Cập nhật nội dung chi tiết về Biến Đổi Khí Hậu Toàn Cầu Và Giải Pháp Ứng Phó Của Việt Nam mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Phát biểu tại Hội thảo, TS Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch VACNE, cho biết biến đổi khí hậu đã xảy ra cả ngàn năm trước rồi và con người cũng đã thích ứng với hiện tượng này từ xưa đến nay rồi.
Tuy nhiên, biến đổi khí hậu diễn ra nhanh hơn so với dự báo, tác động tiêu cực ngày càng tăng – TS Lê Minh Nhật, Cục Biến đổi Khí hậu, Bộ Tài nguyên & Môi trường, chia sẻ tại Hội nghị đang diễn ra ở Hà Nội giữa lúc đã và đang hoành hành ở nhiều nơi gây thiệt hại lớn về người và của trong những ngày qua.
“Các loại hình thiên tai ngày càng gia tăng ở Việt Nam. Mặc dù công tác dự báo của Việt Nam ngày càng có tính chính xác hơn, tuy nhiên số người chết vì thiên tai vẫn gia tăng”, TS Nhật nói.
Theo báo cáo nhanh của các địa phương (tính đến ngày 12/10), thiệt hại đợt mưa lũ đang diễn ra đã khiến 77 người chết và mất tích; 21 người bị thương. Trong đó số người chết và mất tích nhiều nhất tại Hòa Bình (32 người) Yên Bái 15 người, các trường hợp khác xảy ra ở Sơn La, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ an và Quảng Trị.
Về tài sản, ước tính có 217 nhà bị sập, 1059 nhà bị hư hỏng, gần 17.000 nhà bị ngập. Tính tới thời điểm này, các địa phương nằm trong vùng lũ phải di dời khẩn cấp gần 800 nhà.
Theo chúng tôi Trương Quang Học, VACNE, trong hơn 30 năm qua, tại Việt Nam, bình quân mỗi năm thiên tai đã làm chết và mất tích khoảng 500 người, bị thương hàng nghìn người, thiệt hại về kinh tế vào khoảng 1,5% GDP, cao hơn so với khoảng 1% GDP đối với các nước có thu nhập trung bình, và khoảng 0,3% GDP đối với các nước có mức thu nhập thấp.
Những biểu hiện chủ yếu của biến đổi khí hậu trong các mốc thời gian quan trọng của thế kỷ 21 bao gồm sự tăng nồng độ CO2 trong khí quyển, sự tăng nhiệt độ và nước biển dâng trên bề mặt Trái đất.
Để ứng phó với biến đổi khí hậu, đến năm 2030, Việt Nam sẽ cắt giảm 8% phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường, với mục tiêu cắt giảm đến 25% nếu nhận được hỗ trợ của cộng đồng quốc tế. Để thực hiện các nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu từ nay đến năm 2020, Việt Nam sẽ cần khoảng 30 tỷ USD từ nguồn lực nhà nước, hỗ trợ quốc tế và cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Nguyên Nhân Biến Đổi Khí Hậu Ở Việt Nam Và Giải Pháp Ứng Phó
Biến đổi khí hậu cũng đang gây lo lắng đến sức khỏe và sinh hoạt của con người trên trái đất. Những biểu hiện cụ thể của biến đổi khí hậu như thay đổi thời thiết, nóng lên toàn cầu, nước biển dâng, … đều đang đe dọa đến sinh hoạt và cả sức khỏe của người dân. Tại Việt Nam, biến đổi khí hậu cũng đang ảnh hưởng trực tiếp đến nên kinh tế, cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Khí hậu ngày càng nóng lên khiến diện tích đất trồng bị thu hẹp, tác động không nhỏ đến con người. Để giải quyết được hiện tượng này, cần nắm rõ nguyên nhân biến đổi khí hậu ở Việt Nam cũng như mức độ tác động để đưa ra những giải pháp hiệu quả nhất.
2 nguyên nhân biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Theo ước tính, lượng kí CO2 trong không khí hiện nay đã chạm ngưỡng 387 ppm và vẫn đang tiếp tục tăng cao. Chính lượng khí thải này đã góp phần khiến không khí nóng lên, điều kiện khí hậu tự nhiên thay đổi theo hướng tiêu cực.
Ngoài những nguyên nhân đến từ con người thì thiên nhiên cũng biến đôi khá nhiều. Những thay đổi về nguyên lý hoạt động tự nhiên, đổi quỹ đạo trái đất, … cũng gây nên biến đổi khí hậu. Cùng với đó, quá trình kiến tạo, thay đổi phương hướng của tự nhiên cũng là một nguyên nhân biến đổi khí hậu ở Việt Nam không thể không nhắc tới.
Biểu hiện của hiện tượng biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu được biểu hiện khá rõ nét thông qua những thay đổi bất thường của thời tiết. Những biểu hiện rõ thường thấy nhất phải kể đến việc: nóng lên toàn cầu, nước biển dâng, thiên tai tăng cao, …
Hiện tượng nóng lên toàn cầu
Nước biển dâng bất thường
Xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan
Các hiện tượng khí hâu cực đoạn ngày càng diễn ra phúc tạp. Lượng mưa trong các năm gần đây ngày càng trái quy luật. Đồng thời, những cơn mưa lớn xuất hiện phổ biến hơn gây nên thiệt hại về cả người và của. Nơi mưa ngập, lũ lụt, nơi hạn hán kéo dài là tình trạng thưởng xuyên xảy ra trong những năm gần đây. Rất nhiều thiên tai, lốc xoáy, bão tố, … với sức công phá lớn xuất hiện ngày càng nhiều, gây nên ảnh hưởng vô cùng lớn.
Những hậu quả của biến đổi khí hậu
Đánh mất sự đa dạng sinh học, phá hủy hệ sinh thái tự nhiên
Ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, an toàn của con người
Các hiện tượng thời tiết cực đoan, nước biển dâng gây nên rất nhiều những bất tiện trong sinh hoạt. Không chỉ vậy, thiên tai còn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên đói nghèo, đe dọa tính mạng. Rất nhiều nhà cửa, hoa màu, lương thực đã bị cuốn bay theo những con bão.
Các nhà khoa học cũng khẳng định thiên tai là một trong những nguyên nhân khiến bùng phát và lây lan dịch bệnh. Sau những con bão, triều cường, không khí ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn gây bệnh, virut truyền nhiễm sinh sôi, phát triển nhanh chóng hơn. Cùng với đó, khí hậu nóng ẩm là điều kiện phát bệnh hoàn hảo nhất.
Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam như thế nào ?
Với rất nhiều nguyên nhân biến đổi khí hậu ở Việt Nam, nước ta đang là một trong những quốc gia hứng chịu nhiều hậu quả từ biến đổi khí hậu. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa lại sở hữu đường bờ biển dài, những năm gần đây số cơn bão lớn Việt Nam phải gánh chịu đã gia tăng đột biến. Tình trạng nước biển dâng, xâm nhập mặn cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vựa lúa của đồng bằng sông Cửu Long.
Biến đổi khí hậu không chỉ ảnh hưởng đến thiên nhiên mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và kinh tế phát triển của Việt Nam. Theo ước tính, trung bình mỗi năm có khoảng 10 cơn bão lớn nhỏ đổ bộ vào nước ta. Biến đổi khí hậu đang khiến không ít người rơi vào cảnh mất nhà, cửa, mất đất canh tác, bệnh tật, …
Một số giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Nắm rõ nguyên nhân biến đổi khí hậu ở Việt Nam sẽ giúp đưa ra những giải pháp triệt để và lâu dài để giải quyết thực trạng này. Rất nhiều hiệp ước, công ước chung đã được Việt Nam ký kết và tham gia nhằm tìm kiếm giải pháp cho vấn đề biến đổi khí hậu. Những công ước này đều hoạt động trên cơ sở bền vững, hiệu quả, tạo nên hiệu quả phòng ngừa lâu dài.
Hạn chế xả khí thải công nghiệp chưa qua xử lý ra môi trường.
Thực hiện tốt công tác phủ xanh đồi trọc, bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp
Ngăn chặn triệt để hành vi chặt phá rừng bừa bãi
Ứng dụng các công nghệ xanh trong sản xuất, hạn chế các chất thải, rác thải công nghiệp khó phân hủy.
Một Số Giải Pháp Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu Ở Việt Nam
BNEWS Trong bối cảnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long đang phải chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu, Việt Nam cần chuyển vụ lúa thứ ba thành các sản phẩm và dịch vụ có giá trị cao hơn.
Theo chuyên gia Brian Eyler, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á thuộc Trung tâm nghiên cứu Stimson, đã hiến kế trên để thúc đẩy phát triển bền vững tại Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam cũng cần tăng khả năng lưu trữ nước của vùng đồng bằng sông Cửu Long, cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông và hậu cần, cũng như thúc đẩy hợp tác sản xuất điện năng với các nước trong khu vực để cùng có lợi và phát triển kinh tế. Ông Eyler đã đưa ra ý kiến trên tại cuộc hội thảo bàn tròn về các ảnh hưởng và giải pháp đối với tình trạng biến đổi khí hậu tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, do Hội Doanh nhân Việt Nam tại Mỹ phối hợp cùng Văn phòng Khoa học-Công nghệ Việt Nam tại thủ đô Washington DC tổ chức ngày 16/5 vừa qua. Tham dự hội thảo có lãnh đạo các tỉnh Đồng Tháp, Cần Thơ, Quảng Bình, đại diện Khu Công nghệ cao Hòa Lạc và một số doanh nghiệp về công nghệ và môi trường của Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh và Nam Định.
Đại diện của phía Mỹ, ngoài các học giả nổi tiếng, còn có khoảng 10 doanh nghiệp quan tâm đến đầu tư vào lĩnh vực khoa học-công nghệ, môi trường ở Việt Nam. Chuyên gia Brian Eyler, người đã dành nhiều năm nghiên cứu khu vực đồng bằng sông Cửu Long, cho rằng “Việt Nam cần có chính sách trong nước và đối ngoại hợp lý để giải quyết các vấn đề của khu vực đồng bằng sông Cửu Long vì đây là nơi sản xuất nông nghiệp lớn nhất Việt Nam “.
Theo ông, Việt Nam cần đẩy mạnh việc mua điện giá rẻ từ Lào để giảm tải áp lực tăng nhu cầu điện ở trong nước, hiện ở mức khoảng 11%/năm; tăng cường đầu tư vào năng lượng tái tạo theo hướng tối đa hóa năng lượng Mặt trời, phong điện, điện được tạo ra từ rác và giảm thiểu (nhưng không loại trừ) thủy điện; thúc đẩy “sự phụ thuộc lẫn nhau về năng lượng trong vùng” như một hình thức an ninh năng lượng cho Việt Nam và khu vực nói chung… Đại diện các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các doanh nghiệp Việt Nam cũng dành nhiều thời gian giới thiệu về các thế mạnh của mình, đồng thời trao đổi với các doanh nghiệp Mỹ về các chính sách ưu đãi và cơ hội đầu tư, hợp tác trong tương lai, đặc biệt là trong một số lĩnh vực như sản xuất sạch và năng lượng tái tạo. Phó giám đốc Trung tâm dịch vụ công nghệ cao Hòa Lạc, ông Trần Bá Hậu cho biết hội thảo tập trung vào hai lĩnh vực chính là năng lượng tái tạo và xử lý rác thải để giải quyết các vấn đề môi trường của đồng bằng sông Cửu Long. Ông đánh giá hội thảo là cơ hội tốt để kết nối với các doanh nghiệp Mỹ để tìm cơ hội hợp tác, đầu tư. Chủ tịch Hội Doanh nhân Việt Nam tại Mỹ, ông David Huy Hồ cho biết sẽ tiếp tục các hoạt động kết nối doanh nghiệp Việt Nam và Mỹ nhằm tìm kiếm các cơ hội phát triển cho Việt Nam.
Ông bày tỏ: “Mong ước của tôi là được thấy Việt Nam ngày càng thịnh vượng, tiến lên và người dân càng ngày càng mở mang kiến thức. Tôi rất vui khi có thể kết nối được với công ty Mỹ hay doanh nhân Mỹ để đầu tư ở Việt Nam , có cơ hội mở rộng thị trường Việt Nam , giúp đỡ dân tộc Việt Nam của mình”.
6 Nhiệm Vụ Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu Tại Việt Nam
Toàn cảnh hội thảo. (Ảnh: BL)
Ngày 23/12, tại Hà Nội, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã tổ chức Hội thảo “Xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Bộ”.
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Theo kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng, vào cuối thế kỷ 21, nếu mực nước biển dâng cao 1 m, sẽ có khoảng 10 – 12% dân số nước ta bị ảnh hưởng và GDP có thể tổn thất khoảng 10%. Do đó, nếu không có một kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu một cách tổng thể, hiệu quả thì nước ta sẽ đối mặt những nguy cơ hiện hữu, thiệt hại to lớn ảnh hưởng tới an toàn và ổn định cuộc sống của người dân, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước.
TS Nguyễn Tuấn Quang, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu cho biết, để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, thời gian qua, Bộ TN&MT đã giao Cục biến đổi khí hậu xây dựng và trình Bộ ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của Bộ các giai đoạn 2011 -2015, 2016 -2020.
Thông qua các kế hoạch hành động này, các đơn vị trực thuộc Bộ đã triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng, góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu với các lĩnh vực quản lý.
Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Tuấn Quang, biến đổi khí hậu ở nước ta diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường, diễn ra nhanh hơn so với dự báo, tác động nặng nề đến người dân và các lĩnh vực nhạy cảm với khí hậu. Trước các thách thức này, Bộ Tài nguyên và Môi trường ( Bộ TN&MT) đã giao Cục Biến đổi khí hậu xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Bộ.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ, Cục đã khẩn trương phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ triển khai đến nay đã hoàn thành dự thảo kế hoạch này.
Theo dự thảo, quan điểm của kế hoạch phải đảm bảo 5 nội dung chính là: Thứ nhất, thể hiện được quan điểm tổng hợp, thống nhất, liên ngành, liên vùng; đáp ứng được yêu cầu trước mắt, đảm bảo lợi ích lâu dài theo trọng tâm trong điểm; phù hợp với từng giai đoạn; dựa vào nội lực là chính, đồng thời phát huy hiệu quả nguồn lực hỗ trợ và kinh nghiệm quốc tế. Kế hoạch được triển khai trong toàn ngành TN&MT, trong đó tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu như: Tài nguyên nước, quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; đất đai, tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; viễn thám và đo đạc bản đồ; khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu.
Thứ hai, Kế hoạch là cơ sở để chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai các hoạt động, cơ chế, chính sách, sáng kiến quốc tế về biến đổi khí hậu trong ngành trên toàn quốc. Dựa trên kế hoạch này, ngành TN&MT các địa phương xây dựng, ban hành thực hiện kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế, kịch bản biến đổi khí hậu của địa phương.
Thứ ba, ứng phó với biến đổi khí hậu cần thể hiện đồng thời cả nội dung thích ứng và giảm nhẹ, trong đó thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, tránh thiên tai là trọng tâm.
Thứ tư, tăng cường phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trên cả nước để triển khai các chương trình, dự án, nhiệm vụ quan trọng có tính liên ngành, liên vùng, phát huy sức mạnh tổng thể để ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thứ năm, tăng cường nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, xã hội hóa trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.
Mục tiêu cụ thể của kế hoạch là xác định được các thách thức và cơ hội của biến đổi khí hậu đối với quá trình phát triển của ngành TN&MT giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; xác định được các giải pháp ưu tiên nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đối với các lĩnh vực Bộ TN&MT quản lý, lộ trình triển khai và nguồn lực cho từng giai đoạn; xác định được chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành TN&MT cần lồng ghép với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh hợp tác quốc tế về biến đổi khí hậu.
Kế hoạch đề ra 6 nhiệm vụ chủ yếu là: Xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về biến đổi khí hậu; đánh giá khí hậu quốc gia, xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu và kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng; tuyên truyền, phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu; triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm về biến đổi khí hậu (xây dựng thị trường các-bon, triển khai các nhiệm vụ thực hiện các Điều ước Quốc tế…); triển khai một số mô hình dự án thí điểm ứng phó với biến đổi khí hậu ở các vùng, khu vực dễ bị tồn thương; đẩy mạnh hợp tác quốc tế.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Biến Đổi Khí Hậu Toàn Cầu Và Giải Pháp Ứng Phó Của Việt Nam trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!