Cập nhật nội dung chi tiết về Áp Dụng, Thay Đổi, Hủy Bỏ Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Ở Tòa Án Cấp Sơ Thẩm, Phúc Thẩm mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời ở Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm. Quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời.
– Luật sửa, đổi bổ sung một số điều của bộ luật tố tụng dân sự năm 2011;
Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp Tòa án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo toàn tình trạng tài sản, bảo vệ bằng chứng hoặc đảm bảo thi hành án. Biện pháp khẩn cấp tạm thời có những đặc điểm khác với các biện pháp khác mà Tòa án áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án đó là: Biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể được áp dụng trước khi thụ lí vụ việc dân sự, còn tất cả các biện pháp, quyết định khác chỉ có thể được áp dụng sau khi Tòa án đã thụ lí. Biện pháp khẩn cấp tạm thời luôn mang trong nó hai tính chất đó là tính khẩn cấp và tính tạm thời. Tính khẩn cấp của biện pháp này được thể hiện ở chỗ tòa án phải ra quyết định áp dụng ngay biện pháp khẩn cấp tạm thời và được thực hiện ngay sau khi tòa án ra quyết định áp dụng, nếu không sẽ không còn ý nghĩa trên thực tế. Tính tạm thời của biện pháp này được thể hiện ở chỗ: nó không phải là quyết định cuối cùng về giải quyết vụ việc dân sự, nó chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Sau khi ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, nếu có lí do của việc áp dụng không còn nữa thì tòa án có thể hủy bỏ quyết định này ngay trong quá trình chuẩn bị xét xử, hoặc khi tòa án ra quyết định cuối cùng sẽ phải có phán quyết về biện pháp khẩn cấp tạm thời mà tòa án đã áp dụng. Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời với mục đích giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo toàn tình trạng tài sản, bảo vệ bằng chứng để đảm bảo việc thi hành án. Đồng thời, góp phần ngăn chặn các hành vi sai trái, bảo vệ chứng cứ, giữ nguyên giá trị chứng minh của chứng cứ, giúp cho việc giải quyết vụ việc dân sự được chính xác. Khi lí do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không còn thì tòa án có thể hủy bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, nó thể hiện sự linh hoạt trong tố tụng sẽ góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của công dân.
Hiện nay, theo quy định tại Điều 102 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 thì có 12 biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự đó là: Giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục (Điều 103 Bộ luật tố tụng dân sự); Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng (Điều 104); Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm hại (Điều 112); Phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản đang gửi giữ và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc thi hành án (Điều 113); Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản và việc áp dụng biệp pháp này là cần thiết để ảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc thi hành án (Điều 114); Cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định (Điều 115) và các biệp pháp khẩn cấp tạm thời khác mà pháp luật có quy định.
Về chủ thể có quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là nhằm bảo đảm việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự nên quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thuộc quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Đối tượng có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại khoản 1 Điều 99 Luật sửa, đổi bổ sung một số điều của bộ luật tố tụng dân sự năm 2011 và Điều 1 Nghị quyết 02/2005/NQ-HĐTP thì những chủ thể này bao gồm: + Các đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự; + Các cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Như các cơ quan về dân số, gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ khởi kiện vụ án về hôn nhân ga đình theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình…
Về thời điểm và thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, theo quy định tại Điều 99 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 thì biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể được áp dụng trong suốt quá trình tòa án giải quyết vụ việc dân sự. Điều này có nghĩa là tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vào bất cứ thời điểm nào trước và trong khi xét xử. Thậm chí, theo theo quy định tại khoản 2 Điều 99, trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu tòa án áp dụng ngay biện pháp khẩn cấp tạm thời vào cùng thời điểm nộp đơn khởi kiện. Quy định này của Bộ luật tố tụng dân sự 2004 đã tạo ra sự năng động, kịp thời trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đương sự, đồng thời khắc phục được hạn chế của pháp luật tố tụng trước đây chỉ cho phép áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời vào thười điểm trước khi xét xử.
Ví dụ: Ông A mua nhà của ông B và xảy ra tranh chấp. Ông A đã giao tiền nhưng ông B không chịu giao nhà. Thấy ông B có dấu hiệu phá hủy, tháo dỡ các công trình phụ trong ngôi nhà đang tranh chấp. Ông A đã nộp đơn khởi kiện yêu cầu ông B phải giao nhà đồng thời nộp đơn yêu cầu tòa án kê biên căn nhà nói trên để sau này nếu thắng kiện thì tình trạng căn nhà vẫn nguyên vẹn như khi hai bên thỏa thuận mua bán ban đầu.
Về thẩm quyền áp dụng, Tòa án có thẩm quyền ra quyết định biện pháp khẩn cấp tạm thời là tòa án có thẩm quyền thụ lí đơn khởi kiện và giải quyết vụ án theo quy định tại các Điều 33, 34, 35 và 36 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 và Luật sửa, đổi bổ sung một số điều của bộ luật tố tụng dân sự năm 2011. Trước khi mở phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do một thẩm phán xem xét quyết định; Tại phiên tòa do Hội đồng xét xử xem xét quyết định. Về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn gửi đên tòa án giải quyết vụ án dân sự. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 117 Bộ luật tố tụng dân sự 2004. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu còn phải cung cấp cho tòa án các chứng cứ, tài liệu chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó. Chính quy định này sẽ hạn chế việc đưa ra yêu cầu không có căn cứ từ phía những người có quyền yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, đồng thời cũng giúp tòa án có cơ sở rõ ràng để nhanh chóng ra được quyết định về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Trong trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được thục hiện cùng với đơn khởi kiện thì theo quy định tại khoản 3 Điều 117 và mục 6 Nghị quyết 02/2005/NQ-HĐTP, khi nhận được đơn yêu cầu cùng với đơn khởi kiện và chứng cứ kèm theo, Chánh án tòa án chỉ định một thẩm phán thụ lí giải quyết đơn yêu cầu. Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và chứng cứ kèm theo để xác định đơn khởi kiện có thuộc thẩm quyền thụ lý giải quyết của tòa án mà họ yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hay không. Nếu không thuộc thẩm quyền thì trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và các chứng cứ kèm theo cho họ. Nếu thuộc thẩm quyền thì thử tục được áp dụng tương tự đối với trường hợp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết vụ án. Trong trường hợp tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước, phong tỏa tài khoản phải có giá trị tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện.
Theo quy định tại điều 121 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 và theo mục 10 Nghị quyết 02/2005/NQ-HĐTP thì thủ tục thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng tương tự như thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đã nêu trên, tuy nhiên cần lưu ý:
Trong tường hợp người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có đơn yêu cầu tòa án thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời có lợi cho bị đơn thì tòa án cần chấp nhận ngay đơn yêu cầu của họ. Nếu xét thấy yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của họ là đúng không gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì khi quyết định thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời tòa án quyết định cho họ nhận lại một phần hoặc toàn bộ kim khí quý, đá quý, giấy tờ có giá hoặc số tiền đảm bảo mà họ đã gửi giữ ở ngân hàng theo quyết định của tòa án (đối với trường hợp khi thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời họ phải thực hiện biện pháp bảo đảm ít hơn biệp pháp bảo đảm mà họ đã thực hiện).
Trong trường hợp người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có đơn xin thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời mà việc thay đổi đó không có lợi cho bị đơn hoặc có đơn xin tòa án áp dựng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời khác, thì tòa án yêu cầu họ phải trình bày rõ trong đơn lí do xin thay đổi hoặc áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời khác và cũng cần cung cấp các tài liệu cần thiết chứng minh cho yêu cầu của mình là chính đáng.
Nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của “Bộ luật dân sự 2015”. Khi thi hành quy định tại Điều 122 của Bộ luật tố tụng dân sự 2004 cần lưu ý:
Trong trường hợp bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có đơn yêu cầu tòa án hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời thì tòa án phải chấp nhận ngay đơn yêu cầu của họ. Trong trường hợp này, nếu xét thấy yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của họ là đúng thì khi quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời tòa án quyết định cho họ được nhận lại toàn bộ sô tiền bảo đảm mà họ đã gửi giữ tại ngân hàng theo quyết định tại tòa án.
Trong trường hợp người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, cho người thứ ba nhưng người bị thiệt hại không có yêu cầu bồi thường thì tòa án quyết định cho người yêu cầu được lấy lại toàn bộ số tiền bảo đảm mà họ gửi giữ tại ngân hàng theo quyết định của tòa án.
Trong trường hợp người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng, có gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba mà người bị gây thiệt hại có đơn yêu cầu bồi thường với số tiền thấp hơn số tiền bảo đảm được gửi giữ tại ngân hàng theo quyết định của tòa án thì tòa án quyết định cho ngườ yêu cầu được lấy lại số tiền vượt quá mức người bị gây thiệt hại yêu cầu bồi thường.
2. Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời ở tòa án cấp phúc thẩm
Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời ở tòa án cấp phúc thẩm được quy định tại điều 261 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 như sau: ” Trong thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm có quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Chương VIII của Bộ luật này “.
Về cơ bản, các quy định tại chương VIII Bộ luật tố tụng dân sự 2004 là những quy định nhằm áp dụng cho các giai đoạn xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm. Do đó trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm nếu có yêu cầu tòa án cấp phúc thẩm áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời thì việc xem xét, giải quyết được thực hiện theo quy định tại chương VIII của Bộ luật tố tụng dân sự 2004 và hướng dẫn tại Nghị quyết 02/2005/NQ-HĐTP như đã trình bày ở trên.
Trong trường hợp đương sự bản án, quyết định sơ thẩm mà trong đơn kháng cáo hoặc kèm theo đơn kháng cáo, đương sự khiếu nại quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của tòa án sơ thẩm thì tòa án phúc thẩm thông báo ngay cho họ biết là tòa án phúc thẩm không có quyền giải quyết khiếu nại và giải thích cho họ biết họ có quyền yêu cầu tòa án phúc thẩm thay đổi, áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng hoặc ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định chung của Bộ luật tố tụng dân sự 2004.
Mẫu Quyết Định Hủy Bỏ Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Của Thẩm Phán
Ngày 13/01/2017, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP. Theo đó, 93 biểu mẫu biểu mẫu về tố tụng dân sự sẽ được áp dụng từ ngày 24 tháng 02 năm 2017. Mẫu Quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của Thẩm phán cũng được ban hành trong số này.
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
HỦY BỎ BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI
TÒA ÁN NHÂN DÂN…………………………
Căn cứ vào khoản 1 Điều 112 và Điều 138 của Bộ luật tố tụng dân sự;
Xét thấy(3) ………………………………………………………………………………………………………………
1. Huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời……… quy định tại Điềucủa Bộ luật tố tụng dân sự đã được Tòa án nhân dân ……………. áp dụng tại Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số…../…../QĐ-BPKCTT ngày….. tháng….. năm……..trong vụ án(4)……………………………………… (5) ………………………………
2(6) ………………………………………………………………………………………………………………………..
3. Quyết định này có hiệu lực thi hành ngay.
(1) Ghi tên Tòa án nhân dân ra quyết định huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội), nếu là Toà án nhân dân cấp cao thì ghi rõ: Tòa án nhân dân cấp cao tại (Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số: 02/2017/QĐ-BPKCTT).
(3) Tòa án ra quyết định huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời thuộc trường hợp nào quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều 138 của Bộ luật tố tụng dân sự thì ghi theo quy định tại điểm đó (ví dụ: nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 138 của Bộ luật tố tụng dân sự thì ghi: “Xét thấy người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị huỷ bỏ”).
(4) Ghi tên biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa án hủy bỏ và điều luật của Bộ luật tố tụng dân sự mà Tòa án căn cứ (ví dụ: Hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại Điều 116).
(5) Ghi quan hệ tranh chấp của vụ án mà Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
(6) Tùy từng trường hợp mà Tòa án quyết định việc người đã thực hiện biện pháp bảo đảm được nhận lại chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá theo quy định tại khoản 2 Điều 138 Bộ luật tố tụng dân sự.
Hội Thảo Về Áp Dụng, Thay Đổi, Hủy Bỏ Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Tại Tand
Chiều nay 16/12, TANDTC đã tổ chức Hội thảo về áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời tại TAND. Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình chủ trì hội thảo. Những vi phạm thường gặp
Phát biểu khai mạc hội thảo, Chánh án Nguyễn Hòa Bình đã nhấn mạnh đến những nội dung đã được định hướng trong buổi sáng nay. Chánh án cho biết, việc áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án, Luật đã trao thẩm quyền cho Tòa án áp dụng biện pháp này, nhưng có rất nhiều vấn đề cần chấn chỉnh. Thời gian vừa qua, trước thông tin của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các đại biểu Quốc hội xung quanh việc áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời, TANDTC đã giao cho cơ quan Thanh tra TANDTC tiến hành thanh tra một số nơi có áp dụng biện pháp này nhưng chất lượng không tốt. Kết quả cho thấy cũng có những vướng mắc cần hướng dẫn.
Để đảm bảo chất lượng công tác này được tốt, góp phần hoàn thành nhiệm vụ của TAND, Chánh án TANDTC đề nghị các đại biểu đánh giá những tồn tại hạn chế, vướng mắc, và đề xuất những biện pháp khắc phục kịp thời để việc áp dụng biện pháp này đảm bảo tính khả thi.
Khái quát chung về tình hình áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học TANDTC Nguyễn Chí Công cho biết, qua công tác giám đốc việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại… cho thấy, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại các Tòa án về cơ bản đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, qua công tác kiểm tra nghiệp vụ cho thấy một số Tòa án có những sai sót, vi phạm khi áp dụng biện pháp này; Một số quy định của Bộ luật TTDS, Bộ luật dân sự, Luật Xuất nhập cảnh… còn chưa được hiểu và áp dụng thống nhất.
Một số những sai sót thường gặp trong quá trình áp dụng của Tòa án, đó là: vi phạm về thẩm quyền, thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, trường hợp buộc thực hiện biện pháp bảo đảm, hủy bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời,…
Cụ thể, các biện pháp khẩn cấp tạm thời gồm: Kê biên tài sản đang tranh chấp, cấm chuyển dịch về quyền tài sản đối với tài sản đang tranh chấp, cấm thay đổi hiện trạng quy định tại Điều 120, 121, 122 Bộ luật tố tụng dân sự. Biện pháp khẩn cấp tạm thời trên chỉ áp dụng đối với tài sản đang tranh chấp nhưng có Tòa án áp dụng đối với cả những tài sản không có tranh chấp.
Theo ông Nguyễn Chí Công, để kịp thời hướng dẫn, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong áp dụng biện pháp này, TANDTC đang nghiên cứu xây dựng dự thảo Nghị quyết thay thế Nghị quyết 02/2005/NQ-HĐTP quy định về vấn đề này.
Thực tiễn cho thấy, khi đương sự yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, nhưng tài sản yêu cầu áp dụng đang được thế chấp tại ngân hàng, thì một số Thẩm phán vẫn ra quyết định áp dụng biện pháp này. Khi áp dụng cũng có quan điểm cho rằng không đúng, không bảo vệ được tổ chức nhận thế chấp tài sản, nhưng cũng có ý kiến cho rằng đây là biện pháp khẩn cấp tạm thời, do tính chất tạm thời nên không phải là quyết định cuối cùng để giải quyết vụ án nên không vi phạm các quy định của pháp luật.
Góp ý về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và một số quy định trong dự thảo Nghị quyết, đại diện Tòa dân sự TAND TP Hồ Chí Minh cho biết, đây là biện pháp có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vụ việc dân sự. Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng, không kịp thời có thể dẫn đến hậu quả không thể khắc phục được. Ngoài ra, còn phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại theo quy định tại Bộ luật TTHS 2015. Đại biểu cũng kiến nghị một số nội dung cần hoàn thiện trong dự thảo Nghị quyết.
Góp ý về những bất cập trong thực hiện biện pháp này, đại diện TAND TP Hà Nội nêu lên những khó khăn vướng mắc trong áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Theo quy định của Bộ luật TTDS 2015, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình Tòa án thụ lý giải quyết vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính… là hết sức cần thiết để bảo vệ chứng cứ, ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra.
Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể dưa trên cơ sở đơn đề nghị của một trong các bên đương sự hoặc Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án xét thấy cần thiết thì có thể tự mình ra quyết định áp dụng. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 113 Bộ luật TTDS và quyết định 120 của Chánh án TANDTC, thì Thẩm phán luôn phải chịu trách nhiệm trong trường hợp áp dụng hay không áp dụng biện pháp này.
Thẩm phán từ chối áp dụng hoặc áp dụng không đúng về thời gian hoặc áp dụng không đầy đủ theo yêu cầu của người đề nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì bị xử lý trách nhiệm và Tòa án có thể phải bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra. Đây là quy định khó khăn, cản trở hoạt động của các Thẩm phán khi tiến hành tố tụng.
Kết luận hội thảo, Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình cho biết: Khẩn cấp tạm thời là biện pháp quan trọng và có ý nghĩa trong việc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người dân, bảo đảm thi hành án, thu thập chứng cứ, chống việc trốn tránh các nghĩa vụ mà Luật đã quy định cho Tòa án thẩm quyền thực hiện.
Vừa qua, lãnh đạo TANDTC đã yêu cầu cơ quan chuyên môn tổ chức kiểm tra công tác này tại một số địa phương như Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh. Tất cả những tồn tại, thiếu sót được thống kê để có biện pháp giải quyết kịp thời. Những hạn chế trong công tác do nhiều nguyên nhân khác nhau: do quy định của pháp luật, do thiếu kinh nghiệm, sự hiểu biết pháp luật..
Để khắc phục tình trạng trên cần phải ban hành Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TANDTC. Hiện đã có Nghị quyết 02 và hai văn bản hướng dẫn thi hành biện pháp này. Nhưng Nghị quyết 02 là hướng dẫn luật cũ, hiện Bộ luật TTDS mới được ban hành cần phải có hướng dẫn thay thế.
Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết, sẽ ghi nhận và nghiên cứu các ý kiến đóng góp của các đại biểu và tổ chức hoàn thiện dự thảo nghị quyết hướng dẫn này. Trước mắt, cần chấn chỉnh kịp thời những tiêu cực (nếu có) trong công tác này hiện nay.
Biện pháp khẩn cấp tạm thời nếu không được kiểm soát chặt chẽ thì khả năng rủi ro cao. Vì vậy, Chánh án TANDTC đề nghị Chánh án Tòa án cấp tỉnh có biện pháp kịp thời để việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện một cách công tâm, khách quan, đúng pháp luật.
Đánh giá hội thảo đã được các đại biểu đóng góp ý kiến rất chất lượng, cung cấp nhiều thông tin quý giá cho ngành Tòa án, Chánh án Nguyễn Hòa Bình yêu cầu cơ quan tham mưu tiếp thu các ý kiến đóng góp của đại biểu để quán triệt trong hội nghị tổng kết công tác ngành Tòa án tới đây.
Theo congly.vn
Nguồn bài viết: https://congly.vn/hoat-dong-toa-an/tieu-diem/hoi-thao-ve-ap-dung-thay-doi-huy-bo-bien-phap-khan-cap-tam-thoi-tai-tand-325022.html
Mẫu Quyết Định Hủy Bỏ Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời
Quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
Mẫu quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
Mẫu số 19-DS: Quyết định thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời Mẫu số 16-DS: Quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm Mẫu số 14-DS: Thông báo về việc thu thập được tài liệu, chứng cứ
Mẫu quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
Nội dung cơ bản của mẫu quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau:
Mẫu số 21-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTPngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
QUYẾT ĐỊNHHỦY BỎ BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI
QUYẾT ĐỊNH:
TÒA ÁN NHÂN DÂN…………………………
Căn cứ vào khoản 1 Điều 112 và Điều 138 của Bộ luật tố tụng dân sự;
1. Huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời ……… quy định tại Điều (4) …………………………
của Bộ luật tố tụng dân sự đã được Tòa án nhân dân ……………. áp dụng tại Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số…../…../QĐ-BPKCTT ngày…….tháng…..năm……. .trong vụ án (5) ……………………….
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 21-DS:
3. Quyết định này có hiệu lực thi hành ngay.
Nơi nhận:
(Ghi những nơi mà Toà án phải cấp hoặc gửi theo quy định tại khoản 2 Điều 139 của Bộ luật tố tụng dân sự, Ngân hàng nhận tài sản bảo đảm (nếu có) và lưu hồ sơ vụ án).
THẨM PHÁN(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(1) Ghi tên Tòa án nhân dân ra quyết định huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội), nếu là Toà án nhân dân cấp cao thì ghi rõ: Tòa án nhân dân cấp cao tại (Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số: 02/2017/QĐ-BPKCTT).
(3) Tòa án ra quyết định huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời thuộc trường hợp nào quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều 138 của Bộ luật tố tụng dân sự thì ghi theo quy định tại điểm đó (ví dụ: nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 138 của Bộ luật tố tụng dân sự thì ghi: “Xét thấy người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị huỷ bỏ”).
(4) Ghi tên biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa án hủy bỏ và điều luật của Bộ luật tố tụng dân sự mà Tòa án căn cứ (ví dụ: Hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại Điều 116).
Mời bạn đọc cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin
(5) Ghi quan hệ tranh chấp của vụ án mà Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
(6) Tùy từng trường hợp mà Tòa án quyết định việc người đã thực hiện biện pháp bảo đảm được nhận lại chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá theo quy định tại khoản 2 Điều 138 Bộ luật tố tụng dân sự.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Áp Dụng, Thay Đổi, Hủy Bỏ Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Ở Tòa Án Cấp Sơ Thẩm, Phúc Thẩm trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!