Đề Xuất 3/2023 # Bảo Tàng Và Hoạt Động Giáo Dục Bảo Tàng (Phần 1) # Top 12 Like | Photomarathonasia.com

Đề Xuất 3/2023 # Bảo Tàng Và Hoạt Động Giáo Dục Bảo Tàng (Phần 1) # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Bảo Tàng Và Hoạt Động Giáo Dục Bảo Tàng (Phần 1) mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

– Bảo tàng ngày nay không còn chỉ là những ngôi nhà cất giữ những báu vật của loài người, nơi lưu giữ những ký ức của các dân tộc, các nền văn hóa, những ước mơ và hy vọng của con người trên toàn thế giới. Cùng với quá trình phát triển của xã hội, bảo tàng giữ vai trò ngày càng lớn trong đời sống xã hội: là thiết chế tổng hợp, đa chức năng, ở đó công chúng/ khách tham quan có thể học tập, nghiên cứu, giao tiếp, sáng tạo và nghỉ ngơi, giải trí. rong thế kỷ XXI, thử thách lớn nhất mà tất cả các bảo tàng phải đối đầu chính là sự khẳng định: Mục tiêu của bảo tàng là: hướng tới công chúng, vì công chúng và cho công chúng. T “Các bảo tàng là để dành cho con người, và do đó tương lai của các bảo tàng phụ thuộc vào việc tự nâng cấp, tự phát triển để đáp ứng nhu cầu đã được thị trường chỉ rõ” (1).

– Một bảo tàng thành công trong thế kỷ 21 phải là bảo tàng của công chúng/khách tham quan. Bởi thực tế là dù bảo tàng có sở hữu bộ sưu tập giá trị đến đâu mà không có người xem thì hiện vật chỉ là những di sản câm lặng, bảo tàng không có khách tham quan thì chỉ là những ngôi đền, tháp. Chỉ có phát huy giá trị của hiện vật thì bảo tàng mới khẳng định được vị thế của nó trong đời sống xã hội. Bảo tàng phải đáp ứng nhu cầu, mối quan tâm, kiến thức đa dạng và thỏa mãn nhu cầu giáo dục dành cho công chúng.

Công chúng/khách tham quan giờ đây không còn hài lòng với việc đến bảo tàng chỉ đơn giản là nhìn ngắm nhìn các hiện vật quý được trưng bày trong các tủ kính. Họ mong muốn có được các cuộc trưng bày mà ở đó họ được tham gia, được thực hành, trải nghiệm cùng các hiện vật, để tìm hiểu kiến thức/thông tin và cũng không thể thiếu đó là nhu cầu giải trí. Nghiên cứu khách tham quan cho thấy ngày nay các trưng bày bảo tàng cần phải vận dụng mọi ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại nhằm chuyển tải một cách hiệu quả nhất nội dung và thông điệp của trưng bày tới công chúng tham quan.Trưng bày bảo tàng cần cung cấp các quan điểm khác nhau, kết nối quá khứ với hiện tại và đảm bảo tính chính xác của thông tin. Đồng thời, các curator, cán bộ trưng bày phải thực sự sáng tạo để tạo ra các trưng bày, không gian trưng bày với sự đa dạng các hình thức tường thuật, kể chuyện, tương tác để khách tham quan không chỉ thưởng ngoạn hiện vật mà còn có thể trải nghiệm những câu chuyện gắn với hiện vật mà bảo tàng đang nắm giữ; tạo ra các ứng dụng để khách tham quan tham gia, trao đổi và chia sẻ ý kiến, câu chuyện và hiện vật của riêng mình với bảo tàng.

Ngày nay, bảo tàng không chỉ là nơi gìn giữ di sản mà phải gắn kết với cộng đồng, bằng những nỗ lực chủ động để góp phần cải thiện xã hội. Vai trò mới này của Bảo tàng đã được các chuyên gia trong lĩnh vực bảo tàng nhận định trong ít nhất 30 năm trở lại đây.

– Bảo tàng cũng cần phải đáp ứng nhu cầu của các đối tượng công chúng khác nhau, cung cấp cho họ những cái nhìn trực quan, sự tương tác, ngôn ngữ và cách thức kể chuyện đa dạng. Mục tiêu là tạo ra một xã hội của những người học tập suốt đời. Công chúng đến bảo tàng với mong muốn được học tập và giải trí. Họ đến bảo tàng chủ yếu theo nhóm và coi chuyến thăm bảo tàng như là một trải nghiệm xã hội. Họ cũng cần được khuyến khích quay trở lại bảo tàng và thường là thực hiện thông qua các triển lãm chuyên đề.

– Và trên thực tế, chức năng bảo tàng luôn được bổ sung, đáp ứng các nhu cầu của xã hội. Theo Viện Smith Sonian (Hoa Kỳ), bảo tàng có 3 chức năng: Làm giàu tri thức (Enrich), Giáo dục (Educate) và Vui chơi giải trí (Entertain). Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên New York (Hoa Kỳ) lại cho rằng các chức năng của bảo tàng là Giáo dục (Education), Tìm tòi (Expedition) và Nghiên cứu (Research). Theo Hiệp hội Bảo tàng Quốc tế (ICOM), ba chức năng cơ bản của bảo tàng là Nghiên cứu, Giáo dục và Thưởng thức.

Học sinh tham gia hoạt động Tìm hiểu tính dẻo của kim loại

trong Chương trình giáo dục chủ đề “Kim loại – Tinh hoa văn hóa Đông Sơn – Khám phá dưới góc nhìn khoa học” tại phòng Khám phá, BTLSQG, 5/2019

Mặc dù còn tồn tại một số quan điểm khác nhau, nhưng cơ bản các quan điểm đều thống nhất bảo tàng có các chức năng xã hội sau: N ghiên cứu khoa học; Giáo dục khoa học; Bảo tồn di sản văn hóa; Tài liệu hóa khoa học;Thông tin; Giải trí và Hưởng thụ văn hóa. Trong đó, Nghiên cứu khoa học và Giáo dục khoa học là hai chức năng cơ bản thường được nhắc đến.

– Theo Luật Di sản Văn hóa Việt Nam, Bảo tàng “Những định nghĩa này đã khẳng định một trong những nhiệm vụ quan trọng của bảo tàng là là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử tự nhiên và xã hội nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của nhân dân“.Theo Hiệp hội Bảo tàng thế giới (ICOM): ” tổ chức hoạt động giáo dục phục vụ công chúng, bên cạnh những nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày. Bảo tàng là một tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động thường xuyên phục vụ công chúng tham quan, phục vụ cho xã hội và sự phát triển của xã hội, có chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, giao tiếp và trưng bày các di sản vật thể và phi vật thể của nhân loại cùng với môi trường sống của con người cho các mục đích giáo dục, nghiên cứu và thưởng thức” (ICOM, Kỳ họp Đại hội đồng thứ 22 tại Vienna, 2007).

Các nhà Bảo tàng học hiện đại còn khuyến cáo rằng trong tương lai chúng ta Trong cuốn” “không nên quên giáo dục là một trong những chức năng chính của một bảo tàng và là lý do để bảo tàng tồn tại“(2) Lập kế hoạch thành công cho những dự án xây dựng bảo tàng Planning Successful Museum Building Projects) xuất bản năm 2009 tại Mỹ, các tác giả Walter L. Crimm, Martha Morris và L.Carole Wharton đã khẳng định : Các bộ sưu tập, trưng bày và các chương trình giáo dục được coi là cốt lõi của một bảo tàng.

– Với sự thay đổi về nhận thức từ chỗ bảo tàng lấy hiện vật làm trung tâm sang lấy cộng đồng xã hội làm trung tâm, thì vai trò công tác giáo dục trong bảo tàng ngày càng được coi trọng, đẩy mạnh, tác động mạnh mẽ, tích cực đến các hoạt động khác của bảo tàng. Nó được coi là cơ sở xác lập chiến lược hoạt động phát triển của mỗi bảo tàng, đồng thời, căn cứ vào thế mạnh, đặc điểm riêng biệt và chức năng của mỗi bảo tàng cụ thể để đa dạng hóa các hình thức hoạt động phục vụ nhu cầu chính đáng của công chúng.

Hoạt động giáo dục trong bảo tàng, với quan điểm coi khách tham quan là những người chủ động học tập, cũng có thể được gọi là hoạt động cung cấp cơ hội học tập cho công chúng tham quan bảo tàng. Theo Hiệp hội Bảo tàng Anh thì việc giáo dục, học tập trong bảo tàng là: “Học tập là một quá trình chủ động trải nghiệm. Đó là việc con người thực hiện khi họ muốn tìm hiểu về thế giới. Nó có thể bao gồm việc phát triển hoặc đào sâu về kỹ năng, kiến thức, sự hiểu biết, nhận thức, giá trị, ý tưởng và cảm xúc, hoặc tăng cường khả năng suy nghĩ. Học tập có hiệu quả dẫn đến sự thay đổi, phát triển và khao khát học hỏi thêm nữa.”(3)

Hoạt động: Trò chuyện cùng nhân chứng lịch sử trong Chương trình giáo dục

Và vì vậy, hoạt động truyền bá tri thức – giáo dục của bảo tàng không còn là sự chuyển giao một chiều từ người giáo dục (hướng dẫn, thuyết minh viên) sang người được giáo dục ( khách tham quan) mà là sự trao đổi hai chiều, tác động ảnh hưởng lẫn nhau. Người ta không chỉ quan tâm đến việc bảo tàng ” dạy” gì cho công chúng, mà quan trọng hơn là “công chúng học bằng cách trải nghiệm như thế nào”. Ở đây, công chúng là người học chứ không còn là người nghe nữa. Công chúng được tiếp cận nhiều chiều để tự rút ra những trải nghiệm, tự đúc kết những bài học, những kiến thức mới cho mình.

– Quan điểm coi nhiệm vụ của bảo tàng là cung cấp các cơ hội học tập phục vụ công chúng cơ bản tương đồng với nội dung về Học tập suốt đời, được giới thiệu trong Báo cáo Học để làm Người(4) (1972) của UNESCO và đã được phát triển và công nhận rộng rãi trên thế giới. Theo Báo cáo này, việc học tập suốt đời diễn ra từ lúc nằm nôi đến khi qua đời, bao gồm học tập chính quy (formal), không chính quy (non-formal) và phi chính quy (informal). Trong đó tập trung vào ba trụ cột chính là kiến thức, kỹ năng và năng lực. Đồng thời, người học được nâng cao khả năng hành nghề, phát triển cá nhân, trở thành công dân tích cực và hòa nhập xã hội.

Hoạt động giáo dục bảo tàng là nhằm cung cấp cho công chúng/khách tham quan cơ hội được mở rộng sự hiểu biết, trải nghiệm và sáng tạo.

Học sinh trải nghiệm “Xếp hàng thời bao cấp “tháng 10/2017.

Trên thế giới và cả ở Việt Nam, trong những năm gần đây, hoạt động giáo dục bảo tàng đã có những thay đổi đáng kể dưới một số góc độ sau:

+ Về Công chúng: Có sự nghiên cứu, đánh giá, tìm hiểu nhu cầu, mong đợi và sự hài lòng; Thiết kế, xây dựng các chương trình dành cho công chúng ở các lứa tuổi, đối tượng khác nhau.

+ Về Chương trình: Không còn chỉ là những chuyến tham quan trưng thông thường mà tổ chức nhiều hoạt động khác nhau với nội dung, hình thức, cách thức đa dạng nhằm chuyển tải thông điệp giáo dục của bảo tàng đến công chúng , với p hương châm: hấp dẫn, bổ ích, niềm vui và sáng tạo.

+ Sự hợp tác: Hoạt động giáo dục bảo tàng có sự phối hợp giữa bảo tàng với nhà trường, viện nghiên cứu, cộng đồng, gia đình, doanh nghiệp…

Ths. Phạm Thị Mai Thủy

+ Công nghệ được ứng dụng trong các hoạt động giáo dục của bảo tàng.

1: Timothy Ambrose và Crispin Paine. Cơ sở bảo tàng. Bản dịch của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, 2000, tr 43.

2: Hooper-Greenhill E. Giáo dục bảo tàng, Cẩm nang cho người phụ trách, 1992a BH: 670.

4: Learning To Be (Học để làm người), UNESCO, 1972 – link: http://bit.ly/2dHY0Ys

Phát Huy Chức Năng Giáo Dục Của Bảo Tàng

Theo TTXVN ngày 3-11-2006, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, trên cơ sở hai bảo tàng thuộc loại lớn nhất ở Việt Nam là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Cách mạng. Theo đề án, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia không chỉ là nơi trưng bày các hiện vật, tài liệu giới thiệu tiến trình lịch sử Việt Nam qua các thời đại, mà còn là trung tâm thông tin, ngân hàng dữ liệu về di sản văn hóa Việt Nam.

Công trình này dự kiến khởi công vào cuối năm 2007 và hoàn thành vào cuối năm 2012. Bảo tàng sẽ phải làm tốt việc sưu tập, lưu giữ và trưng bày, giới thiệu thật hấp dẫn, làm sống động lịch sử đấu tranh cách mạng bất khuất kiên cường của nhân dân ta, của Ðảng ta, cũng như những năm tháng đổi mới đầy khó khăn gian khổ của đất nước. Trên cơ sở đó, Bảo tàng Cách mạng và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam cần đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, sưu tầm, từng bước bổ sung cho nội dung trưng bày theo định hướng gắn lịch sử Ðảng với lịch sử dân tộc, thay thế dần các tài liệu phụ trợ bằng các sưu tập hiện vật có dung lượng nội dung cao, có tính hấp dẫn và gợi cảm cho mọi đối tượng người xem…

Như vậy, một bảo tàng lớn sắp có thay chỗ cho hai bảo tàng đã có. Dù chúng ta đã có một mạng lưới bảo tàng rộng khắp trên cả nước, phần lớn đều có quá trình hoạt động lâu dài, nhưng chủ yếu nặng phần sưu tập, giới thiệu, trưng bày tĩnh. Kho tư liệu, hiện vật quý hiếm và đồ sộ trong phần lớn bảo tàng ít khi được biến thành một lực hấp dẫn với quảng đại quần chúng. Ở Hà Nội tập trung nhiều bảo tàng lớn, cấp quốc gia: Bảo tàng Hồ Chí Minh; Bảo tàng Lịch sử Việt Nam; Bảo tàng Cách mạng Việt Nam; Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam; Bảo tàng Dân tộc học; Bảo tàng Lịch sử Quân đội; Bảo tàng Phụ nữ… Thành phố Hồ Chí Minh có Bảo tàng Lịch sử Việt Nam; Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Bảo tàng Hồ Chí Minh trên bến Nhà Rồng. Huế có Bảo tàng Cổ vật Huế, Bảo tàng Hồ Chí Minh (Phân viện). Ðà Nẵng có Bảo tàng Chăm. Nam Trung Bộ có Bảo tàng Quang Trung. Ngoài ra, hầu hết các tỉnh đều có bảo tàng tỉnh, nhiều ngành có bảo tàng riêng, các quân chủng của quân đội có bảo tàng như: Bảo tàng Không quân, Bảo tàng Tăng – thiết giáp, Bảo tàng Hải quân… Hàng chục bảo tàng lớn nhỏ, thực ra vẫn ít so với một đất nước giàu truyền thống, giàu bản sắc, có quá trình phát triển lịch sử lâu dài như nước ta.

Dù vậy, mỗi bảo tàng đều có sức cuốn hút riêng của nó và có ý nghĩa lớn trong việc giáo dục truyền thống. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam chẳng hạn, trên 67.000 hiện vật thể hiện mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, đấu tranh chống ngoại xâm từ thuở lập nước đến đầu thế kỷ 20, những công cụ lao động sơ khai bằng đá, hơn sáu trăm chiếc trống đồng quý giá… tất cả đủ để cho chúng ta có một hiểu biết tương đối và yêu mến tự hào về dân tộc. Bảo tàng Cách mạng Việt Nam là nơi tái hiện lịch sử đấu tranh trên một trăm năm, từ năm 1858 đến nay, với trên 3.000 hiện vật, phim ảnh, tư liệu. Ðây là nơi duy nhất có những bộ sưu tập rất quý như cờ, sách báo, vũ khí, chiến lợi phẩm ghi dấu lịch sử dân tộc những trang cận đại, một lịch sử oai hùng thấm máu và nước mắt…

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cũng là một bảo tàng lớn, có tầm vóc trong khu vực. Lịch sử Mỹ thuật dân tộc, kiến trúc, điêu khắc, hội họa, mỹ nghệ, được trình bày một cách khoa học và được bảo quản bằng những phương thức tiên tiến, hiện đại…

Sau gần 6 năm, các nhà sưu tầm cổ vật trải qua nhiều đắn đo, nhưng đến năm nay, bảo tàng cổ vật tư nhân đầu tiên ở nước ta đã ra đời trong tháng 10 vừa rồi: Bảo tàng cổ vật Hoàng Long của ông Hoàng Văn Thông, Thanh Hóa, với gần 6.000 hiện vật quý xuyên suốt chiều dài phát triển của lịch sử Việt Nam. Cũng trong tháng 10, bảo tàng mỹ thuật tư nhân của nữ họa sĩ Phan Ngọc Mỹ ở Hà Tây đi vào hoạt động, cùng nhiều bảo tàng tự phát khác như bảo tàng kỷ vật của ông Lâm Văn Bảng ở Hà Tây, 20 năm lặn lội kiếm tìm, được trên 2.000 hiện vật về các cựu tù Phú Quốc; Bảo tàng của ông Nguyễn Xuân Liên tại Quảng Bình…

Bảo tàng không chỉ là quá khứ. Không chỉ là nơi để lưu giữ, trưng bày, nhìn ngắm. Bảo tàng trong cuộc sống hiện đại phải là chỗ học tập, giao lưu của các thế hệ. Hầu hết các bảo tàng của chúng ta chưa làm tốt điều đó, chỉ một vài bảo tàng có hoạt động ngoài trưng bày, còn thì lo bảo quản và mở cửa vào những ngày kỷ niệm đã là quá sức. Chưa kể có những bảo tàng cần thiết mà mãi vẫn chưa thể xây dựng.

Mấy chục năm nay, Bảo tàng Hà Nội long đong tìm chốn dừng chân, hiện vật hết gửi nhờ chỗ nọ lại gửi vào kho kia. Giờ thì các phương án thiết kế đã tạm được chọn, đất cũng đã có, chỉ đợi ngày khởi công. Bảo tàng Hội Nhà văn sau rất nhiều năm chuẩn bị, đến giờ vẫn chưa khánh thành…

Sự nghiệp đổi mới đất nước, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự nghiệp xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc đã và đang đặt ra cho hệ thống bảo tàng, những cán bộ ngành bảo tàng những nhiệm vụ mới, thử thách mới.

Nếu trước đây hệ thống bảo tàng cách mạng Việt Nam đã thành công trong việc giáo dục các thế hệ chúng ta “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, thì giờ đây, bằng kinh nghiệm tích lũy của mình, các bảo tàng sẽ góp phần giáo dục cho nhân dân ta lòng tự hào với truyền thống oai hùng, ý chí độc lập tự cường, nắm vững thời cơ, đẩy lùi nguy cơ, vượt qua thử thách, quyết tâm đưa dân tộc ta vượt qua đói nghèo lạc hậu.

Công Tác Nghiên Cứu Giáo Dục Lịch Sử Của Bảo Tàng Tỉnh

Thứ ba, 16/04/2013 – 08:34

Thực hiện hai chức năng cơ bản của bảo tàng là nghiên cứu khoa học và giáo dục khoa học, trong những năm qua, Bảo tàng Bắc Ninh triển khai công tác nghiên cứu sưu tầm hiện vật tài liệu lịch sử rất tích cực để phục vụ công tác trưng bày giới thiệu, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, giáo dục lịch sử cho công chúng.

Cán bộ Bảo tàng tỉnh giới thiệu về lịch sử và văn hóa Bắc Ninh cho khách tham quan.

Công tác nghiên cứu lịch sử luôn luôn được cơ quan chú trọng hàng đầu. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học về lịch sử theo từng chuyên đề đã được Bảo tàng Bắc Ninh triển khai thực hiện (Đề tài khoa học cấp tỉnh, được Hội đồng khoa học (Sở Khoa học-Công nghệ) đánh giá cao và tổ chức nghiệm thu, sau đó Bảo tàng biên tập thành sách-in ấn xuất bản phục vụ công tác nghiên cứu, giáo dục truyền thống lịch sử.

Cùng với công tác nghiên cứu thực hiện các đề tài khoa học, biên soạn xuất bản các đầu sách nêu trên, Bảo tàng Bắc Ninh còn tham gia một số đề tài nghiên cứu khoa học do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh chủ trì.

Đặc biệt trong chiến lược công tác của Bảo tàng Bắc Ninh thực hiện chức năng cơ bản của Bảo tàng là nghiên cứu lịch sử, phổ biến giáo dục lịch sử thông qua trưng bày bảo tàng; trong thời gian qua Bảo tàng Bắc Ninh đã hết sức chú trọng đầu tư kinh phí, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ vào công tác sưu tầm tài liệu, hiện vật lịch sử. Hàng ngàn hiện vật, tài liệu đã được Bảo tàng sưu tầm, kiểm kê, bảo quản-phục vụ công tác trưng bày phát huy tác dụng nghiên cứu lịch sử và giáo dục truyền thống cho khách thăm quan nghiên cứu trong và ngoài tỉnh.

Trong đó có nhiều cổ vật với giá trị lịch sử hết sức quan trọng, độc đáo, góp phần minh chứng sâu sắc những vấn đề lịch sử lớn của tỉnh Bắc Ninh nói riêng và cả nước nói chung như: Mảnh khuôn đúc trống đồng cổ-phát hiện tại khu vực nội thành, thành cổ Luy Lâu-năm 1999-Cổ vật có giá trị lịch sử độc nhất vô nhị ở Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay. Nó góp phần chứng minh sâu sắc vấn đề-Trống đồng cổ Việt Nam được đúc tại Việt Nam chứ không phải do sự giao lưu văn hoá giữa các quốc gia mà có được. Hai bộ sách kinh phật bằng Đồng (55 tờ = 112 trang) phát hiện năm 2009 tại tháp đá Tôn Đức-nơi đặt xá lỵ của Thiền sư Minh Hành ở chùa Ninh Phúc (Bút Tháp), do Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc và công chúa Lê Thị Ngọc Duyên cho khắc vào năm 1660.

Một số đề tài nghiên cứu khoa học, các tác phẩm đã in ấn xuất bản nêu trên là những công trình nghiên cứu lịch sử phản ánh về những nội dung lịch sử quan trọng của tỉnh Bắc Ninh. Cùng với những đề tài nghiên cứu khoa học, tác phẩm của các cơ quan, ban, ngành khác trong tỉnh như Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục-Đào tạo… góp phần quan trọng vào công tác nghiên cứu lịch sử (địa chí) của tỉnh Bắc Ninh.

Công tác nghiên cứu lịch sử của Bảo tàng Bắc Ninh góp phần quan trọng cùng các cơ quan, ban, ngành khác của tỉnh và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Bắc Ninh, mới được thành lập trong công tác nghiên cứu lịch sử, giáo dục truyền thống vẻ vang lâu đời của tỉnh Bắc Ninh.

Chức Năng, Nhiệm Vụ Bảo Tàng Tỉnh Lai Châu

Điều 1. Vị trí và chức năng

Bảo tàng tỉnh Lai Châu là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,

Bảo tàng tỉnh Lai Châu có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn của Cục Di sản văn hóa.

Là thiết chế văn hóa, có chức năng sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa, bằng chứng vật chất về thiên nhiên, con người và môi trường sống của con người, nhằm phục vụ nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hóa của quần chúng.

Thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn tỉnh Lai Châu phù hợp với nội dung, tính chất theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Hoạt động nghiên cứu khoa học

– Hoạt động nghiên cứu khoa học của bảo tàng tỉnh Lai Châu được thực hiện thường xuyên thông qua việc triển khai đề tài khoa học các cấp, các chương trình, dự án, đề án khác theo kế hoạch ngắn hạn, dài hạn để phục vụ công chúng và góp phần phát triển lý luận bảo tàng học.

2. Hoạt động Sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể

– Sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật, các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Lai Châu phù hợp với phạm vi, đối tượng, nội dung hoạt động của bảo tàng thông qua các phương thức sau đây:

– Khảo sát điền dã sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể;

– Tiếp nhận tài liệu, hiện vật do tổ chức, cá nhân chuyển giao, hiến tặng;

– Mua, trao đổi tài liệu, hiện vật với tổ chức, cá nhân.

Việc sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể phải tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành. .

3. Hoạt động kiểm kê

a) Tổ chức kiểm kê tài liệu, hiện vật theo Quy chế kiểm kê hiện vật bảo tàng được Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ban hành kèm theo Quyết định số 70/2006/QĐ-BVHTT ngày 15 tháng 9 năm 2006.

– Tiếp nhận, đăng ký, sắp xếp, theo dõi tình hình xuất, nhập và tình trạng hiện vật bảo tàng.

– Tổ chức thẩm định, bổ sung thông tin về hiện vật.

– Nghiên cứu xây dựng sưu tập hiện vật.

– Xây dựng hệ thống phiếu tra cứu hiện vật.

b) Hồ sơ kiểm kê tài liệu, hiện vật được lập, quản lý ổn định, lâu dài; được lưu trữ bằng văn bản và lưu trữ bằng công nghệ thông tin.

4. Hoạt động bảo quản

a) Thực hiện việc bảo quản hiện vật theo quy định, cung cấp bản sao tài liệu, hiện vật theo chức năng nhiệm vụ được giao và quy định của pháp luật bao gồm.

– Sắp xếp tài liệu, hiện vật và tổ chức kho để bảo quản;

– Lập hồ sơ về hiện trạng tài liệu, hiện vật và môi trường bảo quản;

– Tổ chức việc bảo quản phòng ngừa, bảo quản trị liệu, phòng chống tai họa, rủi ro cho tài liệu, hiện vật.

b) Việc bảo quản phải được thực hiện với mọi tài liệu, hiện vật khi trưng bày, khi lưu giữ trong kho và khi đưa ra ngoài bảo tàng

5. Hoạt động trưng bày giới thiệu tài liệu, hiện vật

a) Hoạt động trưng bày tài liệu, hiện vật và giới thiệu di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của bảo tàng, phù hợp với phạm vi, đối tượng, nội dung hoạt động của bảo tàng gồm:

– Trưng bày dài hạn, ngắn hạn tại bảo tàng;

– Trưng bày, triển lãm lưu động ở trong và ngoài nước;

– Tổ chức giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể;

b) Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đảm bảo an toàn, an ninh trọng khu vực do Bảo tàng quản lý. Phối hợp với các cơ quan, hữu quan đón tiếp, phục vụ khách tham quan Bảo tàng.

6. Hoạt động giáo dục

a) Hoạt động giáo dục của bảo tàng bao gồm:

– Hướng dẫn tham quan;

– Tổ chức chương trình giáo dục;

– Tổ chức hội thảo, tọa đàm khoa học, nói chuyện chuyên đề;

b) Chương trình giáo dục của bảo tàng phải phù hợp với nội dung hoạt động và đối tượng công chúng của bảo tàng.

c) Chương trình giáo dục của bảo tàng nhằm tạo cơ hội và khuyến khích các hình thức học tập và hưởng thụ văn hóa của công chúng.

7. Hoạt động truyền thông

a) Hoạt động truyền thông của bảo tàng bao gồm:

– Giới thiệu nội dung và hoạt động của bảo tàng trên phương tiện thông tin đại chúng;

– Tổ chức chương trình quảng bá và xã hội hóa hoạt động của bảo tàng;

– Tổ chức lấy ý kiến đánh giá của công chúng về hoạt động của bảo tàng;

8. Hoạt động dịch vụ.

– Tổ chức dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí và các dịch vụ khác;

– Tổ chức phát triển sản phẩm lưu niệm, xuất bản ấn phẩm bảo tàng;

– Tổ chức các sự kiện văn hóa, giáo dục, thể thao và du lịch;

– Cung cấp thông tin, tư liệu;

– Tư vấn kỹ thuật, nghiệp vụ bảo tàng;

– Bảo quản phục hồi, làm bản sao tài liệu hiện vật;

– Hợp tác khai quật khảo cổ

– Hợp tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ;

– Thu phí, lệ phí, quản lý và sử dụng theo quy định của Pháp luật.

9. Thực hiện các nội dung cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

10. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ; Báo cáo tháng, quý, 6 tháng, năm và báo cáo đột xuất về tình hình hoạt động của đơn vị với các cơ quan chức năng.

11. Thực hiện một số dự án, chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa thuộc lĩnh vực hoạt động của đơn vị.

12. Quản lý công chức, viên chức, tài chính, tài sản và cơ sở vật chất của đơn vị theo quy định của pháp luật.

13. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phân công.

Điều 3. Tổ chức và biên chế

1. Lãnh đạo Bảo tàng Gồm Giám đốc, các phó giám đốc:

a. Giám đốc là người đứng đầu cơ quan, thực hiện công tác quản lý, điều hành theo chế độ thủ trưởng; chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Bảo tàng.

b. Các phó giám đốc tham mưu giúp việc cho giám đốc trong công tác lãnh đạo Bảo tàng và phụ trách một số lĩnh vực công tác chuyên môn do Giám đốc phân công và trịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về công việc được phân công.

Khi Giám đốc vắng măt có thể ủy quyền cho một trong các phó Giám đốc quản lý, điều hành và giải quyết công việc của cơ quan.

c. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của tỉnh.

2. Các phòng trực thuộc

– Phòng Hành chính – Tổng hợp;

– Phòng Nghiệp vụ

Giám đốc Bảo tàng tỉnh Lai Châu có trách nhiệm quy định chức năng nhiệm vụ cụ thể, bố trí sắp xếp cán bộ, viên chức và người lao động theo cơ cấu chức danh và trình độ chuyên môn cho các phòng chuyên môn nghiệp vụ; Xây dựng và ban hành quy chế làm việc của Bảo tàng theo quy định.

3. Biên chế

Số lượng người làm việc của Bảo tàng tỉnh được giao trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế sự nghiệp được giao hàng năm.

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và cơ cấu chức danh nghề nghiệp được cấp thẩm quyền phê duyệt, hàng năm Bảo tàng tỉnh xây dựng kế hoạch biên chế, số lượng người làm việc trong đơn vị trình cấp thẩm quyền xem xét theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Tổ chức thực hiện

Quy định này quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo tàng tỉnh Lai Châu. Giám đốc Bảo tàng tỉnh Lai có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của cơ quan theo quy định của pháp luật. Trong quá trình thực hiện nếu có điểm chưa phù hợp sẽ xem xét điều chỉnh./.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Bảo Tàng Và Hoạt Động Giáo Dục Bảo Tàng (Phần 1) trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!