Cập nhật nội dung chi tiết về An Giang: Ngăn Ngừa, Kiểm Soát Sinh Vật Ngoại Lai Xậm Hại Sản Xuất Nông Nghiệp mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
An Giang: Ngăn ngừa, kiểm soát sinh vật ngoại lai xậm hại sản xuất nông nghiệp
13/05/2020
an-giang-ngan-ngua-kiem-soat-sinh-vat-ngoai-lai-xam-hai-san-xuat-nong-nghiep
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang 8 loài ngoại lai xâm hại được ghi nhận là: Bọ cánh cứng hại lá dừa, ốc bươu vàng, trinh nữ thân gỗ hay mai dương và 5 loài ngoại lai xâm hại nhưng chưa đánh giá mức độ gây hại gồm: Cá tỳ bà lớn (cá dọn bể lớn), rùa tai đỏ, trinh nữ móc, cây ngũ sắc (bông Ổi) và bèo tây (bèo lục bình, bèo Nhật Bản).
Ốc bưu vàng – một trong các sinh vật ngoại lai xậm hại sản xuất nông nghiệp
Báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang cho thấy: Tính đến tháng 5/2018, diện tích trồng dừa của tỉnh bị bọ cánh cứng hại lá dừa xâm hại ở từ mức nhẹ đến mức trung bình là 226 ha, xuất hiện hầu hết các huyện, thị, thành phố. Ốc bươu vàng là loài gây hại cho hệ sinh thái nông nghiệp; từ năm 2010 đến nay, tình hình lây nhiễm ốc bươu vàng trên đồng ruộng tại An Giang dao động từ 5.737 – 20.902 ha.
Riêng cây trinh nữ thân gỗ lần đầu tiên An Giang ghi nhận sự xuất hiện vào năm 1970 tại một số huyện biên giới giáp nước bạn Campuchia như: An Phú, Tân Châu….Đến nay, cây trinh nữ thân gỗ đã hiện diện trên toàn tỉnh. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ cho thấy diện tích bị loài xâm hại khoảng 175 ha tập trung tại các huyện: An Phú, Châu Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn, Thị xã Tân Châu và Thành phố Châu Đốc. Tại khu Bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư ghi nhận sự xâm lấn của loài này với diện tích khoảng 2 ha.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang cũng ghi nhân các loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại gồm: Cây keo giậu, cây lược vàng, tôm hùm nước ngọt, cây cứt lợn (cỏ cứt heo), cá rô phi đen…
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh, thời gian qua, Ban Quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng tỉnh thực hiện phòng ngừa, diệt trừ loài ngoại lai xâm hại trong phạm vi khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư. Bên cạnh đó, hàng năm, Chi cục Kiểm lâm tỉnh phối hợp cùng Ban Quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng tỉnh lồng ghép việc kiểm soát, phát hiện, ngăn ngừa, loài ngoại lai xâm hại vào hoạt động tuần tra bảo vệ rừng tại các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, khu bảo vệ cảnh quan thuộc phạm vi quản lý.
Từ năm 2016 đến nay, ngành nông nghiệp đã tổ chức 1.016 lớp tập huấn, 872 hội thảo khuyến nông, khuyến ngư, chương trình nông nghiệp,…cho khoảng 55.000 lượt bà con nông dân trong đó lồng ghép tuyên truyền về loài ngoại lai xâm hại hiện diện trên địa bàn tỉnh, tác hại và biện pháp phòng trừ; phát 15.300 tài liệu bướm; 12 pa – nô tuyên truyền. Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh cũng đã chỉ đạo các Phòng Văn hóa – Thông tin định hướng cho các đài truyền thanh huyện và cơ sở phổ biến trên hệ thống loa truyền thanh kiến thức về loài ngoại lai xâm hại. Nhiều địa phương, đơn vị đã tổ chức các hoạt động cụ thể để cô lập, diệt trừ tập trung vào một số loài có nguy cơ lây lan, phát tán cao: Trinh nữ thân gỗ, ốc bươu vàng, bọ cánh cứng hại lá dừa,…
Ông Tô Hoàng Môn, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang cho biết: Tỉnh đã xây dựng và triển khai kế hoạch phòng trừ cây trinh nữ thân gỗ tại một số địa phương; lựa chọn khu vực bị cây cây trinh nữ thân gỗ xâm lấn trên diện rộng để tổ chức ra quân diệt trừ kết hợp các biện pháp thủ công, cơ giới và hóa học như: Chặt hạ cây lớn vào đầu năm (sau thời vụ xuống giống Đông xuân) để tận dụng làm chất đốt; phun thuốc hóa học theo hướng dẫn để diệt trừ cây non vào giữa mùa mưa (khoảng tháng 5 – 6); chặt hạ lần cuối vào tháng 8 (trước khi lũ về) đối với các khu đất ngập nước; vận động nông dân đưa đất đai bị cây cây trinh nữ thân gỗ xâm nhiễm vào gieo trồng các loại cây nông nghiệp khác có sức cạnh tranh cao hơn.
“Đối với ốc bươu vàng ngành nông nghiệp tỉnh cũng đã phát động nhiều đợt ra quân thực hiện các biện pháp diệt trừ như: Thả vịt vào ruộng lúa trước khi cấy hoặc sau khi thu hoạch để ăn ốc non; làm thức ăn cho một số loài thủy sản; đặt cắm cọc dọc theo bờ ruộng bắt ổ trứng; sử dụng một số loại thuốc hóa học diệt trừ; tổ chức tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm cho nông dân về các biện pháp tổng hợp trong phòng trừ”, ông Môn thông tin.
Riêng đối với bọ cánh cứng hại lá dừa, từ năm 2005 đến nay ngành nông nghiệp đã tổ chức chiến dịch phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa và tiến hành phóng thích ong ký sinh và đến thời điểm hiện tại ong kí sinh vẫn tồn tại trong môi trường tự nhiên góp phần khống chế sự phát triển của quần thể bọ.
Đánh giá kết quả thực hiện quản lý loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang cho rằng: Được sự quan tâm, chỉ đạo các cấp từ Trung ương và sự quan tâm, chỉ đạo UBND tỉnh An Giang nên các đơn vị trên địa bàn tỉnh đã tích cực vào cuộc thực hiện nhiều giải pháp ngăn ngừa, kiểm soát, diệt trừ loài ngoại lai xâm hại góp phần hạn chế tác hại do việc lây lan, phát tán của chúng đến các hệ sinh thái, bảo tồn loài bản địa, bảo vệ hoạt động sản xuất nông nghiệp của tỉnh được bền vững. Đặc biệt, người dân hiện cũng đã nhận thức rõ về tác hại của loài ngoại lai xâm hại đã góp phần chung tay, góp sức kiểm soát, tiêu diệt loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh./.
Quang Minh
Quản Lý Sinh Vật Ngoại Lai Để Bảo Tồn Đa Dạng Sinh Học Tại Vườn Quốc G
Sinh vật NLXH trước hết là những loài không có nguồn gốc bản địa. Khi được đưa đến một môi trường mới, một loài ngoại lai có thể không thích nghi được với điều kiện sống và do đó không tồn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác, do thiếu vắng các đối thủ cạnh tranh và thiên địch như ở quê nhà cùng với điều kiện sống thuận lợi, các loài này có điều kiện sinh sôi, nảy nở rất nhanh và đến một lúc nào đó phá vỡ cân bằng sinh thái bản địa và vượt khỏi tầm kiểm soát của con người. Lúc này nó trở thành loài ngoại lai xâm hại.
Theo thống kê không đầy đủ, chúng ta có tới 94 loài sinh vật NLXH. Trong số đó, có một số loài đã gây ảnh hưởng nặng nề tới môi trường và kinh tế của người nông dân trên khắp cả nước. Có thể kể đến các loài NLXH đã thành đại dịch, như: ốc bươu vàng, cây trinh nữ thân gỗ (cây mai dương), bèo lục bình Nhật Bản…
Vườn quốc gia Xuân Sơn được giao quản lý với tổng diện tích 15.048 ha trên địa bàn 06 xã thuộc huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Vùng đệm của Vườn hiện có 29 cộng đồng thôn (bản) đang sinh sống, với 12.559 người, 2.908 hộ, trong đó vùng đệm trong có 9 thôn/bản với 794 hộ. Do vậy, trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như sinh hoạt hàng ngày vô tình đã để các loài ngoại lai xâm hại phát tán trên địa bàn. Trước thực trạng và nguy cơ xâm hại của các loài sinh vật ngoại lại có nguy cơ ảnh hưởng đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn. Năm 2019, Vườn quốc gia Xuân Sơn đã phối hợp với Sở tài nguyên và Môi trường triển khai nhiệm vụ Điều tra phân bố của sinh vật ngoại lai xâm hại và đề xuất các biện pháp ngăn ngừa, kiểm soát nhằm bảo tồn đa dạng sinh học,bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ”
Trong quá trình triển khai thực hiện đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp điều tra, thu thập thông tin và đánh giá thực tế tại Vườn quốc gia Xuân Sơn đã ghi nhận xác định được 06 loài sinh vật ngoại lai xâm hại, trong đó 05 loài thực vật thuộc 04 bộ, 04 họ của 2 ngành thực vật và 01 loài động vật theo quy định tại thông tư 35/2018/TTLT-BTNMT-BNNPTNT ngày 28/12/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về tiêu chí xác định và ban hành dạm mục loài ngoại lai xâm hại, cụ thể như sau:
Stt
Tên KH
Tên Việt Nam
Nguồn gốc
1
Eichhornia crassipes Mart Solms,1883
Cây Bèo lục bình
Nam mỹ
2
Mimosa pigra Linnaeus, 1758
Cây Mai dương
Nam Mỹ
3
Mimosa diplotricha Wright, 1869
Cây trinh nữ móc
Châu Mỹ
4
Agratum conyzoides Linaeus, 1758
Cây Cỏ hôi
Châu Mỹ
5
Chromoleana odorata Linaeus, 1758
Cây Cỏ lào
Châu Mỹ
6
Pomea canaliculata
Ốc bươu vàng
Châu mỹ,
Nam mỹ
Trong 6 loài tìm được đều có nguồn gốc từ châu Mỹ và có 3 loài có diện tích xâm hại cao với mật độ và phân bố trên diện rộng là Cỏ hôi, Cỏ lào, Ốc bươu vàng
Dựa trên đặc điểm điều kiện tự nhiên, đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài thực vật NLXH cùng với mức độ nhận thức, hiểu biết, sự quan tâm của người dân đối với các loài sinh vật ngoại lai xâm hại, các tác giả đề xuất các giải pháp quản lý, phòng diệt cụ thể đối với các loài thực vật NLXH hiện đang phát triển trên diện rộng tại Vườn quốc gia Xuân Sơn.
Với những kết quả đạt được, làm cơ sở để thực hiện các biện pháp quản lý, giám sát và tuyên truyền cho cộng đồng người dân vùng đệm của Vườn quốc gia để kịp thời nhận biết và thực hiện các biện pháp phòng trừ kịp thời hạn chế các thiệt hại đối với sản xuất nông lâm nghiệp và góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học.
Ảnh: Cây Mai dương – một loài sinh vật ngoại lai xâm hại tại VQG Xuân Sơn
Bài: Đinh Tấn Quyền – VQG Xuân Sơn
Sản Xuất Táo Vietgap: Giải Pháp Bảo Vệ Môi Trường Trong Sản Xuất Nông Nghiệp
HTX Cam Thành Nam đang đẩy mạnh liên kết với doanh nghiệp để xây dựng thương hiệu cho quả táo. Đây cũng là bước đệm vững chắc giúp đầu ra cho sản phẩm đặc trưng của địa phương vươn xa.
Trồng táo theo quy trình VietGAP
Người trồng táo nơi đây vẫn có lãi nếu táo được bán ra ở mức 8.000-10.000 đồng/kg, nông dân trồng khoảng 10.000m2 táo có thể lãi trên dưới 120 triệu đồng/vụ. Tuy nhiên, do giá táo khá bấp bênh, có năm chỉ còn 3.000-4.000 đồng/kg nên nhiều gia đình bị thua lỗ, không thể duy trì diện tích. Đó là còn chưa kể đến việc táo bị sâu bệnh, hoặc chết do thiếu nước.
Trước thực tế này, HTX ra đời và định hướng người dân tập trung sản xuất theo quy trình an toàn VietGAP.
Các thành viên đều đầu tư hệ thống tưới nước tiết kiệm và lưới để che côn trùng. Tất cả các khâu từ giống táo, quy trình tưới, bón phân, phun thuốc trừ sâu đều phải tuân thủ quy trình nghiêm ngặt.
Theo các thành viên, đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm giúp người trồng táo không tốn công sức mà nước lại thấm, lâu khô khiến vườn táo lúc nào cũng có nước. Chỉ cần tưới nước khoảng 3 giờ liên tục thì vườn táo ướt 3-4 ngày, rất thích hợp với vùng khô hạn như Cam Thành Nam.
Ngoài việc dùng lưới, các thành viên còn dùng các loại bẫy thủ công và bẫy có bả sinh học để bắt côn trùng, nhờ đó tình trạng ruồi vàng đục quả được giải quyết.
Áp dụng quy trình VietGAP chính là cách quản lý và sản xuất nông sản đảm bảo an toàn ở tất cả các khâu từ chuẩn bị làm đất đến bảo quản sau thu hoạch. Để đạt được chứng nhận, HTX phải bảo đảm được 4 tiêu chuẩn cơ bản là: kỹ thuật sản xuất, an toàn thực phẩm, môi trường và truy nguyên nguồn gốc.
Do vậy, sản phẩm đưa ra thị trường không chỉ an toàn về chất lượng mà còn có khả năng truy nguyên nguồn gốc thông qua mã điện tử.
Hiện, sản lượng táo của HTX tăng 10-20% (đạt 60-70 tấn/ha) so với phương pháp trồng cũ. Quả táo cũng đạt tiêu chuẩn về mẫu mã: quả to đều, ngọt, không bị sâu, nám…
Nếu như trước đây, táo chủ yếu bán cho thương lái thì nay đã được các siêu thị, cửa hàng nông sản sạch, các đơn vị sự nghiệp đến đăng ký thu mua. Táo được sơ chế, đóng hộp, dán tem nhãn và có mã QR trước khi xuất ra thị trường.
Nâng chất lượng môi trường
Trước đây, tình trạng ruồi vàng đục quả trở thành vấn nạn và người dân không biết cách nào để giải quyết. Các hộ dân chỉ mua thuốc diệt ruồi về phun, thậm chí phun thuốc cũng không thể tiêu diệt triệt để nên vừa ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, vừa làm hại đến môi trường sản xuất.
Tuy nhiên, khi áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, thay vì dùng tiền mua thuốc bảo vệ thực vật, các thành viên quyết định mua lưới bao giàn táo vừa tránh được ruồi vàng và các loại côn trùng xâm nhập, vừa giúp đảm bảo sức khỏe, bảo vệ môi trường vì không còn phải xịt thuốc, đáp ứng được các tiêu chuẩn sản xuất sạch nên giá táo bán vì thế cũng cao hơn.
Ông Hồ Văn Niệm, thành viên HTX, cho biết việc sử dụng lưới che chắn côn trùng bao quanh vườn táo đem lại rất nhiều ưu điểm như: Lưới giúp che chắn không cho côn trùng, đặc biệt là ruồi vàng đục quả xâm nhập, hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật nên sản phẩm sản xuất an toàn.
Ngoài ra, màn lưới giúp cản tia mặt trời chiếu vào táo, bảo vệ trái bớt bị rám vỏ và sậm màu. Lưới còn có tác dụng che bớt sương muối, gió bấc làm thui lá, gẫy cành, mưa gió gây rụng quả. Từ khi đi vào hoạt động HTX đã tăng cường tập huấn, hướng dẫn các hộ sử dụng thuốc sinh học phòng, trừ sâu bệnh cho cây; tăng cường bón phân hữu cơ thay phân bón vô cơ, bảo đảm sản phẩm an toàn, bảo vệ môi trường, chống độc cho đất.
Tuy sản xuất tại vùng có khí hậu khô nóng nhưng đây cũng là điều kiện thuận lợi để HTX Cam Thành Nam ứng dụng và kết hợp các công nghệ mới, tiên tiến để sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững và đặc biệt đây là một trong các giải pháp bảo vệ môi trường trong nông nghiệp hiệu quả nhất hiện nay.
Như Yến
Phương thức sản xuất thân thiện môi trường, ứng dụng hiệu quả khoa học – kỹ thuật đang giúp HTX cam bù Trường Mai (xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn, …
Thay vì bán sản phẩm thô, HTX Hương Ngàn (xã Nguyên Phúc, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn) chú trọng chiết xuất tinh dầu từ các loại cây dược liệu, …
Giải Pháp Thúc Đẩy Phát Triển Sản Xuất Nông Nghiệp Hàng Hóa Trên Địa Bàn Huyện Hiệp Hòa Tỉnh Bắc Giang
Giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá
1.1.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá
1.2. Phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết
1.2.2. Chọn địa điểm và phương pháp nghiên cứu
1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu phân tích
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HÀNG HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP HOÀ TỈNH BẮC GIANG
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Hiệp Hoà
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên huyện Hiệp Hoà
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
2.1.3. Những lợi thế và hạn chế đối với phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá của huyện Hiệp Hoà
2.2. Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở huyện Hiệp Hoà
2.2.1. Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp
2.2.2. Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá ở huyện Hiệp Hoà
2.2.3. Thực trạng và các loại hình tổ chức sản xuất
2.3. Đánh giá thực trạng tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá trên địa bàn huyện Hiệp Hoà
2.3.2. Những hạn chế, tồn tại
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HÀNG HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP HOÀ TỈNH BẮC GIANG
3.1. Một số quan điểm chủ yếu
3.1.1. Phát triển nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá một cách bền vững nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế từng vùng trên địa bàn huyện
3.1.2. Phát triển nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá phải gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế
3.1.3. Thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá phải gắn liền với xây dựng nông thôn mới và bảo vệ môi trường bền vững
3.1.4. Thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá phải có sự điều hành, quản lý của Nhà nước
3.2. Định hướng, mục tiêu và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở huyện Hiệp Hoà đến năm 2020
3.2.1. Định hướng, mục tiêu
3.2.2. Các giải pháp chủ yếu
Bạn đang đọc nội dung bài viết An Giang: Ngăn Ngừa, Kiểm Soát Sinh Vật Ngoại Lai Xậm Hại Sản Xuất Nông Nghiệp trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!