Cập nhật nội dung chi tiết về Biện Pháp Khắc Phục Trẻ Suy Dinh Dưỡng Và Thấp Còi Ở Trường Mầm Non mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Khái niệm suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng là bệnh hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Nó ảnh hưởng đến sự phát triển và thể chất, tinh thần và vận động của trẻ em. Trẻ em bị suy dưỡng sức đề kháng của cơ thể rất yếu, rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
2. Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng thường do các yếu tố nguy cơ như: Trẻ đẻ non, đẻ thấp cân, gia đình đông con, gia đình kinh tế khó khăn, trẻ hay ốm đau bệnh tật…Bên cạnh đó suy dinh dưỡng cũng có thể do những sai lầm về phương pháp nuôi dưỡng trẻ.
3. Các biện pháp khắc phục
– Phối hợp với cha mẹ trẻ trong việc chăm sóc trẻ hàng ngày
– Tăng cường bổ sung chế độ dinh dưỡng cho trẻ.
– Thức ăn của trẻ phải đảm bảo đầy đủ các thành phần dinh dưỡng.
– Bữa ăn phải có đầy đủ gạo, thịt, trứng, tôm, cá, rau xanh và dầu ăn được chế biến thành nhiều dạng.
– Cần cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, số lượng tăng dần.
– Bên cạnh đó cũng cần bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ. Cho trẻ ăn nhiều hoa quả như: Cam, chuối, đu đủ…
– Phải tạo cảm giác thèm ăn cho trẻ như: Chế biến nhiều dạng thức ăn khác nhau, thay đổi món ăn hàng ngày.
– Đối với trẻ nhỏ phải “tô màu” bát bột để kích thích sự thèm ăn của trẻ.
– Ngoài những bữa chính cần chú trọng đến bữa ăn phụ của trẻ như: Cho trẻ ăn thêm sữa bò, sữa chua, sữa đậu nành …
– Hướng dẫn phụ huynh cho trẻ uống vitamin A và thuốc tẩy giun đúng định kỳ.
– Cần đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh trong ăn uống cho trẻ như: Rửa tay bằng xà phòng cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
– Cho trẻ ăn chính, uống sôi, phòng tránh các bệnh về đường tiêu hóa.
– Cho trẻ chơi ngoài trời với thời gian thích hợp, để trẻ được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. vào lúc sáng sớm để bổ sung vitamin D cho trẻ.
– Lớp học cần thoáng mát, có đủ ánh sáng tự nhiên.
– Đối với trẻ suy dinh dưỡng, sức đề kháng của trẻ rất yếu, cần cách ly với các nguồn truyền nhiễm bệnh.
– Về mùa lạnh cần giữ ấm cho trẻ để trẻ không bị nhiễm lạnh.
– Hàng ngày cho trẻ tập các bài tập hợp lý để tăng cường sức đề kháng và phát triển hệ vận động tốt hơn.
– Giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm đến trẻ suy dinh dưỡng mọi lúc, mọi nơi, đặc biệt động viên trẻ ăn hết suất, ngủ đủ giấc…
– Đối với trẻ suy dinh dưỡng cần cân theo dõi cân nặng, chiều cao của trẻ 1lần/ tháng để có có biện pháp khắc phục.
– Để thực hiện tốt việc chăm sóc, sức khỏe cho trẻ ở trường mầm non, mỗi một giáo viên, nhân viên cùng phối hợp với phụ huynh và thực hiện tốt để phòng chống và giảm bớt tỷ lệ suy dinh dưỡng nhằm thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ tại trường mầm non.
Những Giải Pháp Cho Trẻ Suy Dinh Dưỡng Thấp Còi
Tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi hiện nay vô cùng phổ biến. Có thể nói, nó là một bài toán vô cùng nan giải với nhiều bậc cha mẹ. Vậy, giải pháp cho trẻ suy dinh dưỡng hiện nay như thế nào?
1. Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời
Mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời là tốt nhất
Khi mẹ có ý định cai sữa cho trẻ thì nên lưu ý rằng không cai sữa cho trẻ khi thời tiết có sự chuyển giao, lúc này thời tiết thay đổi trẻ thường dễ ốm. Kèm theo đó, mẹ cũng nên cai sữa cho trẻ dần dần, không nên quá đột ngột.
2. Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng
Một giải pháp phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em hiện nay chính là cần phải xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống thật lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng. Nhiều trẻ bị suy dinh dưỡng là do trẻ không được cung cấp chất dinh dưỡng một cách đầy đủ. Có những trẻ ăn rất tốt nhưng lại chỉ ăn đồ ăn vặt hay những món ăn không có dưỡng chất điều này cũng là nguyên nhân khiến cho trẻ bị suy dinh dưỡng.
Xây dựng cho bé chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
Mẹ cần phải lên một thực đơn với đầy đủ các nhóm dưỡng chất để trẻ có thể có một thực đơn phong phú, hấp dẫn và bổ sung những dưỡng chất mà cơ thể trẻ thiếu hụt. Đây chính là một giải pháp cho trẻ suy dinh dưỡng hiện nay.
3. Bổ sung thêm các sản phẩm hỗ trợ
Các sản phẩm hỗ trợ là những sản phẩm giúp cho quá trình hấp thu chất dinh dưỡng của bé tốt hơn. Chẳng hạn như có những bé do đường ruột kém, có những bé biếng ăn dẫn tới suy dinh dưỡng thì cần sử dụng các loại men vi sinh kích thích ăn ngon miệng…
Có thể bổ sung thêm các sản phẩm hỗ trợ giúp bé ăn ngon và hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn
Siro Ăn Ngon Healthy New Kids là một sản phẩm được rất nhiều mẹ ưu ái chọn lựa. Đây là một sản phẩm với thành phần chính là các loại vitamin thiết yếu, giúp bé ăn ngon ngủ khỏe hơn. Thành phần hoàn toàn tự nhiên nên mẹ có thể hoàn toàn an tâm trong quá trình sử dụng.
Giải pháp cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi thực ra không khó nhưng điều quan trọng hơn cả chính là các bậc phụ huynh cần phải nghiêm túc nhìn nhận vấn đề cũng như kiên trì thì bé mới có thể nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này. Diệu Linh
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Chăm Sóc, Nuôi Dưỡng Cho Trẻ Suy Dinh Dưỡng Thấp Còi
Chăm sóc, nuôi dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi
Không có người cha người mẹ nào khi sinh con và nuôi con lại nghĩ rằng con mình đang bị suy dinh dưỡng, thấp còi dù đã chăm sóc rất kỹ lưỡng và cẩn thận. Khi trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi, ngoài việc tìm mọi cách khắc phục tình trạng này, nhiều cha mẹ đang lo lắng về việc suy dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng tới phát triển hiện tại và tương lai của bé ra sao. Cha mẹ vận dụng nhiều phương pháp chăm sóc giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này. Để hiểu rõ vấn đề của suy dinh dưỡng thấp còi, cha mẹ phải biết những biểu hiện và giai đoạn phát triển của trẻ để từ đó có những giải pháp cho em bé
Suy dinh dưỡng (SDD) thấp còi là tình trạng trẻ có chiều cao theo tuổi thấp so với chiều cao chuẩn, đây là dạng SDD mạn tính, kéo dài. SDD thấp còi phản ánh một quá trình dài chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ với một chất lượng thấp. Hầu hết các trường hợp thấp còi xảy ra trước khi trẻ được 3 tuổi.
Biểu hiện của trẻ bị suy dinh dưỡng
Nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng Giai đoạn bào thai: Nếu trẻ bị SDD bào thai hoặc sinh non tháng, nhẹ cân, chiều dài thấp thì nguy cơ SDD thấp còi cao. Giai đoạn trẻ dưới 2 tuổi: chiều dài lúc trẻ 2 tuổi bằng ½ chiều cao lúc trẻ trưởng thành, vì vậy, cách nuôi trẻ dưới 2 tuổi là vô cùng quan trọng. Giai đoạn tuổi tiền dậy thì và dậy thì: Đây là giai đoạn phát triển chiều cao rất tốt với trẻ gái từ 10-13 tuổi, 13-17 tuổi ở trẻ trai. Sau giai đoạn dậy thì, trẻ sẽ rất khó có thể phát triển chiều cao được nhiều nữa, tức là khi trẻ gái sau khi xuất hiện hành kinh, trẻ trai sau 17 tuổi. Giải pháp trong cải thiện cho trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã đưa ra một số giải pháp để chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng theo từng giai đoạn như sau: Trẻ dưới 2 tuổi: Từ tháng thứ 7, cùng với sữa mẹ, cần cho trẻ ăn thêm (thức ăn bổ sung), số bữa ăn hàng ngày tùy theo tháng tuổi: 6 tháng tuổi ăn 1 bữa bột loãng, 7-9 tháng ăn 2-3 bữa bột đặc, 10-12 tháng ăn 3-4 bữa bột đặc. Trẻ từ 1-2 tuổi ngoài bú mẹ cần ăn thêm 4 bữa/ngày. Mỗi ngày uống 400-500ml sữa (nếu không có sữa mẹ). Giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì: Nhu cầu dinh dưỡng cho lứa tuổi này trước hết là vấn đề năng lượng, nhu cầu này tùy theo giới tính, độ tuổi. Để đáp ứng được nhu cầu năng lượng, trẻ cần ăn 3 bữa/ngày, ăn đủ no và đủ chất dinh dưỡng. Nhu cầu năng lượng từ 1.900-2.300kcal/ngày/nữ và 2.100-2.800kcal/ngày/nam. Nhóm chất dinh dưỡng giúp cải thiện cân nặng và chiều cao của trẻ bao gồm: Chất đạm: Protein rất cần thiết để phát triển về chiều cao và cân nặng vì chất đạm giúp tạo nên cấu trúc của tế bào, tạo nên các nội tiết tố (hormon) và đáp ứng khả năng miễn dịch cơ thể. Nhu cầu protein hàng ngày là 50-70g/nam và 50-60g/nữ. Nguồn protein động vật cung cấp cho bữa ăn từ thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua… Nguồn protein thực vật từ đậu đỗ, vừng, lạc… Năng lượng từ protein cung cấp trong khẩu phần chiếm 13-20%. Chất béo: Là nguồn cung cấp năng lượng, giúp hòa tan và hấp thu các loại vitamin tan trong dầu: vitamin A, E, D, K. Nhu cầu về lipid từ 60-78g/ngày/nam và 55-66g/ngày/nữ, tỷ lệ cân đối giữa lipid động vật và lipid thực vật là 70% và 30%. Năng lượng do lipid cung cấp trong khẩu phần chiếm khoảng 20-30%. Chất sắt: Nhu cầu sắt hàng ngày được đáp ứng thông qua chế độ ăn giàu chất sắt có giá trị sinh học cao. Ngay giai đoạn đầu độ tuổi vị thành niên, đặc biệt là trẻ gái cần uống bổ sung viên sắt hoặc viên đa vi chất hàng tuần. Nhu cầu sắt là 11-17mg/ngày/nam và 11-29mg/ngày/nữ. Thức ăn giàu sắt có nguồn gốc động vật như thịt bò, tiết bò, trứng gà, trứng vịt, tim lợn, gan gà… Kẽm: Cần thiết cho sự tăng trưởng cả cân nặng và chiều cao của cơ thể. Thiếu kẽm, sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây biếng ăn do rối loạn vị giác. Nhu cầu kẽm hàng ngày là 9-10mg/nam và 7-8mg/nữ. Thực phẩm nhiều kẽm là tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng…). Canxi: Rất cần cho lứa tuổi dậy thì vì tốc độ tăng trưởng chiều cao rất nhanh, nhu cầu canxi nhiều là 1000mg/ngày. Canxi cùng với phospho để duy trì và hình thành bộ xương, răng vững chắc. Vitamin D: Trẻ vị thành niên cần một lượng vitamin D là 15µg/ngày. Sữa là sản phẩm cung cấp nguồn chất đạm và canxi, với trẻ không thích uống sữa, có thể dùng các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô-mai hoặc sử dụng các thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá và hải sản. Vitamin A: Cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường, tăng cường khả năng miễn dịch, giảm tỷ lệ nhiễm trùng và tử vong. Vitamin A có nhiều trong thức ăn động vật như gan, trứng, sữa…; thức ăn thực vật là rau xanh, gấc, quả màu vàng. Nhu cầu vitamin A hàng ngày lứa tuổi vị thành niên là 800µg/ngày/nam và 650µg/ngày/nữ. Vitamin C: Giúp hấp thu và sử dụng sắt, canxi và axit folic. Vitamin C có chức năng chống dị ứng, tăng khả năng miễn dịch, kích thích tạo dịch mật, bảo vệ thành mạch. Vitamin C có nhiều trong các loại rau xanh, quả chín. Nhu cầu vitamin ở tuổi vị thành niên là 95mg/ngày.
Cha mẹ cũng cần lưu tâm đến việc điều chỉnh hành vi của trẻ
Khi cho trẻ ăn phải tạo cho trẻ thói quen tập trung vào bữa ăn. Không cho bé ăn, uống đồ ngọt giữa hoặc gần các bữa ăn. Không nên cho trẻ xem điện thoại, bật TV hay chạy theo để cho trẻ ăn. Tạo cho trẻ thói quen ngồi vào ghế ăn và khuyến khích bé tự xúc, tự gắp, tự bốc thức ăn, dù bé có làm đổ cơm, vỡ bát. Giới hạn thời gian một bữa ăn không quá 30 phút
Khuyến khích trẻ chơi đùa kết hợp rèn thể lực, dạy trẻ tập bơi là phương pháp hiệu quả để giúp cải thiện chiều cao.
Việc phát hiện sớm và nhận biết sớm trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi sẽ giúp cho các bậc cha mẹ dễ dàng trong việc chăm sóc trẻ được tốt hơn, giúp trẻ phát triển toàn diện. Áp dụng những quy tắc trong chế độ ăn cũng như kết hợp điều chỉnh hành vi cho trẻ suy dinh dưỡng trong bữa ăn và quan tâm đến chiều cao trong từng giai đoạn phát triển sẽ góp phần cải thiện tình trạng sức khỏe, giúp trẻ nhanh chóng bắt kịp đà tăng trưởng./.
Người sưu tầm: Nguyễn Linh Trang
Cải Thiện Tình Trạng Suy Dinh Dưỡng Thấp Còi Ở Trẻ Em Việt Nam
Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể về cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người dân như tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em đã giảm nhanh và bền vững. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những thách thức như tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao theo tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi vẫn còn ở mức cao.
Đây là thông tin được Viện Dinh dưỡng Quốc gia đưa ra trong chương trình “Vi chất dinh dưỡng cần thiết cho tăng trưởng, nâng cao tầm vóc, sức khỏe, trí tuệ và chất lượng cuộc sống”.
Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia Lê Danh Tuyên cho biết: Hàng năm, có gần 1 triệu trẻ dưới 5 tuổi được cải thiện tình trạng thiếu vitamin A nhờ hoạt động bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi ở 41 tỉnh/thành và từ 6 – 60 tháng tuổi ở 22 tỉnh khó khăn mỗi năm 2 lần, bà mẹ sau sinh trong vòng 1 tháng được uống 1 liều vitamin A. Hoạt động bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ em và bà mẹ sau sinh đã trở thành hoạt động thường niên của hơn 11.000 xã/phường trong toàn quốc.
Năm 2018 chiến dịch bổ sung vitamin A liều cao được thực hiện theo hướng dẫn cho trẻ từ 6-60 tháng tuổi tại 22 tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi cao và cho trẻ từ 6-36 tháng tuổi tại 41 tỉnh, thành phố còn lại; trẻ có nguy cơ cao (trẻ suy dinh dưỡng nặng, tiêu chảy kéo dài, viêm đường hô hấp cấp, mắc bệnh sởi…) và bà mẹ sinh con trong vòng 1 tháng. Đồng thời, tẩy giun cho trẻ từ 24 đến dưới 60 tháng tuổi tại 22 tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi cao; tăng cường truyền thông về phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng cho người dân.
Báo cáo của Viện Dinh dưỡng quốc gia nêu rõ: Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể về cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người dân như tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em đã giảm nhanh và bền vững (suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm từ 30,1% năm 2000 xuống còn 14,1% năm 2015 và năm 2016 tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân ở trẻ dưới 5 tuổi là 13,8%); đồng thời thanh toán được tình trạng mù lòa do thiếu vitamin A; tình trạng thiếu vitamin A huyết thanh, thiếu máu do thiếu sắt và thiếu các vi chất dinh dưỡng khác ngày càng được cải thiện; kiến thức, thực hành dinh dưỡng đúng của người dân ngày càng được nâng cao…. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những thách thức như: Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao theo tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi tính chung cả nước mỗi năm giảm 1% nhưng vẫn còn ở mức cao (24,3% năm 2016) và có sự chênh lệch nhiều giữa các vùng nhất là vùng núi, vùng khó khăn và nông thôn với thành phố, đồng bằng…
Trước thực trạng trên, hoạt động phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng là 1 trong 6 mục tiêu quan trọng của Chiến lược quốc gia dinh dưỡng 2011 – 2020. Theo đó, chiến lược phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng gồm các giải pháp đồng bộ như: Bổ sung vi chất dinh dưỡng cho các đối tượng có nguy cơ cao là một giải pháp cần thiết để khắc phục nhanh chóng, kịp thời tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng; tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm là giải pháp trung hạn; đa dạng hoá bữa ăn là biện pháp cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng một cách lâu dài và bền vững.
Suy dinh dưỡng ở trẻ em sẽ dẫn đến nhiều hệ quả sau này
chúng tôi Trần Khánh Vân, Phó khoa Vi chất dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, việc thiếu một số vi chất dinh dưỡng quan trọng như iốt, vitamin A, sắt, folate, kẽm, mặc dù rất khó phát hiện, song có thể đưa đến những hậu quả to lớn. Thiếu vi chất dinh dưỡng có thể dẫn đến mù lòa, tổn thương não, thai chết lưu, tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng và tử vong ở phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ, giảm năng suất lao động ở người trưởng thành. Thiếu vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ… Tuy nhiên, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng là cuộc chiến bền bỉ để nâng cao năng lực lao động, phát triển trí tuệ, tầm vóc, chất lượng cuộc sống và sức khỏe người dân Việt Nam.
Còn theo Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia Lê Danh Tuyên, nguyên nhân của tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng là do khẩu phần ăn của người dân không đảm bảo cung cấp đủ các vi chất dinh dưỡng quan trọng cho nhu cầu cơ thể, đặc biệt trong một số giai đoạn quan trọng như phụ nữ đang mang thai, cho con bú, trẻ em đang tuổi lớn.
Theo điều tra khẩu phần của Viện Dinh dưỡng, khẩu phần ăn của người dân Việt Nam hầu hết không đáp ứng đủ 100% nhu cầu về các vitamin và chất khoáng. Bên cạnh đó, vi chất dinh dưỡng từ nguồn thức ăn động vật có giá trị sinh học cao hơn, cơ thể dễ hấp thu và sử dụng hơn so với thức ăn nguồn gốc thực vật, nhưng các thức ăn động vật đều có giá thành cao nên làm giảm sự tiếp cận thường xuyên của người dân với nguồn vi chất dinh dưỡng có giá trị sinh học cao đặc biệt người dân ở nông thôn, miền núi và các vùng khó khăn.
Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, Viện trưởng Lê Danh Tuyên khuyến cáo, các gia đình cần quan tâm đến chăm sóc dinh dưỡng ngay từ tuổi vị thành niên, đặc biệt là giai đoạn mới kết hôn, chuẩn bị làm mẹ. Đặc biệt là dinh dưỡng hợp lý trong 1000 ngày vàng (đầu đời) tức là từ khi bà mẹ bắt đầu mang thai đến khi trẻ 2 tuổi đóng vai trò hết sức quan trọng. Đảm bảo dinh dưỡng cho phụ nữ trong thời gian mang thai để giúp thai nhi phát triển tốt và bà mẹ có đủ dự trữ các chất dinh dưỡng để nuôi con sau này. Mặt khác, bổ sung viên sắt trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh là rất cần thiết để phòng chống thiếu máu cho cả mẹ và con…
Đặc biệt, bữa ăn hàng ngày của người dân cần đa dạng và phối hợp nhiều loại thực phẩm, lựa chọn và sử dụng thực phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng; cho trẻ bú sớm, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và cho trẻ bú đến 24 tháng hoặc lâu hơn.
Các gia đình nên sử dụng các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng cho bữa ăn bổ sung của trẻ; thêm mỡ hoặc dầu để tăng hấp thu vitamin A, vitamin D.
Đáng lưu ý, gia đình cần cho trẻ trong độ tuổi uống vitamin A liều cao 2 lần/năm, bà mẹ sau sinh trong vòng một tháng uống một liều vitamin A; trẻ từ 24 đến 60 tháng tuổi uống thuốc tẩy giun 2 lần/năm; thực hiện vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường phòng chống nhiễm giun. Phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai cần uống viên sắt/axit folic hoặc viên đa vi chất theo hướng dẫn…
ĐỖ THOA
Tính đến 8 giờ ngày 1-1-2021 đã có 83.771.412 ca xác nhận mắc Covid-19, có 1.824.387 ca tử vong trên thế giới (Mỹ: 20.429.667 ca mắc, 353.886 tử vong; Ấn Độ: 10.286.329 ca mắc, 149.018 ca tử vong; Brazil: 7.675.973 ca mắc, 194.976 ca tử vong; Nga: 3.159.297 ca mắc, 57.019 ca tử vong). Tại Việt Nam, có 1.465 trường hợp mắc bệnh, trong đó có 1.325 ca đã được chữa khỏi, 35 ca tử vong.
Sáng 26-11, tại TPHCM, Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng vaccine Việt Nam (VNVC) phối hợp cùng các cơ quan quản lý y tế đưa vào hoạt động Trung tâm khám, tư vấn, điều trị dinh dưỡng, y học vận động Nutrihome tại quận 2.
Theo “Danh sách 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2020” được công bố bởi Tổ chức cộng đồng mạng nghề nghiệp Anphabe và Công ty nghiên cứu thị trường Intage, Vinamilk năm thứ 3 liên tiếp giữ vững vị trí số 1 là nơi làm việc tốt nhất Việt Nam. Ngoài ra, Vinamilk cũng lập “hat-trick” khi dẫn đầu tại 2 bảng xếp hạng khác là “Top 50 Doanh nghiệp Việt có thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn” và “Nơi làm việc tốt nhất trong ngành hàng tiêu dùng nhanh”.
Thuốc giảm đau là các thuốc nhằm điều trị triệu chứng, làm giảm các cơn đau cấp tính hoặc mạn tính. 2 nhóm thuốc phổ biến nhất có thể được phép bán không cần đơn tại các hiệu thuốc là paracetamol và nhóm kháng viêm không chứa steroid, viết tắt là NSAIDs (Nonsteroidal anti-inflammatory drugs).
Bạn đang đọc nội dung bài viết Biện Pháp Khắc Phục Trẻ Suy Dinh Dưỡng Và Thấp Còi Ở Trường Mầm Non trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!