết quả làm ăn kém hiệu quả, lợi nhuận thu được thấp, thậm trí thua lỗ kéo dài dẫn tới phải ngừng sản xuất kinh doanh, giải thể doanh nghiệp tác động tiêu cực cho xã hội…. Bởi vậy trong điều kiện cơ chế thị trường việc nâng cao lợi nhuận không chỉ là mục tiêu hàng đầu mà còn là điều kiện để quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước. Đối với người lao động lao động là một trong ba yếu tố không thể thiếu được của quá trình sản xuất kinh doanh. để tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì doanh nghiệp phải quan tâm thoả đáng đến lao động, cả về vật chất lẫn tinh thần. nếu doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận cao thì sẽ có điều kiện trích lập các quỹ như quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm… là cơ sở để từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.
24. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Đỗ Đức Ba Lớp: CQ50/11.16 18 Lợi nhuận còn là đòn bẩy kích thích người lao động đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất lao động và hăng say sáng tạo trong công việc. Từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động trong doanh nghiệp, tăng tích luỹ để mở rộng sản xuất kinh doanh. Đối với bên thứ ba Bên thứ ba là những người có quan hệ với doanh nghiệp như các nhà cung cấp, ngân hàng, các nhà đầu tư…. nếu doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có lợi nhuận và tăng được lợi nhuận thì doanh nghiệp dễ dàng vay thêm vốn từ các ngân hàng, thu hút vốn của các nhà đầu tư, tạo lập tín dụng thương mại với các nhà cung cấp. 1.2.1.2. Xuất phát từ cơ chế thị trường Trước đây, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp. Các doanh nghiệp sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao, sản phẩm sản xuất ra do Nhà nước bao tiêu toàn bộ, mọi nhu cầu về vốn kinh doanh, về vật tư, tài sản… đều do Nhà nước cấp. nếu doanh nghiệp làm ăn có lãi thì Nhà nước thu, nếu lỗ thì nhà nước chịu. chính vì vậy mà vấn đề lãi , lỗ trong kinh doanh không được doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Doanh nghiệp chỉ quan tâm đến việc làm sao hoàn thành được các chỉ tiêu mà Nhà nước đã giao phó. chính với tâm lý đó đã làm cho các doanh nghiệp suy yếu về tính độc lập tự chủ, tính linh hoạt sáng tạo trong sản xuất kinh doanh và ngày càng bị động, phụ thuộc hoàn toàn vào Nhà nước. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, cơ chế quản lý đã có những thay đổi tích cực. Nhà nước từng bước giao quyền tự chủ về sản xuất kinh doanh, tự chủ về tài chính cho các doanh nghiệp, doanh nghiệp không còn phụ thuộc hoàn toàn vào Nhà nước như trước nữa. thực hiện hạch toán kinh doanh là yêu cầu bắt buộc trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự hạch toán theo phương thức ” lời ăn lỗ chịu”.
25. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Đỗ Đức Ba Lớp: CQ50/11.16 19 Xuất phát từ yêu cầu tự hạch toán kinh doanh, các doanh nghiệp không còn đường nào khác là phải đổi mới, phải vươn lên tự khẳng định mình. để làm được điều đó, doanh nghiệp phải tự bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh. Muốn vậy các doanh nghiệp phải kinh doanh có lãi, nếu không có lợi nhuận thì doanh nghiệp không thể đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, không có điều kiện đổi mới công nghệ, ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất. Như vậy, doanh nghiệp sẽ khó đứng vững trên thị trường nhất là trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt như hiện nay và trong tương lai.Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp chịu sự chi phối bởi các quy luật khắc nghiệt của thị trường như quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, quy luật giá trị… tới hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. điều đó đòi hỏi mọi quyết định kinh doanh của doanh nghiệp đều phải gắn liền với thị trường, xuất phát từ nhu cầu thị trường, doanh nghiệp phải không ngừng nghiên cứu và nắm bắt nhu cầu thị trường. Doanh nghiệp chỉ có thể đạt được lợi nhuận cao nếu sản xuất và cung ứng những mặt hàng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, giá cả phù hợp với thu nhập của họ và có chính sách tiêu thụ hợp lý. Như vậy, lợi nhuận không những là mục tiêu cuối cùng mà còn là động lực trực tiếp đối với các doanh nghiệp. Trong khi lựa chọn các phương án kinh doanh, doanh nghiệp luôn lấy lợi nhuận làm mục tiêu hàng đầu, đồng thời làm thước đo hiệu quả và định hướng cho mọi hành vi của doanh nghiệp. Vì thế, việc phấn đấu tăng lợi nhuận trong các doanh nghiệp là vấn đề vô cùng cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Tóm lại, lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Phấn đấu tăng lợi nhuận là mục tiêu cơ bản và lâu
26. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Đỗ Đức Ba Lớp: CQ50/11.16 20 dài của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp chịu sự ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau. 1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận Lợi nhuận của doanh nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố, có cả nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan. Việc phân tích, đánh giá đúng đắn ảnh hưởng các nhân tố sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra các giải pháp gia tăng lợi nhuận hợp lý và hiệu quả hơn. Nhóm nhân tố chủ quan * Nhân tố khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ Khối lượng sản phẩm sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Sản phẩm sản xuất ra càng nhiều thì có khả năng tiêu thụ càng lớn, khả năng tiêu thụ lớn thì doanh thu tiêu thụ càng cao. Song nếu sản phẩm sản xuất ra mà vượt nhu cầu thị trường thì dẫn tới cung vượt cầu, sản phẩm không tiêu thụ hết, hàmg hoá bị ứ đọng, gây hậu quả xấu cho sản xuất kinh doanh điều này ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu khối lượng sản phẩm sản xuất ra nhỏ hơn nhu cầu thị trường thì doanh thu sẽ giảm và gây ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần nắm rõ nhu cầu thị trường, khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để xác định khối lượng sản xuất cho phù hợp. Đây được coi là nhân tố mang tính chủ quan thuộc về doanh nghiệp, nó phản ánh những cố gắng của doanh nghiệp trong công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. * Nhân tố chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ Chất lượng sản phẩm thường thể hiện ở phẩm cấp, kiểu dáng mẩu mã, màu sắc, khả năng thoả mãn thị hiếu người tiêu dùng…. chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ có ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa, dịch vụ, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm. nếu sản phẩm có chất lượng
27. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Đỗ Đức Ba Lớp: CQ50/11.16 21 cao giá bán sẽ cao hơn và ngược lại, chất lượng thấp giá sẽ hạ. chất lượng sản phẩm cao là một trong những điều kiện quyết định mức độ tín nhiệm đối với người tiêu dùng, nó là một trong ba yếu tố cơ bản tạo ra lợi thế trong cạnh tranh, là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Mặt khác, nâng cao chất lượng sản phẩm còn tạo điều kiện để sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ dễ dàng hơn và nhanh chóng thu được tiền hàng. ngược lại, những sản phẩm chất lượng thấp, không đúng quy cách sẽ rất khó tiêu thụ hoặc tiêu thụ được nhưng giá rẻ, từ đó làm giảm doanh thu tiêu thụ dẫn tới giảm lợi nhuận. đây là nhân tố chủ quan thuộc về doanh nghiệp, thể hiện trình độ tay nghề của người lao động và khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, các kinh nghiệm quản lý vào sản xuất kinh doanh . * Nhân tố kết cấu mặt hàng tiêu thụ Kết cấu mặt hàng tiêu thụ là tỷ trọng của mỗi loại sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong tổng số sản phẩm hàng hóa tiêu thụ được của doanh nghiệp, nó có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu tăng tỷ trọng mặt hàng cho mức lãi cao và giảm tỷ trọng mặt hàng cho mức lãi thấp sẽ làm tổng số lợi nhuận tiêu thụ tăng lên và ngược lại. Việc thay đổi kết cấu mặt hàng tiêu thụ trước hết xuất phát từ nhu cầu của thị trường, bởi thị trường là nơi quyết định sự thành công của sản phẩm hàng hóa tiêu thụ. Để đáp ứng được những đòi hỏi đó doanh nghiệp phải chủ động trong việc lựa chọn, nghiên cứu thị trường có biện pháp điều chỉnh các hoạt động sản xuất và tiêu thụ sao cho phù hợp để doanh nghiệp có thể vừa đáp ứng được nhu cầu thị trường vừa tăng được lợi ích cho bản thân doanh nghiệp. Vì vậy, việc đa dạng hoá mặt hàng sản xuất là một vấn đề rất hết sức quan trọng, tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần phải xem xét tới các yếu tố ảnh hưởng và khả năng chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm
29. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Đỗ Đức Ba Lớp: CQ50/11.16 23 Cùng với sự phát triển cao của nền kinh tế là sự đa dạng hoá các phương thức thanh toán. Với một khối lượng hàng hoá tiêu thụ lớn như hiện nay doanh nghiệp không chỉ thanh toán bằng tiền mặt mà còn áp dụng nhiều hình thức thanh toán khác như séc, ngân phiếu, chuyển khoản. Điều đó rất tiện lợi cho khách hàng trong thanh toán và mở ra cho họ nhiều sự lựa chọn. Ngược lại nếu doanh nghiệp cứng nhắc về phương thức sẽ dẫn tới hạn chế về số lượng khách hàng, làm giảm doanh thu, giảm lợi nhuận. Ngoài ra, để khuyến khích khách hàng mua khối lượng lớn doanh nghiệp còn áp dụng hình thức giảm giá hàng bán, hay chiết khấu cho khách hàng thanh toán trước hạn. Nhờ đó tạo nên một cơ chế thanh toán mềm dẻo linh hoạt, khuyến khích khách hàng tăng số lượng mua vào để thúc đẩy doanh số bán ra, tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhóm nhân tố khách quan * Vòng đời sản phẩm Mỗi sản phẩm đều có vòng đời trải qua 4 giai đoạn xuất hiện, tăng trưởng, bão hoà và suy thoái. Ở mỗi giai đoạn lợi nhuận mà sản phẩm mang lại cho doanh nghiệp là khác nhau, lợi nhuận cao ở giai đoạn tăng trưởng và thấp ở hai giai đoạn xuất hiện, suy thoái. Do vậy, doanh nghiệp cần nắm vũng có kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn để sản xuất sản phẩm hợp lý nhất. * Khoa học công nghệ Khoa học công nghệ là yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất. Quy trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp hiện đại, theo kịp tiến bộ kho học công nghệ là yếu tố quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản xuất, nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu không chú trọng đến nhân tố này thì với tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật như hiện nay sản phẩm của doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng lạc hậu, mất chất lượng, không theo kịp với yêu cầu ngày càng
30. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Đỗ Đức Ba Lớp: CQ50/11.16 24 cao của khách hàng. Đó không chỉ là nguy cơ làm mất thị trường giảm lợi nhuận trước mắt mà còn có thể gây ra sự thua lỗ phá sản trong doanh nghiệp về mặt lâu dài. * Giá bán sản phẩm Giá bánsản phẩmđược xác định theo mối quanhệ cung cầu trên thị trường do vậy nó mang tính khách quan. Nó là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến doanhthu bán hàng. Trongđiều kiện các yếu tố khác không thay đổi, giá bán sản phảm hàng hoá dịch vụ tăng lên thì doanh thu bán hàng sẽ tăng lên. Ngược lại, giá giảm sẽ làm doanhthu giảm đi. Tuynhiên, thông thường khi tăng giá bán sản phẩm thì khối lượng tiêu thụ lại có xu hướng giảm xuống và ngược lại, khi giảm giá thì khối lượng tiêu thụ lại có xu hướng tăng lên. Vì vậy, trong nhiều trường hợp tăng giá không phảilà biện pháp thíchhợp để tăng doanh thu, nếu việc tăng giá bán không hợp lý sẽ làm cho việc tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn, gây nên tình trạng ứ đọng hàng hoá và sẽ làm cho doanh thu giảm xuống. Như vậy, giá bán tăng hay giảm một phần quan trọng là do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định. Do vậy, để đảmbảo được doanh thu và lợi nhuận, doanh nghiệp cần phải có một chính sách giá bán hợp lý. 1.2.3 Một số biện pháp chủ yếu để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp * Tăng số lượng và chất lượng sản phẩm tiêu thụ Lợi nhuận là kết quả cuối cùng phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nó chỉ được xác định sau khi sản phẩm đã được tiêu thụ. Do đó số lượng và chất lượng sản phẩm tiêu thụ có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nâng cao khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Để làm được điều đó, ngoài việc doanh nghiệp phải có những biện pháp quản lý và sử dụng lao động một cách hợp lý, nâng cao trình độ tay nghề của công nhân, bố trí lao động phù hợp với trình độ và kỹ năng của họ, doanh nghiệp còn phải đầu tư cho sản xuất cả về
32. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Đỗ Đức Ba Lớp: CQ50/11.16 26 thấp nhất các doanh nghiệp phải sử dụng vốn sao cho có hiệu quả cao nhất. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, đồng thời tăng nhanh tốc độ tuần hoàn và chu chuyển của vốn lưu động. Ngoài ra trong quá trình hoạt động nếu có vốn nhàn rỗi thì doanh nghiệp nên đầu tư ra ngoài như đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, các chứng chỉ có giá khác, liên doanh liên kết, gửi ngân hàng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tăng lợi nhuận. * Hạ giá thành sản phẩm Biện pháp 1: Phấn đấu tăng năng suất lao động Tăng năng suất lao động thực chất là việc tăng số sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hay là việc giảm bớt số thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Để có thể tăng năng suất lao động doanh nghiệp cần áp dụng các biện pháp sau: – Đẩy mạnh việc áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào hoạt động sản xuất kinh doanh, chú ý công tác quản lý và cải tiến máy móc thiết bị sao cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó góp phần tăng năng suất lao động. – Tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, sử dụng có hiệu quả máy móc, trang thiết bị tại doanh nghiệp. Hiện nay, ở hầu hết các doanh nghiệp, máy móc thiết bị chưa được sử dụng hết công suất thiết kế, điều này đã làm giảm đáng kể một lượng đáng kể sản phẩm sản xuất ra hàng năm so với định mức. Để tăng năng suất lao động đòi hỏi doanh nghiệp phải tận dụng hết công suất máy móc, làm tăng ca, tăng kíp chú ý bảo dưỡng máy móc theo định kỳ. Việc thêm giờ, tăng ca sẽ làm tăng số lượng sản phẩm sản xuất ra và chi phí khấu hao tính cho một đơn vị sản phẩm sẽ giảm đi, đồng thời việc tăng ca làm thêm giờ sẽ giúp doanh nghiệp rút ngắn được thời gian khấu hao cho TSCĐ, giảm thiểu hao mòn vô hình và có điều kiện bổ sung máy móc thiết bị từ nguồn vốn khấu hao.
33. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Đỗ Đức Ba Lớp: CQ50/11.16 27 – Tổ chức lao động và sử dụng con người hợp lý Để tăng năng suất lao động thì người quản lý phải bố trí, sắp xếp lao động hợp lý và đúng khả năng của người lao động, đồng thời sử dụng các biện pháp khuyến khích bằng vật chất thúc đẩy họ hăng say với lao động và thi đua sản xuất. Việc bố trí lao động hợp lý, khoa học sẽ tạo ra sự kết hợp giữa các yếu tố sản xuất và loại trừ tình trạng lãng phí lao động, lãng phí giờ máy và là động lực chủ yếu thúc đẩy tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Để có thể làm tốt được điều đó, doanh nghiệp cần tổ chức các lớp đào tạo cho công nhân, trang bị cho họ những kiến thức cần thiết, nâng cao trình độ hiểu biết cũng như khả năng tay nghề, cùng lúc đó là việc áp dụng các phương pháp quản lý tiên tiến làm tăng hiệu suất công tác, giảm chi phí quản lý và hạ giá thành sản phẩm. Biện pháp 2: Tiết kiệm chi phí vật tư trực tiếp Để tiết kiệm chi phí vật tư cần giảm hợp lý định mức tiêu hao vật tư cho một đơn vị sản phẩm và giảm tỷ lệ hao hụt vật tư trong hoạt động sản xuất thì doanh nghiệp cần áp dụng các biện pháp sau: + Lập kế hoạch sản xuất cụ thể chính xác để từ đó có kế hoạch cung ứng vật tư hợp lý, kịp thời cho các hoạt động sản xuất, tránh tình trạng vật tư bị tồn ứ trong kho và ảnh hưởng tới chất lượng của vật tư. + Thực hiện tốt công tác thu mua và bảo quản vật tư, hạn chế các mất mát thiếu hụt vật tư, đảm bảo chất lượng cho vật tư trước khi đưa vào sử dụng. Để có thể thực hiện tốt công tác này, doanh nghiệp cần tiến hành phân công công việc cụ thể, có biện pháp quản lý khoa học và chặt chẽ nguồn vật tư từ đó tiết kiệm được chi phí vật tư và hạ giá thành sản phẩm. + Thường xuyên kiểm tra, giám sát định mức tiêu hao vật tư để kịp thời xây dựng mới định mức tiêu hao, đồng thời tiến hành nghiên cứu đổi mới mẫu mã, kiểu dáng công nghệ của sản phẩm sao cho phù hợp với thị hiếu cua người tiêu dùng. + Tăng cường công tác quản lý các giai đoạn trong các khâu của quá
34. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Đỗ Đức Ba Lớp: CQ50/11.16 28 trình sản xuất, có các biện pháp khuyến khích vật chất đối với công nhân trực tiếp sản xuất để kích thích họ nâng cao tay nghề và ý thức tự giác trong sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí vật tư và hạ giá thành sản phẩm. Biện pháp 3: Giảm thiểu chi phí bán hàng + Áp dụng các hình thức bán hàng tiên tiến, khoa học và hiệu quả theo nguyên tắc: “Tiêu thụ sản phẩm, uy tín doanh nghiệp và giảm thiểu hợp lý chi phí bán hàng”.
35. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Đỗ Đức Ba Lớp: CQ50/11.16 29 CHƯƠNG II TÌNH HÌNH THỰ HIỆN LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TÂN Á 2.1 Khái quát về Công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Tân Á 2.1.1.Sơ lược về công ty và lịch sử hình thành Công ty ● Thông tin cơ bản Tên công ty: Công ty TNHH SX & TM TÂN Á Tên giao dịch : Tan A Trade and Production Co., Ltd Mã số thuế: 01 00366248 Địa chỉ: Số 124, đường Tôn Đức Thắng, Phường Quốc Tử Giám, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội Đại diện pháp luật: Nguyễn Thị Mai Phương Ngày 28/11/1993: Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Á (Công ty Tân Á) được thành lập và xây dựng nhà máy sản xuất đầu tiên tại Tp Hà Nội. Ngày cấp giấy phép: 02/08/1996 Ngày hoạt động: 02/08/1996 Vốn điều lệ: Điện thoại: 0436877777 / 0437321668 Email: tanagroup@hn. vnn. vn Webside: http:/www. Tanagroup. com Công ty Tân Á là công ty đa ngành nghề, trong đó đặc biệt chuyên sản xuất các sản phẩm kim khí tiêu dùng: Bồn nước, Máy nước nóng năng lượng mặt trời, Bình nước nóng, Chậu rửa…Trải qua 20 năm hình thành và phát triển, Tân Á tự hào là công ty sản xuất Bồn nước và Máy nước nóng năng lượng mặt trời lớn nhất Việt Nam.
36. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Đỗ Đức Ba Lớp: CQ50/11.16 30 ● Quá trình phát triển, thành tựu đạt được Có thể nói Công ty TNHH SX & TM TÂN Á ra đời gắn liền với tên tuổi của nữ giám đốc trẻ Nguyễn Thị Mai Phương. Chị Nguyễn Thị Mai Phương là một kỹ sư kinh tế giao thông vận tải đã xung phong giảm biên chế và quyết tâm làm giàu bằng chính năng lực của mình. Với sức trẻ và niềm đam mê, sự khát khao làm giàu bằng chính đôi bàn tay của mình chị đã không ngừng học tập rèn luyện để thực hiện ý tưởng của mình. Năm 1995, sau khi nghiên cứu thị trường và các sản phẩm được bày bán trên thị trường chị đã quyết định dồn toàn bộ số vốn ít ỏi của mình để đầu tư máy móc thiết bị, xây dựng nhà máy trên phần diện tích thuê tại Xí nghiệp Đay Hà Nội (1200m2). Nhà máy Tân Á được xây dựng và đi vào hoạt động chính thức từ tháng 5 năm 1996. Với sự thông minh và năng lực của mình chị Nguyễn Thị Mai Phương cảm thấy sản phẩm được ưa chuộng hiện nay là bình chứa nước, chậu rửa…. Vì vậy sản phẩm đầu tiên là bồn chứa nước bằng Nhựa và bồn chứa nước bằng Inox với sản lượng 500 sản phẩm /tháng. Với sự cần mẫn, quyết tâm với mục đích luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, đạt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, công ty Tân Á và thương hiệu Tân Á đã dần được chiếm lĩnh trên thị trường và ngày càng lớn mạnh. Hiện nay công ty đã có rất nhiều chi nhánh mở ra ở khắp các khu vực trên cả nước như Hưng Yên, Đà Nẵng, Quản Trị, …… Năm 1999 Công ty Tân Á đã đầu tư mở rộng nhà xưởng đầu tư dây truyền sản xuất đồng bộ cho sản phẩm bồn chứa bằng Inox và Nhựa với công suất lên tới 6500 sản phẩm / tháng. Năm 2001, công ty đã đầu tư xây dựng nhà máy Tân Á tại khu công nghiệp Vĩnh Tuy, Quận Hoàng Mai, Hà Nội với diện tích nhà máy 500m2 để mở rộng sản xuất. Năm 2002- 2003 Công ty Tân Á đã nghiên cứu và đầu tư 07 dây chuyền sản xuất đồng bộ sản phẩm ống Inox trang trí phục vụ nhu cầu dân dụng và công nghiệp công xuất 200 tấn / tháng.
37. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Đỗ Đức Ba Lớp: CQ50/11.16 31 Từ năm 2005 đến năm 2006 đầu tư nhà máy Tân Á tại Đà nẵng với tổng diện tích 10. 000 m2, đầu tư dây truyền sản xuất sản phẩm bồn chứa nước bằng Inox, bồn chứa nước bằng Nhựa và đồ gia dụng vào hoạt động chính thức tháng 7 năm 2006. Khởi nghiệp nữ tổng giám đốc chỉ với số vốn ít ỏi khoảng 100 triệu đồng nhưng đến nay tổng giá trị tài sản sau hơn mười năm xây dựng và phát triển lên tới hơn 800 tỷ đồng, có 3 công ty thành viên ( công ty SX & TM Việt Thắng thành lập năm 2003; công ty SX & TM Tân Á – Hưng Yên thành lập năm 2004; công ty SX & TM Tân Á- Đà Nẵng thành lập năm 2005 ). Doanh thu hàng năm đạt 500 – 600 tỷ đồng, thương hiệu Tân Á đang ngày càng trở thành thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam. Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể : STT Nội dung thành tích Năm Đơn vị khen 1 Huy chương vàng Hội chợ quốc tế hàng công nghiệp Việt Namchất lượng cao Từ 98 đến 2004 Bộ công nghiệp 2 Cúp vàng thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế 2003 Bộ Công nghiệp 3 Giải thưởng Sao Vàng Đất việt cho các sp mang thương hiệu Tân Á 2004 UBTƯ Hội DN trẻ Việt Nam 4 Bằng khen của Uỷ ban hợp tác kinh tế quốc tế 2004 Uỷ ban hợp tác kinh tế quốc tế 5 Bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ 2005 Thủ Tướng Chính Phủ 6 Bằng khen ” Doanh nghiệp tiêu biểu, thực hiện tốt theo Luật Doanh Nghiệp 2005 UBND Thành phố Hà Nội 7 Cúp vàng ” Thương hiệu và Nhãn hiệu” 2006 TTVHDN trao tặng 8 Doanh hiệu ” Hàng Việt Nam chất lượng cao” 2001 – 2006 Báo tiếp thị Sài Gòn
38. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Đỗ Đức Ba Lớp: CQ50/11.16 32 2.1.2 Tình hình tổ chức sản xuất và hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Tân Á 2.1.2.1 Chức năng, nghành nghề kinh doanh, sản phẩm chủ yếu Chức năng: Chức năngchủyếu của công ty cổ phần TNHH SX & TM Tân Á là thông quahoạtđộngsảnxuất, kinh doanhxuất nhập khẩu để đẩy mạnh tiêu dùng trong tỉnhvà ngoàitỉnh, phụcvụhoạtđộng sản xuất trong nước, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của nhân dân. Đồng thời tham gia các quan hệ thương mại trên thịtrườngquốc tếgóp phầnlàmtăng thu ngân sáchNhànước, phát triển kinh tế địa phương, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Ngành nghề kinh doanh: Chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng cơ khí tiêu dùng và công nghiệp như: – Sản xuất các sản phẩm cơ khí tiêu dùng ( bồn chứa nước Inox). – Buôn bán tư liệu sản xuất; Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa; Sản xuất các sản phẩm bằng nhựa. – Sản xuất và mua bán sản phẩm ống Inox. – Sản xuất buôn bán các sản phẩm bình đun nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời. – Sản xuất và mua bán các sản phẩm chậu rửa đồ gia dụng. – Sản xuất, mua bán sơn xây dựng, sơn công nghiệp. – Sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng. – Sảnxuất mua bánsản phẩm vòi sen, vòi nước, thiết bị vệ sinh phòng tắm – Sản xuất dây cáp điện và điện tử khác. Một số sản phẩm chủ yếu: Bồn inox Tân Á, bồn nhựa Tân Á, máy nước nóng năng lượng mặt trời Tân Á (Hướng Dương), bìnhnước nóng Rossi, chậu rửa Rossi, sen vòi Rossi, máy lọc nước RO Tân Á, bồn tắm. 2.1.2.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ Phần Sinh Hóa Nam Định
39. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Đỗ Đức Ba Lớp: CQ50/11.16 33 – Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty: Nhà máy sản xuất Hà Nội Nhà máy sản xuất Hưng Yên Nhà máy TP HCM Phó giám đốc kinh doanh bồn nước Phó giám đốc kd đồ gia dụng Phó giám đốc kd sản phẩm sơn Phân xưởng sản xuất bồn Phân xưởng sản xuấtđồ gia dụng Phân xưởng sản xuất sơn Bộ phận kinh doanh sản phẩm Bộ phận kinh doanh sản phẩm Bộ phận kinh doanh sản phẩm Giám đốc sản xuất Trung tâm phân phối hàng hóa Hội đồng thành viên công ty TNHH SX&TM Tân Á Phòng tài chính kế toán Phòng kỹ thuật Phòng vật tư Phòng tổ chức hành chính Phòng marketing Phòng bảo hành Giám đốc kinh doanh Tổng Giám đốc
40. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Đỗ Đức Ba Lớp: CQ50/11.16 34 – Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận: Hội đồng thành viên công ty TNHH SX&TM Tân Á (Chủ tịch hội đồng thành viên) là hội đồng cao nhất trong công ty có quyết định đến vấn quan trọng đối với công ty Hội đồng thành viên bao gồm: – Bà Nguyễn Thị Mai Phương – Ông Nguyễn Thế Hiếu – Ông Nguyễn Duy Chính – Ông Nguyễn Tiến Hưng – Ông Đặng Trung Kiên Hội đồng quản trị có nhiệm vụ sau : – Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty. – Quyết định huy động thêm vốn theo các hình thức. – Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền. – Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định, quyết định mức lương … – Giám sát, chỉ đạo Giám đốc trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty. – Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác. – Thực hiện các chức năng khác như quy định của điều lệ công ty. +) Tổng Giám đốc: Có quyền lực cao nhất trong công ty là người đại diện hợp pháp của công ty. Giám đốc và các phòng ban là người giúp việc trực tiếp cho tổng giám đốc.
41. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Đỗ Đức Ba Lớp: CQ50/11.16 35 +) Giám đốc sản xuất: Có trách nhiệm điều hành hoạt đồng sản xuất của công ty và là người chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về kết quả sản xuất của công ty. +) Giám đốc kinh doanh: Có trách nhiệm điều hành hoạt động kinh doanh của công ty và là người chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về kết quả kinh doanh của công ty. +) Phòng tài chính kế toán: Có chức năng tham mưu cho Tổng Giám đốc quản lý và tổ chức thực hiện công tác tài chính kế toán, hạch toán thống nhất và phòng tài chính kế toán chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc công ty. +) Phòng tổ chức hành chính: có chức năng tham mưu cho tổng giám đốc về các lĩnh vực: tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, hành chính, đào tạo, phục vụ, thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước và chăm sóc sức khỏe người lao động, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc. +) Phòng kỹ thuật: có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc về tổ chức quản lý về các lĩnh vực khoa học- kỹ thuật, công nghệ và môi trường. +) Phòng marketing: có chức năng thực hiện việc giao nhận, tìm kiếm và khai thác thị trường. +) Phòng vật tư: có nhiệm vụ mua và tiếp nhận nguyên, nhiên vật liệu để phục vụ quá trình sản xuất. +) Phòng bảo hành: có nhiệm vụ bảo hành sản phẩm đối với khách hàng trong thời kỳ sản phẩm còn thời hạn được bảo hành. +) Các phó giám đốc kinh doanh: Chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc kinh doanh.Các phó giám đốc kinh doanh sẽ trực tiếp quản lý các bộ phận kinh doanh sản phẩm tại các chi nhánh.
44. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Đỗ Đức Ba Lớp: CQ50/11.16 38 Kế toán ngân hàng, thanh toán quốc tế: Theo dõi tiên gửi ngân hàng, thanh toán qua ngân hàng với khách hàng trong và ngoài nước về tình hình thu chi toàn bộ các loại vốn bằng tiền, mở sổ theo dõi chi tiết từng loại ngoại tệ theo chế độ quy định hiện hành. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: Căn cứ và tình hình nhập, xuất, tông kho nguyên vật liệu về số lượng và giá trị, tập hợp các chi phí phát sinh trong kỳ sản xuất, phân bổ và tính giá thành sản phẩm hoàn thành. Kế toán tài sản cố định, công cụ dụng cụ: Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác tình hình hiện có, biến động tăng, giảm TSCĐ, CCDC lao động trong công ty tại các bộ phận, đơn vị trực thuộc; tình hình sử dụng TSCĐ, CCDC và tính chính xác trong việc phân bổ khấu hao TSCĐ, CCDC theo quy định Kế toán theo dõi công nợ Theo dõicác khoản côngnợ phải thu, phải trả của công ty và giữa công ty với khách hàng. Ghi sổ kế toán chi tiết cho từng đối tượng, thường xuyên báo cáo lãnh đạo về tình hình công nợ để có kế hoạch thu hồi và đòi nợ kịp thời. Kế toán vật tư: Làm nhiệm vụ hạch toán chi tiết vật tư, nguyên vật liệu. Cuối tháng, tổng hợp số liệu, lập bảng kê theo dõi nhập, xuất, tồn và nộp báo cáo cho bộ phận kế toán tính giá thành. Thủ quỹ Quản lý và theo dõi sự tăng giảm các loại quỹ tiền mặt tại Công ty, ghi chép sổ quỹ, phản ánh tình hình luân chuyển tiền mặt qua quỹ, cấp phát thu chi tiền mặt.
45. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Đỗ Đức Ba Lớp: CQ50/11.16 39 2.1.2.4 Đặc điểm hoạt động kinh doanh – Công nghệ sản xuất bồn Inox : công nghệ lăn tự động + Là công nghệ hàn lăn điều khiển tự động bằng kĩ thuật số được lựa chọn ứng dụng cho sản phẩm bồn nước Inox nhằm đảm bảo độ bền của sản phẩm , công nghệ hàn lăn tự động giúp mối hàn đẹp cũng như tối ưu hóa hiệu quả sử dụng sản phẩm . – Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm bồn nhựa tai phân xưởng nhựa – Để đáp ứng chuyên môn hóa sản xuất, thuận tiện cho việc sản xuất, tổ chức hạch toán kế toán nội bộ và để quản lý chặt chẽ, hoạt động của công ty chia thành hai phân xưởng (phân xưởng nhựa – 4PX002 và phân xưởng Inox – PX001). – – – – – – – – – – Đặc điểm về trang thiết bị của công ty: Nguyên liệu (hạt nhựa) Đổ hạt nhựa vào khuôn sắt Đun nóng chảy ở 10000C Quay tròn khuôn lên lửa Cạo phần nhựa trên mép bồn Tháo khuôn Tạo thành bồn Thêm chất phụ gia: hạt nhựa trắng tạo lớp màu trắng KCS Thành phẩm Nhập kho thành phẩm
46. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Đỗ Đức Ba Lớp: CQ50/11.16 40 + Công nghệ sản xuất là tập hợp các yếu tố hữu hình ( máy móc , thiết bị …) và các yếu tố vô hình ( kĩ năng lao động , quản lí , thông tin ). Hiện nay công nghệ đang được xem là yếu tố hiệu quả của sản xuất kinh doanh và do đó năng lực công nghệ dc xem là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp thị trường + Máy móc thiết bị của công ty chủ yếu là : khuôn sắt , lò nung , máy cán thép , máy cắt xén Inox , máy hàn… – Tình hình cung cấp vật tư , thị trường tiêu thụ : + Các sản phẩm của công ty bao gồm: Bồn chứa nước bằng Inox, bồn nhựa đa chức năng, bình nước nóng gián tiếp, năng lượng mặt trời, chậu rửa, …Đây là toàn bộ các sản phẩm do chính công ty sản xuất ra và trực tiếp bán hàng ra thị trường thông qua các đại lý và nhà phân phối trên địa bàn toàn quốc. Tất cả các nguyên vật liệu đầu vào đều được lựa chọn dựa trên tiêu chuẩn quốc tế được quy đinh trên bảng đăng ký công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm được công ty đăng ký từng năm. Ví dụ: Inox dùng để sản xuất bồn chứa nước bằng Inox là loại InoxSUS304 được nhạt khẩu tại Nhật Bản, cọc đốt dùng để sản xuất bình nước nóng được nhập khẩu trực tiếp tõ Italy. Việc sản xuất của nhà máy được bố trí một cách khoa học, từng loại sản phẩm được bố trí sản xuất tại các phân xưởng riêng biệt được bố trí một cách khoa hoc để đảm bảo việc quản lý sản xuất và bán hàng được thuận tiện nhất. Nhà máy Tân á tại Hưng Yên đảm bảo việc cung cấp hàng hóa cho thị trường toàn miền Bắc, nhà máy tại Đà Nẵng đảm bảo việc cung cấp hàng hóa cho thị trường miền Trung, nhà máy tại TP Hồ Chí Minh đảm bảo việc cung cấp cho thị trường miến Nam. – Lực lượng lao động : + Nguồn nhân lực là yếu tố hàng đầu đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh do đó nó quyết định đến sự thành bại của Công ty. Hiện tại việc bố trí,
47. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Đỗ Đức Ba Lớp: CQ50/11.16 41 sắp xếp CBCNV trong Công ty phần nào đã đạt được mục đích và chất lượng đội ngũ lao động tương đối đồng đều và hoàn thành tốt các nghiệp vụ kinh tế, chính trị của Công ty, ổn định việc làm, nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên, tư tưởng ổn định, thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với người lao động. + Bộ máy quản lý của công ty luôn được hoàn thiện và kiện toàn không ngừng. Đến nay công ty đã trở thành một công ty lớn, với cơ cấu khá hoàn chỉnh, đội ngũ nhân viên đồng bộ. Trong đó Lực lượng Đơn vị % Tham gia sản xuất trực tiếp 75% Quản lý 02% Lao động gián tiếp 22% Lao động khác 01% Nguồn:Hồ sơ quản lý nhân sự Với số lượng lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn (75%) trong lực lượng lao động của công ty nên chất lượng lao động trực tiếp ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của công ty. Phần lớn lực lượng lao động còn trẻ, tuổi mới chỉ từ 22 – 40 tuổi, là những người lao động với tinh thần trách nhiệm cao, có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực mà công ty sản xuất, luôn tâm huyết với công việc, hăng say nghiên cứu để cải tiến quy trình sản xuất công nghê của công ty, nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Trình độ lao động trong công ty: Trên đại học 0% Đại học 14% Cao đẳng, trung học 63% Khác 23% Nguồn:Hồ sơ quản lý nhân sự
48. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Đỗ Đức Ba Lớp: CQ50/11.16 42 Công ty luôn chú trọng nâng cao trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên và đời sống tinh thần của cán bộ nhân viên. Thu nhập bình quân của lao động tại công ty ngày càng cao. – Thị trường tiêu thụ Hiện nay các sản phẩm của công ty Tân Á được công ty sản xuất và phân phối trực tiếp trên thị trường thông qua trên 1200 nhà phân phối, cửa hàng tại tất cả các tỉnh trong thành phố trong cả nước chiếm thị phần khoảng 20% . Bên cạnh đó, trong những năm qua, sản phẩm của Tân Á cũng đã được xuất khẩu đến các nước trong khu vực và trên toàn thế giới.Với các sự nỗ lực của công nhân viên. Trong đó ở hai phân khúc thị trường là bình chứa nước và bình nước nóng, sức mạnh cạnh tranh của Tân Á mạnh hơn của Linax và Sơn Hà. Tuy nhiên bình nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời, người tiêu dùng gần như chỉ biết đến thương hiệu Thái Dương Năng của Sơn Hà chứ ít người biết đến thương hiệu Hướng Dương của Tân Á. Và điều này cũng lặp lại ở phân khúc bồn rửa mặt và nội thất nhà vệ sinh, trong phân khúc này thương hiệu của Linax mạnh hơn hẳn Tân Á và Sơn Hà. 2.1.3 Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Tân Á 2.1.3.1 Tình hình biến động tài sản của công ty tại 31/12/2015 Dựa vào bảng cân đối kế toán của Công ty và kết quả tính toán, lập được bảng sau:
49. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Đỗ Đức Ba Lớp: CQ50/11.16 43 Bảng 2.01: Khái quát cơ cấu tài sản của công ty 2 năm 2014 và 2015 12/31/2015 12/31/2014 Chênh lệch Tài sản Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) A – TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+ 150) 719,955 81.17 766,601 94.40 (46,646) -6.08 -13.23 I. Tiền và các khoản tương đương tiền (110=111+112) 4,283 0.59 7,554 0.99 (3,271) – 43.30 -0.39 1. Tiền 4,283 100.00 7,554 100.00 (3,271) – 43.30 0.00 III. Các khoản phải thu ngắn hạn (130=131+132+133+134+ 135+139) 103,190 14.33 77,398 0.10 25,792 33.32 14.23 1. Phải thu khách hàng 89,299 86.54 68,754 88.83 20,545 29.88 -2.29 2. Trả trước cho người bán 12,473 12.09 5,821 7.52 6,653 114.3 0 4.57 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 1,381 1.34 2,271 2.93 (890) – 39.17 -1.60 3. Các khoản phải thu khác 36 0.04 552 0.71 (516) – 93.43 -0.68 IV. Hàng tồn kho (140=141+149) 606,690 84.27 665,151 86.77 (58,461) -8.79 -2.50 1. Hàng tồn kho 606,690 100.00 665,151 100.00 (58,461) -8.79 0.00 V. Tài sản ngắn hạn khác (150 = 151+152+154+158) 5,792 0.80 16,499 2.15 (10,707) – 64.89 -1.35 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 1,287 22.22 2,960 17.94 (1,673) – 56.52 4.28 2.Thuế GTGT được khấu trừ 3,983 68.77 13,538 82.06 (9,555) – 70.58 -13.29 4.Tài sản ngắn hạn khác 522 9.01 522 9.01 B – TÀI SẢN DÀI HẠN (200 = 210 + 220 + 240 + 250 + 260) 166,991 18.83 45,439 5.60 121,552 267.5 0 13.23 Đơn vị: Triệu đồng
Bạn đang đọc nội dung bài viết Các Phương Pháp Để Gia Tăng Lợi Nhuận Cho Khách Sạn trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!