Cập nhật nội dung chi tiết về Biện Pháp Thi Công Cấp Nước Lạnh Tòa Nhà mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Biện pháp lắp đặt đường ống cấp nước lạnh
Sơ đồ nguyên lý cấp nước lạnh của tòa nhà
Toàn bộ hệ thống cấp thoát nước của công trình được thi công theo các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.
Sơ đồ nguyên lý: Áp dụng cho cấp nước lạnh Viện huyết học truyền máu trung ương
Nước cấp vào công trình dự kiến lấy từ nguồn nước sạch của thành phố bằng đường ống D100 qua đồng hồ vào 1 bể chứa nước ngầm toà nhà (dung tích bể 150m) bằng đường ống thép Hoà Phát Ø100.
Dùng hệ thống 2 máy bơm (1 làm việc, 1 dự phòng) đặt ở trạm bơm tầng hầm hút nước từ bể chứa bằng đường ống thép Hoà Phát Ø150. Máy bơm đưa nước lên két bằng đường ống thép Hoà Phát Ø100 lên 04 két mái ở tầng 13 (mỗi két 10 m).
Máy bơm sử dụng loại máy bơm 60 m /h, H-80m, N=22,5 KW. Từ bể mái cấp nước xuống khu vệ sinh bằng đường ống thép Hoà phát Ø100 xuống 865, 650, 640, Ø25. Trên đường ống đứng lắp đặt van giảm áp điều chỉnh áp lực dư để áp lực vào khu vệ sinh và thiết bị không quá lớn tránh gây phá hỏng thiết bị.
Từ trục đứng cấp nước lắp đặt các đường ống cấp nước nhánh cấp nước vào các thiết bị vệ sinh bằng ống thép Hoà Phát.
Các bước công tác thi công hệ thống cấp nước lạnh
Khi bắt đầu vào thi công nhà thầu tiến hành song song hai việc sau:
Chuẩn bị thi công:
Nhận mặt bằng thi công.
Tiến hành nghiên cứu lại bản vẽ kết hợp với khảo sát kỹ lưỡng mặt bằng thi công và vẽ bản vẽ thi công cụ thể.
Trình bản vẽ thi công cụ thể lên Ban QLDA, Tư vấn giám sát và Tư vấn thiết kế.
Tiến hành thi công đường ống cấp nước lạnh:
Nhà thầu tiến hành lắp đặt thi công các đường ống nhánh cấp nước lạnh trước để thuận tiện cho việc nghiệm thu và thử bên đường ống nhánh. Sau đó nhà thầu mới tiến hành lắp đặt đường ống trục đứng cấp nước.
Sau khi được duyệt bản vẽ thi công cụ thể, tiến hành trắc đạc, lấy dấu.
Dùng thước và phấn trắng để kẻ hoặc dùng dây tẩm sơn trắng để bật xuống sàn và trên tường tất cả các đường đi của ống.
Mời Tư vấn giám sát kiểm tra lại một lần nữa (đối với tầng điển hình đầu tiên)
Cắt đục các đường đi của ống trên sàn và tường khu WC. Đối với ống D20 cắt rộng 4cm x 3cm, ống D15 cắt rộng 3cmx 3cm (ống trên sàn cắt sâu tối đa 2cm). Đối với các đường ống nhánh cấp đến các chậu rửa đi dưới sàn lắp đặt hệ thống ti ren treo ống từ 1-1,5 m một ti ren.
Tiến hành thi công cắt ống và tiến hành nối ống, lắp đặt các đường ống cấp nhánh trong các phòng vệ sinh, đường ống cấp nước lạnh đến các chậu rửa riêng biệt tại các phòng từ dưới lên trên.
Trục đứng cấp nước được lắp đặt bằng ống thép Hoà phát 632, 340, 650, 665, 880, Ø100. Đường ống đứng được lắp đặt từ dưới lên trên và được cố định chặt bằng sông đỡ ống nhằm cố định chặt ống vào thành hộp kỹ thuật nhằm đảm bảo thi công đoạn sau dễ dàng và an toàn. Vị trí đặt gông đỡ sẽ do nhà thầu đặt tại nơi nào cho phù hợp nhất để đảm an toàn. Thử bền, thử kín đường ống trục cấp nước lạnh trước khi đấu nối với đường ống cấp nước nhánh sau.
Để đảm bảo chất lượng, việc lắp đặt các loại ống phải tuân theo các bước cụ thể sau:
Đối với ống thép tráng kểm: được thực hiện trực tiếp tại chân công trình bằng bàn cắt thủ công, kết hợp máy cắt ren ống chuyên dụng của Trung Quốc sản xuất). Lưỡi cắt thép ống luôn được thay thế sau 2500 lần cắt tránh tróc mặt tráng kẽm & loa, tóp đầu ống vì lí do lưỡi cắt không còn đủ độ sắc nhọn. Việc chèn, đệm kín khe hở khớp nối gien – khi thi công trục đường ống cấp nước lạnh được thực hiện bằng sợi đay tơ tẩm sơn, việc bịt kín khi lắp thiết bị thực hiện bằng băng tan (bảo đảm thuận tiện trong khi thay thế sửa chữa), xiết chặt mối nối để đảm bảo không bị rò rỉ.
Biện pháp lắp đặt đường ống cấp nước nóng bằng ống PP-R Tiền Phong
Sơ đồ nguyên lý cấp nước nóng
Sơ đồ nguyên lý: áp dụng cho cấp nước nóng Viện huyết học truyền máu trung ương
Đây là hệ thống cấp nước nóng tuần hoàn. Nước lạnh từ kết mái cấp vào thiết bị đun nước nóng từ đây nước nóng được cấp đến các thiết bị vệ sinh và các thiết bị cần cung cấp nước nóng bằng ống PP – R Tiền phong. Nếu nước nóng không được sử dụng thì theo hệ thống đường ống hồi được một máy bơm đặt trên tầng mái hút trở lại bình đun nước nóng.
Các bước công tác thi công hệ thống cấp nước nóng
Khi bắt đầu vào thi công nhà thầu tiến hành song song hai việc sau:
Chuẩn bị thi công:
Nhận mặt bằng thi công.
Tiến hành nghiên cứu lại bản vẽ kết hợp với khảo sát kỹ lưỡng mặt bằng thi công và vẽ bản vẽ thi công cụ thể.
Tình bản vẽ thi công cụ thể lên Ban QLDA, Tư vấn giám sát và Tư vấn thiết kế.
Tiến hành thi công:
Nhà thầu tiến hành lắp đặt thi công các đường ống nhánh cấp nước trước để thuận tiện cho việc nghiệm thu và thử bền, thử tải đường ống nhánh. Sau đó nhà thầu mới tiến hành lắp đặt đường ống trục đứng cấp nước.
Sau khi được duyệt bản vẽ thi công cụ thể, tiến hành trắc đạc, lấy dấu.
Dùng thước và phấn trắng để kẻ hoặc dùng dây tẩm sơn trắng để bật xuống sàn và trên tường tất cả các đường đi của ống. – Mời Tư vấn giám sát kiểm tra lại một lần nữa đối với tầng điển hình đầu tiên).
Cắt đục các đường đi của ống trên sàn và tường khu WC. Đối với ống d25 cắt rộng 4cmx 3cm, ống 20 cắt rộng 3cmx 3cm ( ống trên sàn cắt sâu tối đa 2cm).
Tiến hành thi công cắt hàn và lắp đặt các đường ống cấp nhánh trong các phòng vệ sinh, phòng bếp, chậu rửa của các phòng xét nghiệm của Viện. Đường ống nhánh cấp nước nóng được lắp đặt bằng ống nhựa PP-R Tiền phong. Đối với đường ống đi dưới sàn tiến hành lắp đặt tiren treo ống trước khi lắp ống.
Trục đứng cấp nước được lắp đặt bằng ống PP – R 032, 340, 850, 965, Z80, 8100. Đường ống đứng được lắp đặt từ dưới lên trên và được cố định chất bằng gông đỡ ống nhằm cố định chặt ống vào thành hộp kỹ thuật nhằm đảm bảo thi công đoạn sau dễ dàng và an toàn. Vị trí đặt gông đỡ sẽ do nhà thầu đặt tại nơi nào cho phù hợp nhất để đảm an toàn, thử bền, thử kín đường ống trục cấp nước sau.
Nối ống, nung chảy ống
Nối ống đồng nhất
Kết quả của một mối nối hàn nhiệt hoặc nóng chảy là một mối nối đồng nhất. Kiểu nối này là một trong những lợi thế lớn nhất khi sử dụng sản phẩm ống PP-R Tiền phong.
100% không rò rỉ.
Không cần phải bảo trì
Có thể kiểm tra bằng mắt
Hoàn hảo cho việc thi công lắp đặt ống âm tường mà cần có hệ thống nổi ống không bị ăn mòn
Hướng dẫn sử dụng dụng cụ hàn nóng chảy
Dụng cụ hàn nóng chảy khâu nổi
Bộ hàn điện nhiệt
Máy hàn để bàn
Quy trình hàn nóng chảy
Bước 1: Cắt ống theo chiều vuông góc bằng kéo hoặc dụng cụ chuyên dùng. Cắt ống thành từng đoạn có độ dài mong muốn, đánh dấu độ sâu cần hàn của ống, theo dõi đèn chỉ thị trên vùng tín hiệu của máy hàn để đảm bảo máy hàn có nhiệt độ đủ nóng (260°C) trước khi hàn.
Bước 2: Kiểm tra và vệ sinh các đầu ống, phụ tùng cần hàn.
Bước 3: Đánh dấu chiều sâu để nối ống với phụ tùng.
Bước 4: Khớp ống và phụ tùng nối vào máy hàn, sử dụng đều lực từ cả 2 đầu. Không được xoắn hoặc xoay ống và phụ tùng nối khi đây chúng vào với nhau. Đợi tới khi đạt tới nhiệt độ nóng chảy.
Bước 5: Khi máy hàn báo đạt tới nhiệt độ nóng chảy, tách rời ống và phụ tùng nối ra, tương tự như trên không được xoắn hoặc xoay ống và phụ tùng nối khi đẩy chúng ra khỏi máy hàn. Kết nối ống và phụ kiện tới khít điểm nổi trên ống ngay lập tức. Trong thời gian này có thể điều chỉnh mối nối trong khoảng 5 độ. Mối nối như vậy đã hoàn thành.
Hướng dẫn sử dụng máy hàn ống PP-R tiên phong
Máy hàn ống PP-R Tiền Phong để bàn được thiết kế chuyên để hàn các loại ống và phụ kiện có đường kính lớn (50-110). Do là những mối hàn đơn giản, không cần thiết phải dùng tới các máy móc phức tạp khác.
Bước 1: Để tránh xuất hiện những lỗ trồng trong mối hàn, kiểm tra đầu ống và phụ kiện được đút vào đầu kẹp để xem chúng có khít nhau không trước khi nung chảy. Sử dụng giá đỡ ổng nếu ống dài hơn 50cm để ổng thẳng hưởng với máy hàn.
Bước 2: Bật công tắc điện khởi động máy hàn và lưu ý đèn chỉ thị trên vùng bảng đèn hiệu trên máy hàn để đảm bảo đầu hàn đủ nóng (260°C) để nung chảy ổng và phụ kiện.
Bước 3: Sử dụng tay cầm từ từ đút đầu ống và phụ kiện vào đầu hàn và đợi cho tới khi nó đạt tới nhiệt độ nóng chảy. Xem bảng ở mục 4.5 để có thông tin cần thiết.
Bước 4: Khi đã đủ thời gian nóng chảy, tách ống và phụ kiện ra khỏi đầu hàn và lật đầu hàn lên. Ngay lập tức sử dụng tay cầm đút ống và phụ kiện với nhau tới độ sâu cần thiết.
Bước 5: Ép giữ mối hàn trong vòng 1 phút và giữ nguyên đầu kẹp. Sau đó chờ cho tới hết thời gian làm nguội. Bỏ đầu kẹp ra. Mối hàn đã hoàn thành.
Độ sâu mối hàn, thời gian nóng chảy, kết nối và làm nguội
Bảng thông số trên cung cấp những thông tin cần thiết để có được mối hàn tốt cho các loại ống và phụ kiện PP-R Tiền Phong có kích cỡ khác nhau (áp dụng cho cả ống siêu bền PP-R Tiền Phong)
Lưu ý: Thời gian nóng chảy bắt đầu từ khi cả ống và phụ kiện được khớp nối tới đúng độ sâu mối hàn. Thời gian kết nối bắt đầu khi ống và phụ kiện được nối vào nhau. Thời gian làm nguội là thời gian để mối hàn nguội hoàn toàn. Không được giảm thời gian làm nguội bằng cách đổ nước vào hay bất kỳ cách nào khác.
Kü thuËt thi c«ng l¾p ®Æt
Kỹ thuật thi công lắp đặt
Việc thi công hệ thống ống PP-R Tiền Phong cũng không khác gì mấy so với việc thi công các hệ thống ống nước nóng truyền thống khác, trừ kỹ thuật nối nhiệt siêu chống rò rỉ.
Tuy nhiên, có một số điểm và hướng dẫn cần phải quan tâm khi thi công lắp đặt hệ thống ống PP-R Tiền Phong.
Giá đỡ ống
Với các công trình ống thi công nổi mà cần có thẩm mỹ thì cần thiết phải có hệ thống giá đỡ giữa ống để giúp tránh nhìn thấy hiện tượng đường ống bị uốn cong hay ngoằn ngoèo mà thường gặp ở các loại ống nhựa.
Giá đỡ (mm) cho các loại ống PP- R Tiền phong PN 10 (SDR11) và PN 20 (SDR6)
Thi công lắp đặt đường ống kín
Trong công tác thi công đường ống kín, với cả ống dẫn nước nóng và lạnh, thì không cần thiết phải quan tâm tới độ nở tuyến tính của ống. Ống có thể được cho vào hộp kỹ thuật hoặc gắn âm tường, bê tong hay thạch cao hay cách đút vào các ống kim loại khác.
Độ nở của ống do nhiệt độ không làm hỏng được lớp vữa tường do hệ số nở tuyến tính của ống bị lực ép của bê tông hoặc vữa cản lại, do vậy nó tự triệt tiêu vào chính vật liệu của ống
Thử áp đường ống nước nóng PP-R Tiền Phong
Sau khi thi công xong đường ống, cần thiết phải kiểm tra áp lực ống. Không giống như ống kim loại, ống PP-R Tiền Phong giống như các hệ thống ống nhựa khác phải trải qua các quy trình thử áp lực khác nhau do các đặc tính cơ học giãn nở khi nó chịu tác động của áp lực, chênh lệch nhiệt độ, và hệ số nở.
Sự thay đổi nhiệt độ 10 K tương ứng với 1 sự thay đổi áp lực 0,5—1.0 bar. Do vậy, trong mọi hoàn cảnh có thể nên giữ một nhiệt độ không đổi trong suốt quá trình thử nghiệm.
Quy trình thử (theo tiêu chuẩn DIN 1988 Phần 2 hay BS 6700: 1977)
Chuẩn bị bơm nước vào ống và kiểm tra áp lực hệ thống
Với phương pháp kiểm tra áp lực, sẽ sử dụng đồng hồ đo áp lực mà cho phép đọc được sự thay đổi áp lực trong phạm vi đơn vị 0.1 bar, được gắn vào điểm thấp nhất có thể của hệ thống đường ống.
Thử áp lực kiểm tra rò rỉ phải được thực hiện trong khi hệ thống đường ống còn đang nhìn thấy được và trước khi đường ống bị lấp / trát kín.
Hệ thống đường ống phải được bơm đầy nước lọc và không còn không khí.
Quy trình:
Sau khi đường ống được bơm đầy nước và hoàn toàn thông khí để loại bỏ hết các bong bóng khí trong đường ống, thì ta có thể bắt đầu thử:
a) Áp lực thử = (áp lực hoạt động cho phép + 5 bar) sẽ được thực hiện 2 lần trong vòng 20 phút với 10 phút nghỉ giữa 2 lần thử.
Lưu ý: Nếu áp lực giảm xuống sau 10 phút nghỉ thì dùng bơm đưa áp lực trở lại như cũ. Nếu phát hiện có rò rỉ, hàn điểm rò và lặp lại thao tác thử.
(b) Nếu không phát hiện rò rỉ, trong 30 phút tiếp theo, kiểm tra xem áp lực có giảm xuống quá 0.6 bar hay không và kiểm tra xem có dấu hiệu rò rỉ hiện hữu nào không.
Lưu ý: Nếu phát hiện có rò rỉ, hàn điểm rò và lặp lại thao tác thử.
Nếu áp lực giảm xuống lớn hơn 0.6 bar trong thời gian này, thì chắc chắn là có rò rỉ. Tìm kiếm và vá lại chỗ rò rỉ đó.
(c) Nếu áp lực giảm xuống nhỏ hơn 0.6 bar và trước đó không phát hiện thấy rò rỉ, thì tiếp tục kiểm tra thêm 120 phút nửa nhưng không bơm thêm áp lực lại mức ban đầu. Trong thời gian này, kiểm tra xem nếu áp lực giảm xuống lớn hơn 0.2 bar và không phát hiện thấy rò rỉ.
Lưu ý: Nếu phát hiện có rò rỉ, hàn điểm rò và lặp lại thao tác thử.
Nếu áp lực giảm xuống lớn hơn 0.2 bar trong thời gian này, thì chắc chắn là có rò rỉ. Tìm kiếm và vá lại chỗ rò, sau đó lặp lại quá trình thử áp lực.
(d) Kiểm tra áp lực kết thúc khi đã đáp ứng tất cả các thao tác trên và tất cả các chỉ số kiểm tra phải được ghi lại.
Giảng viên Quách Văn Phi
Biện Pháp Thi Công Hệ Thống Cấp Thoát Nước
Hệ thống cấp thoát nước là bao gồm: hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước thải, thoát nước mưa và sau đó thu tất cả các loại nước sinh hoạt, nước thải (và cả nước mưa) từ các hệ thống đường ống phụ trong tòa để xử lý, điều hòa, phân phối rồi vận chuyển qua hệ thống mạng lưới thoát nước xuống bể tự hoại rồi thải ra ngoài.
Hệ thống cấp nước: Dùng để dẫn nước từ bể chứa cung cấp nước sinh hoạt hằng ngày đến các thiết bị như chậu rửa, nhà vệ sinh, phòng tắm rồi từ đó nước chảy xuống qua hệ thống nước thải tới bể tự hoại qua quá trình xử lý rồi thải ra ngoài. Bạn phải cần chú ý: Phải đảm bảo áp lực nước đầu ra tốt, nước không bị yếu, đường ống đi ngắn nhất, phân loại đường ống nước nóng và đường ống nước lạnh một cách hợp lý tiết kiệm không gian, tiết kiệm ngắn nhất đường ống khi lắp đặt.
Hệ thống thoát nước thải: Dùng để thu dẫn nước thải từ nhà nhà vệ sinh, các chậu rửa.phòng tắm nước được thu lại qua phểu thu sàn theo đường ống thoáy nước thải tới bể tự hoại rồi thải ra ngoài theo đường ống nước thoát. – Thiết kế bể tự hoại. – Vị trí đặt bể tự hoại. – Cấu tạo bể tự hoại, đường ống dẫn nước và thoát nước trong bể. – Phễu thu sàn, cách đi đường ống đến bể tự hoại, kèm theo là độ dốc và độ lớn trong hệ thống thoát nước thải.
Công ty Cổ phần VinaCon Việt Nam ( VINNACON M&E) là nhà thầu Cơ Điện Lạnh với thiết kế và thi công hê thống cấp thoát nước sinh hoạt và nước thải cho các công trình Cao ốc văn phòng, Bệnh Viện, Nhà xưởng, Biệt thự,…
Nếu bạn cần tư vấn hay thiết kế thi công hệ thống cấp thoát nước hãy liên hệ ngay với VINNACON M&E để được hỗ trợ tốt nhất.
CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN VINACON VIỆT NAM (VINACON M&E) Website: http://vinacon.pro.vn E-Mail: vinaconvietnam@gmail.com Hotline: 0904.87.33.88 – Quang Địa chỉ: 17 Tố Hữu, Trung Văn, Từ Liêm – Tp. Hà Nội
A. BIỆN PHÁP THI CÔNG HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC
1. Biện pháp lắp đặt đường ống cấp nước
Toàn bộ hệ thống cấp, thoát nước của công trình được thi công theo tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành 20 TCVN 51 – 84 và TCVN 4519 – 88.
Công tác thi công hệ thống cấp nước được thực hiện qua các bước sau:
+ Việc tập kết vật tư thi công và bảo quản tại kho của công trình cần tuân thủ các bước như đã nêu trong mục trên.
+ Cùng tiến độ khi thi công bê tông sàn, thi công bể phốt, bể nước ngầm, Nhà thầu chủ động đặt chờ các vị trí ống cấp, thoát xuyên dầm, xuyên sàn theo quy cách thể hiện trên bản vẽ thi công nước. Khi công tác đặt chờ hoàn chỉnh (được xác nhận trong nhật ký thi công) Nhà thầu mới cho triển khai các công việc tiếp theo.
+ Để đảm bảo chất lượng, việc gia công cắt, ren ống thép tráng kẽm được thực hiện trực tiếp tại chân công trình bằng bàn cắt thủ công kết hoẹp với máy cắt ren ống chuyên dụng (của Trung Quốc sản xuất). Lưỡi cắt thép ống và ren luôn được thay thế sau 2500 lần cắt tránh được bong, tróc mặt tráng kẽm và loa, tóp đầu ống vì lý do lưỡi cắt không còn đủ độ sắc nhọn.
+ Đường ống thép tráng kẽm cấp nước đi chìm trong tường của khu vệ sinh do vậy khi thi công lắp đặt Nhà thầu sẽ sử dụng các loại máy cắt gạch để tạo rãnh trên tường. Như vây, sau khi lắp đặt sẽ đảm bảo đường ống chìm hẳn trong tường đảm bảo cho công tác ốp gạch men sau này được thuận tiện.
+ Việc chèn, đệm kín khe hở khớp nối ren khi thi công trục đường ống cấp nước được thực hiện bằng sợi đay tơ tẩm sơn, việc bịt kín khi lắp thiết bị thực hiện bằng băng tan.
+ Nhà thầu sử dụng các thiết bị định vị chuyên dụng để xác định các đầu chờ ra thiết bị sao cho vị trí tâm lỗ ống chờ lắp thiết bị có dung sai cho phép không quá 1mm so với vị trí chỉ định ghi trong hồ sơ thiết kế.
+ Tất cả các đầu ống trước và sau thi công đều được bịt kín bằng nút bịt ống tránh các vật lạ lọt vào và sẵn sàng cho công tác thử áp lực. Công tác thử áp lực đường ống sẽ được tiến hành ngay sau khi lắp đặt xong cho từng khu vệ sinh, cho từng đường trục. Việc tiến hành thử áp lực từng phần sẽ tránh được phải tháo dỡ hàng loạt khi phát hiện rò rỉ.
2. Biện pháp lắp đặt đường ống thoát nước
+ Toàn bộ ống thoát nước bên trong công trình là ống PVC và vật liệu phụ của Nhà máy nhựa Tiền Phong (VN) sản xuất.
+ Khi cột chống, cốp pha các tầng được tháo dỡ xong thì Nhà thầu mới tiến hành thi công hệ thống trục thoát nước trong nhà.
+ Do thoát trục là ống PVC D110 quy cách xuất xưởng 4m/đoạn nên Nhà thầu sẽ thi công từ dưới lên cho thuận lợi. Độ cao đặt tê chếch được tính toán từ cốt chuẩn và được kiểm tra theo cốt tầng đảm bảo khi lắp ghép thoát tầng sẽ đạt độ chính xác cao.
+ Để chịu được va đập lớn của nước thải khi sử dụng Nhà thầu sẽ rút ngắn khoảng cách đai ôm ống (colie) xuống là 1,5m/cái. ở những nơi không thể ôm ống vào tường bằng đai ôm bình thường, Nhà thầu sẽ gia công tại chỗ các colie đặc biệt đảm bảo neo giữ ống ở mọi vị trí.
+ Toàn bộ các loại ống thoát của tầng được đón ở phía dưới tức là nằm trong khoảng không giữa trần bê tông và trần giả của tầng dưới. Do đó Nhà thầu sử dụng quang treo ống chuyên dụng và ty treo để cố định các đường thoát tầng. Quang treo được chế tạo sao cho thật dễ dàng điều chỉnh độ cao thuận lợi cho việc lấy độ dốc.
+ Ống PVC và phụ kiện được nối với nhau bằng keo dán ống chuyên dụng do nhà máy nhựa Tiền Phong – Hải Phòng sản xuất. Quá trình bôi keo dán ống phải tuyệt đối tuân theo hướng dẫn lắp đặt và khuyến cáo kỹ thuật của nhà máy.
+ Cũng do thoát nước đón ở phía dưới nên số lượng điểm xuyên sàn là rất lớn, việc xử lý chống thấm cho các tiếp giáp nhựa, thép bê tông sẽ được Nhà thầu giám sát chặt chẽ và xử lý triệt để trước khi lắp đặt trần giả.
+ Sau khi thi công xong tầng nào Nhà thầu sẽ sử dụng nút bịt để bịt kín tất cả các đầu ống, ngoài ra Nhà thầu cũng sẽ không nối thoát tầng với thoát trục ngay. Việc này chỉ được thực hiện sau khi đã tiến hành bước kiểm tra rò rỉ sẽ nói đến trong mục sau.
Biện pháp kiểm tra, khắc phục lỗi của hệ thống đường ống
Sau khi nhận được báo cáo hoàn thành công việc của tổ trưởng thi công, kỹ sư phụ trách thi công đường ống phải trực tiếp hoặc uỷ nhiệm cho cán bộ kỹ thuật kiểm tra lại độ chính xác hình học của tất cả các đầu chờ cho đường cấp và thoát nước. Vị trí theo toạ độ ngang dọc của các đầu chờ không được sai lệch quá 1mm so với chỉ định vị trí thiết bị trong thiết kế có tham chiếu đến tài liệu kích thước thiết bị do nhà sản xuất cung cấp. Trường hợp phát hiện sai lệch, kỹ thuật phải yêu cầu tổ trưởng sửa chữa kịp thời trước khi công tác thử nghiệm rò rỉ tiến hành.
Để phát hiện rò rỉ đối với hệ thống thoát nước Nhà thầu sử dụng phương pháp ngâm. Do từ quá trình trước thoát nước từng phần vẫn còn cách ly với thoát nước trục nên có thể điền đầy đủ vào hệ thống thoát nước từng tầng để kiểm tra. Sau 24h nếu không phát hiện ra bất kỳ một rò rỉ nào thì hệ thống thoát nước được coi là đạt yêu cầu.
Để kiểm tra độ kín của đường ống cấp nước Nhà thầu thực hiện phép đo thử như sau: bịt kín các đầu ống bằng nút bịt thép, dùng bơm nước PW 251 EA đưa nước điền đầy toàn bộ hệ ống cấp, sử dụng bơm cao áp đưa nước trong hệ thống tới áp suất đỉnh 8kg/cm2 (theo yêu cầu của thiết kế). Duy trì trạng thái áp suất cao trong khoảng thời gian 12 tiếng, nếu sụt áp không vượt quá 5% so với áp suất đỉnh là đạt yêu cầu. Nếu sụt áp vượt quá mức trên Nhà thầu sẽ kiểm tra tìm chỗ rò rỉ để khắc phục.
Biện pháp thi công chống thấm cho các lỗ xuyên sàn:
Khi toàn bộ đường ồng cấp thoát thi công và công tác kiểm tra độ chính xác hình học cũng như kiểm tra khắc phục rò rỉ xong Nhà thầu mới tiến hành công tác thi công chống thấm khu vệ sinh.
Trước tiên Nhà thầu thực hiện bịt kín các lỗ xuyên sàn bằng xi măng trộn lẫn với phụ gia chống thấm, tỷ lệ pha trộn tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên vỏ hộp sau đó Nhà thầu tiến hành chống thấm xung quanh cổ ống bằng hỗn hợp trên và vải thủy tinh. Trước khi rải vải thủy tinh Nhà thầu sẽ quét 2 lớp sơn chống thấm đợi cho khô để tạo thành một liên kết vững chắc. Sau khi rải vải thủy tinh Nhà thầu sẽ quét thêm 1 lượt sơn nữa để cố định vải vào nền, Nhà thầu thực hiện công tác chống thấm cho toàn bộ các lỗ xuyên sàn khu vệ sinh. Công tác chống thấm được coi là hoàn thành sau khi ngâm nước vào khu vệ sinh 24h mà không phát hiện bất cứ một rò rỉ nào xuống tầng dưới.
3. Biện pháp lắp đặt thiết bị vệ sinh
Thiết bị vệ sinh hầu hết làm bằng sứ, do đó để đảm bảo an toàn cho thiết bị Nhà thầu sẽ tiến hành lắp đặt hết sức cẩn thận và sau đó phải có biện pháp bảo vệ chu đáo. Nhà thầu sẽ chỉ lắp đặt thiết bị vệ sinh khi các công tác xây trát ốp, lát và trần đã hoàn thành. Trên toàn bộ bề mặt tiếp xúc của thiết bị vệ sinh với sàn hay tường gạch men Nhà thầu sẽ tạo một lớp đệm mỏng bằng keo Silicon để kê êm chống va đập gây rạn nứt. Các ghép nối giữa thiết bị và đường ống đều được sử dụng các loại gioăng do nhà sản xuất cung cấp đồng bộ hoặc chỉ định, các thiết bị được lắp đặt một cách ngay ngắn và cân đối. Một số thiết bị như lavabo và tiểu treo phải được cố định vào tường bằng nở thép mạ kẽm hoặc nở INOX. Thiết bị lắp đặt xong phải được xối nước chạy thử, nước cấp phải đủ áp lực đầu vòi theo tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành 20 TCVN 51 – 84 và TCVN 4519 – 88. Nước thoát phải nhanh, các xi phông phải kín khít không chảy nước ra sàn. Xí bệt khi xả phải thấy dấu hiệu rút nước.
Biện pháp đảm bảo an toàn cho thiết bị đã lắp đặt
Khi thiết bị lắp đặt xong Nhà thầu sẽ thực hiện công tác bảo vệ cho đến khi bàn giao công trình đưa vào sử dụng. Đối với các khu vệ sinh chưa có cửa hoặc cửa không có khóa Nhà thầu sẽ lắp cửa tạm bằng ván ép. Vào cuối giai đoạn hoàn thiện Nhà thầu sẽ tăng cường lực lượng bảo vệ, theo đó mỗi tầng bố trí một nhân viên. Các tổ thi công khi làm việc tại phòng nào thì tổ trưởng phải đăng ký với nhân viên bảo vệ tại tầng đó. Mọi mất mát và rủi ro với thiết bị đã lắp đặt nhân viên bảo vệ phải chịu trách nhiệm.
B. BIỆN PHÁP THI CÔNG HỆ THỐNG ĐIỆN VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ ĐIỆN
1. Biện pháp đặt máng cấp, ống luồn dây, đế âm tường
Trong quá trình thi công phần cơ điện Nhà thầu sẽ sử dụng nhiều loại vít nở bắt vào trần bê tông. Để không khoan vào thép sàn làm hỏng đầu mũi khoan và ảnh hưởng đến kết cấu Nhà thầu sẽ thực hiện công tác đánh dấu ngay từ khi hoàn thành công tác rải thép sàn. Theo đó khi rải xong thép sàn cứ giữa mỗi ô thép Nhà thầu sẽ chấm 1 dấu sơn đỏ vào cốp pha, sau khi dỡ cốp pha các dấu sơn đỏ sẽ in trên trần. Theo các dấu sơn đó Nhà thầu có thể khoan bắt vít nở mà không sợ chạm vào thép sàn.
Căn cứ vào các mốc độ cao và trục do trắc đạc cung cấp Nhà thầu định được vị trí chính xác đặt khay cáp, đi ống luồn dây và các vị trí đặt đèn cũng như đặt ổ cắm công tắc v.v Căn cứ vào các mốc đã được định vị trên trần Nhà thầu tiến hành khoan bắt vít nở để thả ty treo giá đỡ máng cáp. Khi khoan phải đặc biệt chú ý đến các dấu đỏ đã được chuẩn bị từ công tác rải thép sàn, đồng thời các ty ren phải thẳng hàng và đúng khoảng cách. Các tuyến máng cáp đi ngang sẽ được Nhà thầu lắp ghép ở trên sàn thành từng đoạn 10m một rồi mới kéo lên cao để cố định vào trần. Tuyến máng đi đứng sẽ được Nhà thầu lắp từ dưới lên. Nhà thầu sử dụng giáo hoàn thiện phục vụ thi công để thuận lợi cho việc lắp đặt máng cáp, cáp điện, đường ống cũng như tăng khả năng an toàn cho công nhân.
Sau khi đã có vị trí chính xác của đèn, ổ cắm Nhà thầu tiến hành lắp đặt ống luồn dây đi từ khay cáp đến thiết bị. Phần đường ống đi trong trần được cố định chắc chắn vào các thanh thép kết cấu, khi đến gần thiết bị thì chuyển thành ống mềm để dễ thi công lắp đặt cũng như bảo trì bảo dưỡng sau này. Các ống đặt tròn trần cũng được Nhà thầu đánh dấu vị trí bằng sơn đỏ vào cốp pha để tránh việc sau này khoan bắt vít nở sẽ khoan vào ống luồn dây. Phía dưới trần ống luồn dây đi chìm tường nên Nhà thầu ưu tiên thi công những đoạn ống này cùng tiến độ xây tường, đồng thời tại vị trí đã xác định được của ổ cắm công tắc Nhà thầu sẽ đặt luôn đế âm tường. Khi đặt đế âm tường Nhà thầu sẽ dùng ni vô để đảm bảo tất cả chúng đều được thăng bằng. Tại các vị trí ra đèn hay tại vị trí rẽ nhánh Nhà thầu sẽ đặt hộp nối dây. Từ các hộp nối dây Nhà thầu sử dụng ống xoắn ruột gà để đi đến các đèn đặt dưới trần.
Do trong thiết kế không chỉ định tại vị trí nào thì đi ống luồn dây đường kính bao nhiêu nên Nhà thầu sẽ tự tính lấy đường kính ống luồn dây cho từng vị trí theo phương pháp “Đơn vị hệ thống”. Quan điểm chung là đường kính ống được chọn phải đảm bảo cho khối dây điện bên trong ống và ống nhựa bao ngoài không bị tổn hại. Phương pháp “Đơn vị hệ thống” căn cứ vào trị số bình quân của ống nhựa và dây điện để quyết định sử dụng loại ống nhựa có đường kính to và nhỏ khác nhau.
2. Biện pháp rút dây điện
Tất cả các cáp lực có tiết diện từ 10mm2 trở lên sẽ được Nhà thầu tổ chức lắp đặt và đo kiểm trước khi công tác trát tường bắt đầu. Só còn lại sau khi hoàn thành công tác trát tường, căn cứ vào hồ sơ điện Nhà thầu sẽ thực hiện kéo dây điện ngầm trong ống bảo vệ theo trình tự sau: Dây điện nguyên cuộn được chuẩn bị đầu dây và tổng số sợi dây. Luồn dây mồi cáp theo từng phân đoạn ống để rút cáp, trong trường hợp ống luồn dây chặt khó rút có thể sử dụng dầu Silicon làm tác nhân bôi trơn và tăng độ cách điện. Nhà thầu tuyệt đối cấm công nhân của mình không cho phép sử dụng các loại dầu, hoá chất khác làm tăng tốc độ lão hoá của vật liệu cách điện nhất là các sản phẩm có dẫn xuất từ dầu mỏ, dầu khoáng hoặc có chứa thành phần là các axit béo. Nhà thầu sẽ cho chế tạo lô ra đây đảm bảo có thể ra được nhiều sợi cùng một lúc mà không bị xoắn rối.
3. Biện pháp rải cáp điện
Khi đưa cáp lên rải Nhà thầu tiến hành rải từng sợi một bằng phương pháp chuyền tay, cấm không được sử dụng phương pháp kéo đầu cuối gây trầy xước và giãn cáp. Khi toàn bộ số cáp trong một phân đoạn đã rải xong Nhà thầu tiến hành sắp xếp lại và định vị chúng trong máng cáp bằng dây thít cáp PVC, đảm bảo cho các sợi cáp đi song song với nhau và không bị chồng chéo, bị rối. Đối với cáp trục đứng Nhà thầu dùng tời điện lắp đặt trên nóc hộp kỹ thuật để treo cáp theo phương đứng rồi mới tiến hành cố định cáp vào thang cáp đã lắp đặt xong trong giai đoạn trước. Lưu ý khi thi công trong hộp kỹ thuật phải làm các sàn thao tác trong tất cả các tầng để đảm bảo an toàn lao động. Để đồng bộ các thao tác giữa người tầng trên, tầng dưới và người điều khiển tời điện Nhà thầu sẽ cho tổ kéo dây sử dụng bộ đàm.
Toàn bộ dây và cáp điện khi kéo rải xong lộ nào thì tổ trưởng tổ kéo dây phải trực tiếp đánh ngay số lộ đó nhằm phục vụ cho công tác kiểm tra, nghiệm thu và đấu nối sau này không bị nhầm lẫn. Mã số lộ dây được đánh dấu như được ghi trong bản vẽ thiết kế hoặc được quy định bởi kỹ sư một cách có hệ thống và lô gíc đồng thời phải được tư vấn giám sát chấp nhận.
Tất cả các trường hợp ngoại lệ khác khi công nhân thi công gặp vướng mắc đều phải báo lại cho đội trưởng tìm cách khắc phục, không được tự ý thi công gây hậu quả nghiêm trọng sau này.
Hệ thống cáp điện được coi là hoàn chỉnh khi kỹ sư điện đã kiểm tra đúng với quy cách và vị trí trong hồ sơ, đảm bảo các thông số khi đo bằng đồng hồ đo điện vạn năng và megahm meter và được đeo nhãn ở cả hai đầu của sợi cáp (đánh số lộ theo bản vẽ).
4. Biện pháp đấu nối cáp vào tủ điện
Nhà thầu sẽ thi công lắp đặt và đấu nối tủ điện theo quy trình và trình tự như sau:
– Gia công thêm những đoạn máng cáp phụ + giá cáp phụ, yêu cầu chính xác phù hợp với máng chính và vị trí tủ điện.
– Khoan lỗ để luồn dây cho các tủ, chú ý khoan đúng kích cỡ dây theo thiết kế
– Chọn tìm các sợi cáp đưa vào tủ yêu cầu các số hiệu ghi trên cáp phải đúng theo thiết kế mới đưa vào tủ.
– Sắp xếp các sợi cáp đi từ giá vào tủ phải đều nhau theo thứ tự chiều cong uốn lượn đều, đảm bảo mỹ quan, sử dụng dây nhựa chuyên dùng để cột chặt cáp vào máng cáp.
– Đo chiều dài đầu cáp để đủ đấu nối vào thiết bị Nhà thầu sẽ cắt bớt đi đoạn thừa và thu gọn cho nhập lại kho.
– Lấy dấu để cắt cáp phải chính xác, dùng lưỡi cắt chuyên dùng (Nut splitter) hoặc cưa sắt, tiến hành cưa xung quanh sợi cáp với độ sâu phù hợp với vỏ cáp để cắt bỏ phần vỏ PVC và vỏ kimloại (chú ý không cắt vào phần vỏ cách điện bên trong).
– Dùng dao tiến hành bổ dọc đầu sợi cáp để vứt bỏ ngoài, tách đầu lõi cáp ra khỏi vỏ bọc chú ý thu các vỏ này để gọn gàng khu làm việc.
– Tiến hành lồng “chụp cao su chống nước” (với vị trí ngoài trời) vào cáp theo đúng chiều, thực hiện lồng ghép Gland vào dây cáp.
– Đưa đầu cáp đã được tách đầu vào trong tủ theo lỗ đã được khoan sẵn trên vỏ tủ, người trong tủ đón lấy đầu cáp kéo tiếp cho tới khi đầu gland được chui nửa dưới qua lỗ khoan, đặt chi tiết vòng đồng tiếp địa của gland rồi vặn đai ốc cuối gland cho tới khi chặt.
– Người phía ngoài tiến hành chụp đầu bịt cao su vào, cho trùm kín hết đầu ngoài gland.
– Dùng đồng hồ thông mạch để kiểm tra sợi cáp xem đầu kia đã đấu đúng vào thiết bị yêu cầu hay chưa.
– Lắp và ép đầu cốt cho từng lõi cáp, với cáp lực sẽ dùng ép thủy lực để ép chặt, với cáp điều khiển sẽ lồng thêm số hiệu lõi cáp rồi chỉ cần dùng kìm ép tay.
– Treo và kẹp chặt số hiệu cáp trên thân mỗi sợi cáp, cách tủ khoảng 3-5cm, yêu cầu phải đánh dấu đúng mã hiệu cáp theo bản vẽ thiết kế.
Biện Pháp Thi Công Sơn Nước Nhà Cao Tầng
Sơn nhà cao tầng chuyên nghiệp chúng tôi là đội ngũ sơn nhà hoàn mỹ tự hào là một công ty với nhiều năm trong nghề và dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi chuyên nhận dịch vụ, công trình sơn nhà cao tầng đẹp, chất lượng tốt, đảm bảo về mặt thẩm mĩ. Khởi nguồn cho màu sắc theo thời gian sơn nhà cao tầng ngoài việc làm đẹp cho công trình của bạn.
Bạn đang cần tìm thợ sơn nhà cao tầng? Bạn đang đau đầu để tìm kiếm dịch vụ sơn uy tín chất lượng? Hãy đến với chúng tôi, dịch vụ sơn hoàn mỹ chúng tôi tự hào là một đơn vị với nhiều năm trong nghề và đội ngũ thợ sơn dày dặn kinh nghiệm cam kết mang đến cho quý khách một dịch vụ sơn tốt nhất.
Chuyên sơn nhà cao tầng chúng tôi có thể giúp bạn tư vấn và lựa chọn vật liệu tốt nhất để tạo lớp màng bảo vệ cho tòa nhà của bạn, là một dịch vụ sơn nhà chuyên nghiệp chúng tôi có nhiều phương pháp khác nhau: đu dây chuyên nghiệp, giàn giáo chắc chắn,… đảm bảo an toàn trong khi thi công. Chúng tôi thi công theo đúng quy trình, đúng với bản kế hoạch hai bên đã thỏa thuận, cam kết sử dụng vật tư chính hãng, an toàn và tốt nhất trên thị trường.
Dịch vụ thi công sơn nước nhà cao tầng
Dịch vụ thi công sơn nước nhà cao tầng là một trong số dịch vụ thi công chính của chúng tôi. Với đội ngũ thi công sơn nhà chuyên nghiệp với hơn 10 năm kinh nghiệm, tay nghề sắc xảo trong lĩnh vực như sơn nhà cao tầng , sơn nhà chung cư, căn hộ, sơn nhà cũ, nhà mới cùng sơn nhà trọn gói, sơn cửa hàng, trung tâm thương mại…
Quy trình tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng và tiến hành biện pháp thi công sơn nước nhà cao tầng
– Tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng. Tiến hàng khảo sát thực địa công trình cẩn thận và ghi chú các hạng mục. – Gửi khách hàng bảng báo giá và cùng bản kế hoạch thời gian thi công. – Ký hợp đồng thi công sơn nước nhà cao tầng, nếu khách hàng đã đồng ý thì tạm ứng % số tiền tùy theo giá trị hợp đồng hai bên đã thỏa thuận. – Tiền hành thi công sơn nước nhà cao tầng, thực nghiệm kiểm tra sau đó bàn giao công trình hoàn thiện. – Khách hàng nghiệm thu và thanh toán số tiền còn lại theo giá trị hợp đồng
+ Chúng tôi đảm bảo chất lượng mỗi công trình theo đúng yêu cầu của khách hàng. + Áp dụng những công nghệ sơn hiện đại nhất hiện nay. + Trung thực với khách hàng là quy định của chúng tôi. + Không phát sinh thêm chi phí sau khi ký kết hợp đồng. + Luôn đảm bảo hoàn thành đúng thời gian cam kết trong hợp đồng. + Tất cả các công trình sơn nhà cao tầng của sonsannha3d đều được bảo hành.
Quy trình thi công thi công sơn nước nhà cao tầng
Về quy trình biện pháp thi công sơn nước nhà cao tầng và các quy trình thi công sơn nhà khác gần như hoàn toàn giống nhau. Chỉ khác đổi chút ở một số khâu kỹ thuật.
Để công trình của bạn đạt hiệu quả và chất lượng tốt sau khi thi cong thì cần tuân thủ và thực hiện những bước sau:
Bước 1: Xử lý và vệ sinh bề mặt
Đối với bề mặt tường mới: Phải đảm bảo đủ thời gian khô, và xử lý loại bỏ các tạp chất trên bề mặt, làm phẳng láng mịn bề mặt, vệ sinh sạch hoàn toàn bụ bẩn để đảm bảo độ bám dính cho lớp sơn.
Nếu cảm thấy tường quá khô trước khi sơn thì nên làm ẩm bằng một ít nước với con lăn.
Đối với bề mặt tường cũ: Cần tiến hành làm sách các vết ố, rêu, nấm mốc cùng các tạp chất và những lớp sơn bong tróc trên bề mặt.
Sau khi xử lý xong cần phải về sinh lại bằng nước sạch và để khô ráo trước khi thi công sơn.
Bước 2: Trét bột làm láng, bột matit
Thực hiện trét 2 lớp để đạt hiệu quả tốt nhất. Trộn đều bột với nước theo tỉ lệ nhất định cho đến khi thấy bột quánh lại. Rồi xử dụng công cụ thích hợp để tiến hành trét lên bề mặt. Đợi lớp đầu tiền khô khoảng 1-2h. Tiếp tục trét lớp thứ 2, thực hiện tương tự như lần 1. Sau đó để khô trong vòng 24h và tiến hành sơn.
Sau khi bề mặt sau khi trét bột đã khô hoàn toàn thí mới tiến hành lớp sơn lót. Dùng căn lăn rulo hoặc máy phun sơn để sơn lớp sơn lót chống thấm, chống kiềm.
Sau khi xong lớp 1 chờ thời gian khô (nhanh hay chậm tùy thuộc vào độ ẩm, nhiệt độ, điều kiện thời tiết) tiếp tục thực hiện sơn lớp 2.
Bước 4: Thi công lớp sơn phủ hoàn thiện
Sau lớp sơn lót là lớp sơn phủ hoàn thiện cuối cùng. Thông thường cũng sơn tối thiểu 2 lớp sơn màu và 1 lớp cuối sơn phủ bảo vệ giúp tăng tính thẩm mỹ và tuổi thọ của sơn.
HOTLINE: 0963.202.675 Địa chỉ: 822 Bạch Đằng – Hai Bà Trưng – Hà Nội
Biện Pháp Thi Công Lắp Đặt Đèn Led Chiếu Sáng Tòa Nhà Cao Tầng
Thi công đèn LED chiếu sáng tòa nhà bằng giàn nâng
Sử dụng giàn nâng là một trong những biện pháp thi công phổ biến trong các công trình kiến trúc có quy mô lớn. Người ta thường sử dụng giàn nâng để thi công nhiều các hạng mục khác nhau, trong đó lắp đặt đèn LED chiếu sáng tòa nhà là không thể thiếu.
Về cấu tạo giàn nâng khá đơn giàn, bạn có thể hình dung cấu tạo giàn nâng như sau:
Đối trọng thường là bê tông khối có lượng nặng được thiết kế bên kia đầu dây. Chân giữ phải đảm bảo đứng vững dưới mặt đất. Tủ điện điều khiển đảm bảo bạn có thể tùy chỉnh độ cao của lồng thao tác.
Tời năng là bộ phận quan trọng giúp bạn có thể thu ngắn dây hoặc dài hơn để điều chỉnh độ cao làm việc. Tời năng chịu sự điều khiển trực tiếp của tủ điện điều khiển.
Lồng thao tác là nơi mà người thợ đứng và lắp đặt, thực hiện các công việc thi công.
Ưu điểm của việc sử dụng giàn nâng để lắp đặt đèn LED chiếu sáng facade tòa nhà
Dễ dàng thi công: Bạn có thể thoải mái thi công đứng, ngồi bởi lồng thao tác được thiết kế khoa học. đảm bảo khoảng cách tiếp cận công trình phù hợp nhất, thoải mái nhất.
Đảm bảo được độ an toàn cho đội ngũ kỹ thuật: Lồng thao tác thiết kế dạng lưới khung thép đảm bảo độ an toàn cho người thi công kể cả ở những công trình có độ cao lớn.
Nhược điểm của việc sử dụng giàn nâng
Sử dụng giàn nâng mặc dù rất an toàn nhưng lại đi kèm là chi phí khá tốn kém. Đồng thời việc tháo lắp và di chuyển giàn nâng khá khó khăn. Đối với giàn nâng thì thời gian lắp đặt đã lên đến 3 tiếng đồng hồ
Biện pháp đu dây
Thi công lắp đặt đèn LED bằng biện pháp đu dây được sử dụng phổ biến ở những công trình có chiều cao thấp và dễ dàng thi công. Nếu sử dụng dây du thì có 2 kiểu, 1 là thả chuồng cọp cho thợ thi công, hai là đu dây bằng ghế đơn giản.
Thi công lắp đặt đèn LED chiếu sáng ngoài trời bằng cách đu dây có ưu điểm là thi công nhanh gọn, chi phí thi công khá rẻ so với những biện pháp khác.
Nhược điểm của phương pháp thi công bằng cách đu dây là khá nguy hiểm, yêu cầu thợ thi công cần được đào tạo, có kĩ năng và có sức khỏe tốt, chịu được độ cao
Biện pháp thi công điện chiếu sáng facade sử dụng giàn giáo
Sử dụng giàn giáo để thi công là cách thi công phổ biến hiện nay trong những công trình đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện.
Ưu điểm của việc sử dụng giàn giáo lắp đặt đèn LED
Dễ dàng thi công
Đảm bảo được độ an toàn ở mức trung bình
Nhược điểm của giàn giáo là:
Việc lắp đặt cực kì tốn thời gian.
Chi phí thuê giàn giáo cũng không phải là rẻ.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Biện Pháp Thi Công Cấp Nước Lạnh Tòa Nhà trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!