Cập nhật nội dung chi tiết về Các Biện Pháp Phát Hiện Tham Nhũng mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
YBĐT – Hiện nay, công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng (PCTN) đang trở thành nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội để xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Nhằm phát hiện và xử lý kịp thời nạn tham nhũng, lãng phí, có 4 biện pháp cơ bản đã và đang được thực hiện hiệu quả gồm: thông qua công tác kiểm tra của cơ quan, tổ chức, đơn vị; qua các hoạt động thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm sát, xét xử, giám sát; qua việc tố cáo và giải quyết tố cáo về hành vi tham nhũng và qua hoạt động giám sát của người dân, mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và các cơ quan báo chí.
Theo đó, biện pháp đầu tiên là thủ trưởng của các cơ quan quản lý Nhà nước phải có trách nhiệm thường xuyên tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của mình nhằm kịp thời phát hiện các hành vi tham nhũng. Từ đó, có biện pháp xử lý kịp thời theo thẩm quyền hoặc thông báo cho cơ quan thanh tra, điều tra, viện kiểm sát có thẩm quyền.
Để làm tốt công tác tự kiểm tra này, thủ trưởng cơ quan phải chủ động tổ chức kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức một cách thường xuyên và trực tiếp giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân và cán bộ công chức, viên chức khác do mình quản lý nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi tham nhũng.
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cần thường xuyên đôn đốc người đứng đầu đơn vị trực thuộc kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do mình quản lý để kịp thời xử lý theo đúng thẩm quyền hoặc thông báo cho cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy, tổ chức Đảng thực hiện theo quy định của Điều lệ Đảng và các văn bản khác của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát. Vì thế, có thể áp dụng hình thức kiểm tra như: việc kiểm tra thường xuyên được tiến hành theo chương trình, kế hoạch, tập trung vào lĩnh vực, hoạt động thường phát sinh hành vi tham nhũng; việc kiểm tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũng.
Biện pháp phát hiện tham nhũng thứ hai là các cơ quan thanh tra, kiểm toán Nhà nước, điều tra, viện kiểm sát, tòa án thông qua hoạt động thanh tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát, xét xử có trách nhiệm chủ động phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị việc xử lý theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Thông qua các hoạt động giám sát, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND, đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND thông qua các hoạt động giám sát có trách nhiệm phát hiện hành vi tham nhũng, từ đó có thể yêu cầu hoặc kiến nghị việc xử lý theo quy định của pháp luật. Thứ ba là biện pháp phát hiện tham nhũng thông qua việc tố cáo và giải quyết tố cáo về hành vi tham nhũng.
Theo đó, công dân có quyền tố cáo hành vi tham nhũng với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Song, người tố cáo phải bảo đảm tố cáo một cách trung thực, nêu rõ họ tên, địa chỉ, cung cấp thông tin, tài liệu mình có và hợp tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Nếu người tố cáo mà cố tình tố cáo sai sự thật phải bị xử lý nghiêm minh, trường hợp nếu người tố cáo mà gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để công dân tố cáo trực tiếp hoặc gửi đơn tố cáo, tố cáo qua điện thoại, qua các mạng thông tin điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Sau đó, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khi nhận đơn tố cáo hành vi tham nhũng phải xem xét và xử lý theo thẩm quyền. Phải giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin khác theo yêu cầu của người tố cáo.
Đồng thời, phải áp dụng ngay các biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố cáo khi có biểu hiện đe dọa, trả thù, trù dập người tố cáo hoặc khi người tố cáo có yêu cầu; thông báo kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo khi có yêu cầu. Cơ quan thanh tra có trách nhiệm giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và kiến nghị biện pháp xử lý.
Trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì chuyển cho cơ quan điều tra, viện kiểm sát có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân phải tạo điều kiện, cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo để phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi tham nhũng, nhằm hạn chế cao nhất những thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra.
Biện pháp cuối cùng là phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động giám sát của người dân, MTTQ Việt Nam và báo chí. Ở đây, mọi công dân đều có quyền phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng và có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng.
MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm động viên nhân dân tham gia tích cực vào công tác đấu tranh PCTN; phát hiện, kiến nghị cơ quan, tổ chức chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi tham nhũng; giám sát việc thực hiện pháp luật về PCTN. Cơ quan báo chí có trách nhiệm tham gia vào việc PCTN; hợp tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong PCTN; khi đưa tin cần bảo đảm tính chính xác, trung thực, khách quan và phải chịu trách nhiệm về nội dung của thông tin đã đưa.
Thanh Hương
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Các Giải Pháp Phòng Ngừa, Phát Hiện Tham Nhũng
Ông Lê Minh Trí, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Trưởng đoàn công tác chủ trì Hội nghị.
Theo dự thảo Báo cáo, từ ngày 3/8 đến ngày 25/8/2017, Đoàn công tác số 6 của Ban Chỉ đạo đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Trà Vinh, Ban Nội chính Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; tiến hành kiểm tra, giám sát tại Thanh tra tỉnh, Công an tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh và Thị ủy Duyên Hải. Kết quả cho thấy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc phát hiện, xử lý tham nhũng, sai phạm, tội phạm kinh tế tại địa phương; xử lý trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức Đảng và người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng; công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; triển khai thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 7/12/2015 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng”…
Hơn 6 năm qua, các cấp ủy Đảng đã tổ chức 24 cuộc tự kiểm tra, giám sát, qua đó phát hiện sai phạm kỷ luật khiển trách 5 cá nhân, kiểm điểm rút kinh nghiệm 96 cá nhân. Tỉnh ủy cũng đã tổ chức thành lập nhiều đoàn kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý kỷ luật khai trừ khỏi Đảng 3 trường hợp, cách chức 2 trường hợp, cảnh cáo 6 trường hợp và khiển trách 1 trường hợp. Ngành Thanh tra đã thực hiện 167 cuộc thanh tra hành chính, thanh tra trách nhiệm, kinh tế – xã hội, phát hiện sai phạm, kiến nghị xử lý về Đảng 33 cá nhân, về chính quyền 18 cá nhân, kiểm điểm rút kinh nghiệm 693 cá nhân; kiến nghị chuyển Cơ quan điều tra 3 vụ có dấu hiệu sai phạm về tham nhũng.
Cơ quan Cảnh sát điều tra thụ lý, điều tra 35 vụ với 60 bị can phạm tội về tham nhũng, kinh tế. Viện Kiểm sát nhân dân hai cấp thụ lý kiểm sát điều tra 35 vụ với 60 bị can phạm tội về tham nhũng, kinh tế. Tòa án xét xử 33 vụ với 49 bị cáo phạm tội về tham nhũng, kinh tế. Thu hồi tài sản tham nhũng qua công tác thi hành án đạt 657.851.561 đồng, phải thu hồi theo bản án hoặc Quyết định có hiệu lực pháp luật (đạt tỷ lệ 100%); thu hồi tiền, tài sản trong các vụ án kinh tế là 1.664.256.991 đồng/2.881.708.195 đồng (đạt 58%).
Bên cạnh những kết quả đạt được, Đoàn công tác số 6 cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Trà Vinh trong công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, sai phạm về kinh tế của các cơ quan chức năng cần phải khắc phục; qua đó kiến nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Trà Vinh cần tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng; chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 50-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng và Kết luận số 10-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong việc thanh tra vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án tham nhũng, kinh tế gắn với công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị 15-CT/TW của Bộ Chính trị trong chương trình công tác toàn khóa và hằng năm của Tỉnh ủy và Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Tỉnh ủy chỉ đạo Ban Nội chính Tỉnh ủy phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện tốt việc tham mưu, giải quyết dứt điểm những vụ việc còn tồn đọng; chỉ đạo cơ quan chức năng nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức giám định, giám định viên, đặc biệt là giám định về tài chính, ngân hàng, xây dựng… phục vụ việc giải quyết các vụ án tham nhũng, kinh tế.
Phát biểu kết luận, ông Lê Minh Trí, Trưởng đoàn công tác đánh giá cao quyết tâm chính trị của Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy Trà Vinh trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Trà Vinh đã nghiêm túc tiếp thu, thể hiện cao trách nhiệm và quyết tâm có sai thì sửa. Kết quả công tác phòng, chống tham nhũng của tỉnh thời gian qua đã góp phần tích cực trong công tác xây dựng Đảng và phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Ông Lê Minh Trí nhấn mạnh, trong thời gian tới, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Trà Vinh cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai kết luận của Đoàn công tác; chỉ đạo các cấp ủy Đảng, cơ quan, đơn vị được kiểm tra, giám sát nghiêm túc thực hiện kiểm điểm, rút kinh nghiệm khắc phục những hạn chế, yếu kém mà Đoàn công tác đã nêu. Đặc biệt, cần triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống tham nhũng, trong đó chú trọng nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện các giải pháp phòng ngừa, công tác phát hiện tham nhũng, sai phạm, tội phạm kinh tế; phát huy vai trò của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và người dân trong công tác phát hiện, đấu tranh với các hành vi tham nhũng.
Thực Hiện Tốt Các Giải Pháp Phòng Ngừa Tham Nhũng
Quý I năm 2020, toàn tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức 6 lớp tuyên truyền pháp luật về PCTN với 827 lượt người tham gia. Việc tuyên truyền, quán triệt các văn bản pháp luật về PCTN tiếp tục được UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo, gắn với việc tuyên truyền thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và nhiệm vụ chính trị trọng tâm của tỉnh. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN trên sóng phát thanh truyền hình tỉnh và Báo Thanh Hóa tiếp tục được duy trì 01 tuần/1 lần, chất lượng ngày càng được nâng cao.
Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành trong lĩnh vực PCTN trên địa bàn tỉnh, cụ thể: Quyết định số 5029/QĐ-UBND ngày 27/11/2019, của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch thanh tra, giải quyểt khiếu nại, tố cáo và PCTN năm 2020; Kế Hoạch số 05/KH-UBND ngày 09/01/2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa về công tác PCTN năm 2020; tham gia góp ý kiến vào dự thảo Nghị định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị… Trên cơ sở nhiệm vụ được Chủ tịch UBND tỉnh giao, Thanh tra tỉnh đã ban hành văn bản đôn đốc việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về công tác PCTN; tổng hợp báo cáo việc tặng quà và nhận quà; góp ý kiến vào dự thảo Nghị định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Mặt khác, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh công khai, minh bạch chính sách, quy trình, thủ tục giải quyết công việc, gắn với cải cách thủ tục hành chính; công khai việc quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công, phân bổ dự toán, công khai các chế độ, định mức, tiêu chuẩn; công khai, minh bạch quy hoạch, dự án ĐTXD, đầu thầu dự án, đầu giá quyền sử dụng đất… tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp, các cơ quan chức năng theo dõi, giám sát.
Về xây dựng, ban hành và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn, Quý 1, năm 2020, các đơn vị trong tỉnh đã ban hành mới 42 văn bản; sửa đổi, bổ sung 29 văn bản về chế độ, định mức tiêu chuẩn. Các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị nhà nước tiếp tục thực hiện phân cấp, phân quyền, khoán định mức; thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong công tác quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản, phương tiện nhà nước và công tác tổ chức cán bộ. Nhiều đơn vị đã chủ động ban hành tiêu chí đánh giá, bổ nhiệm cán bộ; rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy chể chi tiêu nội bộ nhằm sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn vốn, tải sản nhà nước. Các cơ quan chức năng đã tiến hành 12 cuộc kiểm tra, qua kiểm tra, không phát hiện vụ việc vi phạm về chế độ, định mức, tiêu chuẩn.
Thanh tra tỉnh Thanh Hóa cho biết, hoạt động của Trung tâm hành chính công tỉnh đã đáp ứng nhu cầu của tổ chức cá nhân đến giao dịch công việc đảm bảo công khai, thuận tiện; đến nay, Trung tâm đã ứng dụng công nghệ thông tin, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 trong việc giải quyết TTHC. Đồng thời, bám sát thực tiễn để phát hiện, tháo gỡ và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong việc giải quyết TTHC, tạo sự gần gũi, thân thiện, công khai, minh bạch, giảm phiền hà, chi phí và thời gian cho người dân và doanh nghiệp.
Các cấp, các ngành, tiếp tục rà soát thủ tục hành chính, nhằm phát hiện những điểm bất cập, chưa phù hợp để bãi bỏ, bổ sung, sửa đổi theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung kịp thời, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp liên hệ giải quyết công việc; công bố kịp thời, công khai đúng quy định các thủ tục hành chính mới ban hành; tiểp tục đẩy mạnh, ứng dụng CNTT, nâng cao hiệu quả áp dụng hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008.
Cũng trong Quý I, toàn tỉnh thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác đối với 55 người. Các sở, ngành, các huyện thị xã, thành phố đã chủ động chỉ đạo, thực hiện xây đựng kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Nghị định 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành luật PCTN; tiến hành công khai kế hoạch trong cơ quan, đơn vị theo quy định, trước khi triển khai thực hiện chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức;
Đồng thời, các sở, ngành và các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo cán bộ, công chức chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thời gian làm việc; thực hiện tốt quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp đã ban hành; chấp hành nguyên tắc trong thực thi công vụ; xây đựng hệ thống theo dõi, giám giám sát cán bộ, công chức thực thi công vụ. Qua kiểm tra, trong kỳ, không có cán bộ, công chức nào vi phạm về việc thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp phải xử lý.
Về kết quả điều tra, truy tố, xét xử các hành vi tham nhũng, tổng số án thụ lý kiểm trát điều tra tại cơ quan điều tra là 13 vụ/ 45 bị can (tỉnh: 07 vụ/ 21 bị can; huyện 06 vụ/24 bị can), trong đó, số cũ là 12 vụ/40 bị can, số mới là 01 vụ/ 05 bị can; tổng số án thụ lý kiểm sát xét xử tại Tòa án là 06 vụ/ 29 bị can. Trong đó, số cũ là 01 vụ/ 01 bị can, số mới là 05 vụ/ 28 bị can.
Đặc biệt, thời gian qua, toàn tỉnh Thanh Hóa đã phát huy rất tốt vai trò của xã hội về PCTN. Các cấp, các ngành tăng cường chỉ đạo, thực hiện tốt việc công khai, minh bạch trong quản lý và hoạt động; định kỳ thông tin về tình hình của đơn vị, tạo điều kiện cho công đoàn, tổ chức đoàn thể, thanh tra nhân dân tại các cơ quan, phát huy vai trò giám sát, phát hiện tham nhũng tại đơn vị.
Lan Anh
Thực Hiện Đồng Bộ Các Giải Pháp Phòng Ngừa Tham Nhũng
(HNMO) – Ngày 26-12, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 239/KH-UBND về Công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019 của thành phố Hà Nội.
Kế hoạch được xây dựng nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành trong công tác phòng, chống tham nhũng; nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các cấp, ngành, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị về công tác này. Kế hoạch đặt yêu cầu triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống tham nhũng, trong đó xác định phòng ngừa là chính; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng; quan tâm thu hồi tài sản tham nhũng.
Theo Kế hoạch, bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách pháp luật về phòng chống tham nhũng, thành phố sẽ thực hiện đồng bộ các giải phòng ngừa tham nhũng. Trong đó chú trọng tăng cường công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; đẩy mạnh cải cách hành chính; minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức; thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp.
Thành phố sẽ nghiêm túc thực hiện kê khai, công khai bản kê khai tài sản, thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật; tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; lập các tổ công tác do Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo, thực hiện rà soát toàn bộ các dự án, công trình của thành phố. Bên cạnh đó, thành phố sẽ nâng cao hiệu quả phát hiện, xử lý tham nhũng qua công tác thanh tra; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu; phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các tổ chức thành viên, báo chí, người dân trong phòng, chống tham nhũng…
Bạn đang đọc nội dung bài viết Các Biện Pháp Phát Hiện Tham Nhũng trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!