Cập nhật nội dung chi tiết về 5 Việc Cần Làm Để Bảo Mật Cá Nhân Trên Mạng mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Luôn đặt mật khẩu cho thiết bị cá nhânCài đặt khóa màn hình cho thiết bị cá nhân như laptop, smartphone, máy tính bảng là điều tối quan trọng cho người dùng ngày nay. Một thiết bị cá nhân chứa đựng rất nhiều thông tin dữ liệu nhạy cảm của bạn. Việc đặt khóa màn hình có thể giúp ngăn chặn người khác tiếp cận với thông tin trên thiết bị của riêng bạn, cũng như khiến kẻ xấu mất nhiều thời gian hơn nếu chẳng may chúng đánh cắp được thiết bị của bạn. Nên cài thời gian khóa màn hình càng ngắn càng tốt. Điều này sẽ gây khó khăn cho hacker trong việc tấn công thiết bị của bạn qua việc điều khiển từ xa.
Không tùy tiện kết nối vào các mạng WiFi công cộng, nhất là khi đăng nhập vào tài khoản mạng xã hội hoặc ngân hàng trực tuyến, thanh toán online để tránh rò rỉ thông tin. Tắt kết nối WiFi khi không còn dùng đến, hoặc nếu có điều kiện, bạn hãy sử dụng dịch vụ VPN để có thể đảm bảo thông tin cá nhân của mình.
3. Kích hoạt tính năng xác thực 2 bước
Tính năng Xác minh 2 bước (2-Step Verification hay 2FA) hiện rất phổ biến và được sử dụng rộng rãi ở cả các dịch vụ của các hãng công nghệ lớn. Đây được xem là một phương pháp hiệu quả để bảo vệ tài khoản của người dùng. Đầu tiên, người dùng đăng nhập tên, mật khẩu và hệ thống sẽ gửi mã xác minh qua thiết bị di động, email, số điện thoại, ứng dụng mà bạn đăng kí để nhập vào một lần nữa.
Nếu tài khoản dịch vụ của bạn có hỗ trợ tính năng này, hãy nhanh chóng kích hoạt ngay và cấu hình nó để nâng cao tính bảo mật cho tài khoản của bạn.
4. Thường xuyên cập nhật hệ thống
Cập nhật các phần mềm, hệ thống là việc làm cần thiết của người dùng internet. Lý do là các lỗ hổng bảo mật luôn phát sinh từng ngày, việc cập nhật cơ sở dữ liệu có thể giúp thiết bị tiếp cận với những công nghệ, tính năng, bản vá lỗi mới nhất. Việc thường xuyên kiểm tra và kịp thời tải, cài đặt các bản cập nhật hết sức quan trọng, giúp bạn giảm bớt các nguy cơ bị rò rỉ và mất cắp dữ liệu cá nhân.
5. Cẩn trọng khi dùng dịch vụ lưu trữ và đồng bộ đám mây
Sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây đồng nghĩa với việc người dùng chấp nhận đồng bộ dữ liệu tự động trên nhiều thiết bị. Nó là một nguyên nhân tăng nguy cơ bị mất cắp dữ liệu. Hãy lưu ý thiết lập mật khẩu mạnh, phức tạp cho các tài khoản lưu trữ đám mây của mình, đồng thời thiết lập mật khẩu bảo vệ cho các thư mục lưu trữ hay kích hoạt tính năng xác minh 2 bước….
Xuân Dung
Một Số Biện Pháp Để Bảo Mật Thông Tin Cá Nhân Trên Facebook
Sử dụng ứng dụng Island trên Android để cô lập Facebook
Khi người dùng tạo tài khoản Facebook trên thiết bị Android, Facebook sẽ cố gắng thu thập tối đa thông tin mà nó có thể truy cập. Facebook có cách để truy cập lịch sử cuộc gọi mà không cần cảnh báo cho người dùng và không yêu cầu hộp thoại cho phép. Đó là lý do tại sao người dùng nên cách ly hoàn toàn ứng dụng Facebook khỏi dữ liệu của mình để bảo vệ dữ liệu. Người dùng có thể thực hiện điều này bằng cách sử dụng ứng Managed Profile của Android (từ phiên bản 5.0 trở lên).
Đầu tiên, người dùng cần tải Island từ Play Store về thiết bị. Mở trang ứng dụng Island trên Play Store và chọn “Accept” và “Accept & Continue” trên trang tiếp theo. Một trang mới sẽ xuất hiện cho biết Island đang tạo hồ sơ công việc và đây là môi trường cô lập.
Sau khi hoàn thành, trang chính của ứng dụng sẽ xuất hiện, bao gồm một vài ứng dụng được cài đặt sẵn trong môi trường cô lập. Để chuyển Facebook sang môi trường này, trước tiên hãy đảm bảo rằng nó được cài đặt trên điện thoại như một ứng dụng thông thường, sau đó chọn thẻ Mainland ở cuối menu chính của Island.
Tiếp theo, chọn ứng dụng Facebook và ngay phía trên các nút điều hướng, chọn hình vuông chéo để cho phép Island cài đặt. Chọn Settings và kích hoạt chuyển đổi để cho phép cài đặt ứng dụng nhân bản trong môi trường cô lập. Sau khi hoàn thành, người dùng quay lại thẻ Island để truy cập ứng dụng Facebook. Người dùng cũng sẽ có hai phiên bản của ứng dụng trong danh sách ứng dụng trên thiết bị, một ứng dụng thông thường và một phiên bản có biểu tượng vali – đây chính là ứng dụng được nhân bản trong môi trường cô lập.
Tiếp theo, gỡ cài đặt ứng dụng trên Mainland bằng cách điều hướng đến trang “App Info” của phiên bản không có hình chiếc vali nhỏ. Từ đó, người dùng nhấn “Uninstall” hoặc “Disable”. Lúc này, thiết bị chỉ còn ứng dụng nhân bản, được tách biệt nhờ môi trường cô lập.
Cài đặt VPN
Ngay cả khi sử dụng thông tin giả, người dùng vẫn bị Facebook tìm ra địa điểm cụ thể mỗi khi sử dụng dịch vụ của Facebook. Tuy rằng, có thể cài đặt chặn định vị, nhưng nếu người dùng muốn Facebook không thể theo dõi địa điểm thì cách tốt nhất là dùng VPN.
VPN hay còn gọi là mạng riêng ảo có khả năng ngăn chặn các chương trình, ứng dụng tìm ra vị trí cụ thể thông qua địa chỉ IP của người dùng. Khi sử dụng VPN, người dùng được cung cấp một địa chỉ IP khác và thậm chí có thể chọn địa điểm của địa chỉ IP này. Hơn nữa, VPN còn mã hóa dữ liệu của người dùng, ngăn chặn Facebook tiếp cận với dữ liệu của các ứng dụng đang chạy cũng như chạy ngầm.
Người dùng Android có thể tận dụng tính năng “Kết nối đối với từng ứng dụng” của VyprVPN. Tính năng này cho phép người dùng lựa chọn sử dụng VPN cho từng ứng dụng cụ thể. Người dùng có thể thiết lập luôn sử dụng VPN cho Facebook, còn các ứng dụng khác thì tắt VPN để tránh làm chậm kết nối.
Xóa và vô hiệu hóa dữ liệu về lịch sử vị trí
Facebook có tính năng “Lịch sử vị trí” sẽ bật theo dõi mỗi khi người dùng di chuyển. Tuy nhiên, vị trí này có thể được sử dụng để tìm ra danh tính của người dùng. Do đó, để che giấu danh tính, người dùng cần tắt tính năng này.
Sửa đổi cài đặt riêng tư trên Facebook
Ngay cả khi người dùng thực hiện tất cả các biện pháp phòng tránh trên, không có nghĩa là sẽ được bảo vệ khỏi nguy cơ vi phạm quyền riêng tư từ phía Facebook. Cài đặt mặc định trên tài khoản của người dùng là không hoàn toàn bảo mật và người dùng sử dụng tài khoản càng lâu thì càng có khả năng bị ảnh hưởng tiêu cực đối với quyền riêng tư.
Ngăn chặn các quyền truy cập ẩn
Tuy Android cho phép người dùng quản lý các quyền cho phép truy cập của các ứng dụng, thì vẫn có rất nhiều ứng dụng như Facebook có thể tiếp cận để lấy nhiều thông tin cá nhân trên thiết bị và người dùng không thể tác động đến các cài đặt mặc định này. Ví dụ, ngay cả khi định vị đã tắt, Facebook vẫn có đủ khả năng xác định vị trí tương đối của người dùng thông qua mạng bạn đang sử dụng, một yếu tố mà quyền truy cập định vị không kiểm soát. Vì vậy, bên cạnh việc cài đặt quyền truy cập của thiết bị, người dùng cần lưu ý đến quyền trên ứng dụng cụ thể.
Bảo Mật Thông Tin Là Gì? Khái Niệm Về An Toàn Thông Tin Mạng
Bảo mật thông tin là bảo vệ thông tin dữ liệu cá nhân, tổ chức nhằm tránh khỏi sự ” đánh cắp, ăn cắp” bởi những kẻ xấu hoặc tin tặc. An ninh thông tin cũng như sự bảo mật an toàn thông tin nói chung. Việc bảo mật tốt những dữ liệu và thông tin sẽ tránh những rủi ro không đáng có cho chính cá nhân và doanh nghiệp của bạn.
Khái niệm bảo mật thông tin
Bảo mật thông tin là duy trì tính bảo mật, tính toàn vẹn toàn diện và tính sẵn sàng cho toàn bộ thông tin. Ba yếu tố không thể tách rời trong việc bảo mật từ A đến Z thông tin là:
Tính bảo mật: Đảm bảo thông tin đó là duy nhất, những người muốn tiếp cận phải được phân quyền truy cập
Tính toàn vẹn. Bảo vệ sự hoàn chỉnh toàn diện cho hệ thống thông tin
Tính chính xác. Thông tin đưa ra phải chính xác, đầy đủ, không được sai lệch hay không được vi phạm bản quyền nội dung
Tính sẵn sàng. Việc bảo mật thông tin luôn phải sẵn sàng, có thể thực hiện bất cứ đâu, bất cứ khi nào.
Tại sao cần phải bảo mật an toàn thông tin ?
Thông tin, dữ liệu được ví như tài sản trong nhà của bạn vậy. Nếu bạn để quên hoặc làm mất ở đâu đó thì rất có thể thông tin của bạn sẽ bị mất, hoặc bị chiếm đoạt. Còn đối với chuyên ngành CNTT thì bảo mật thông tin được ví như hệ thống máy tính, dữ liệu… Đó là những tài sản vô cùng quan trọng , giá trị.
Bảo mật mạng là gì?
Vậy thì bảo mật mạng là gì? Định nghĩa đơn giản nhất bằng cách so sánh với bảo mật thông tin: trong khi bảo mật thông tin là bảo vệ dữ liệu của bạn từ bất kỳ hình thức truy cập trái phép nào còn bảo mật mạng là bảo vê dữ liệu an toàn trên môi trường trực tuyến.
Đó là chỉ là khái niệm đơn giản về bảo mật mạng. Để định nghĩa chính xác hơn bạn cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn của Liên minh Viện thông Quốc tế (ITU) như sau: “Bảo mật mạng là tập hợp các công cụ, chính sách, khái niệm về bảo mật, hướng dẫn , phương pháp quản lý rủi ro, phản ứng, đào tạo, diễn tập, thiết bị và công nghệ có thể được dùng để bảo vệ hệ thống mạng và tài sản. “
Bảo mật mạng là một quá trình
Đừng nhầm lẫn bảo mật mạng là một giải pháp, một công nghệ ngoài ra chẳng có gì khác. Nó không chỉ bao gồm những công cụ và công nghệ mà ta đang dùng hằng ngày để duy trì sự ổn định và toàn vẹn dữ liệu mà còn nhiều hơn thế. An ninh mạng là một phần tất yếu trong quá trình kinh doanh.
Điều này đòi hỏi sự lưu tâm ở cấp quản lý, phải xem vấn đề này cũng tương tự như những quy trình kinh doanh khác của doanh nghiệp để nó có thể phát triển và đáp ứng kịp thời khi có sự cố. Nó không chỉ cần thiết vì lý do đề phòng rủi ro mà còn phải phù hợp với định hướng chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
Điểm mấu chốt
Cuối cùng nó không chỉ là quy trình kinh doanh mà là chiến lược ưu tiên của doanh nghiệp. Nếu không thì mức độ quan tâm đến vấn đề bảo mật chỉ ở mức độ C và được xem là công việc của riêng bộ phận CNTT. Không sớm thì muộn rủi ro cũng sẽ xảy ra và nó là hệ quả tất yếu cho sự thiếu hiểu biết của bạn.
5 Quy Tắc Bảo Mật Hệ Thống Mạng Lan
Đây là quy tắc thứ 2 để bảo mật mạng LAN . Nguy cơ đến từ việc tiếp cận BIOS ở trên bo mạch. SecurityBox khuyên người dùng nên đặt mật khẩu để khóa BIOS lại. Hãy đặt thiết bị trong trạng thái khởi động đầu tiên từ ổ cứng. Nếu ai đó tiếp cận được vào BIOS và cùng với một đĩa khởi động với vài công cụ khác, thì họ có thể ăn cắp mật khẩu quản trị những máy tính ở trong mạng LAN của bạn.
3. Thiết lập những quy định cho GPO
Trong nguyên tắc bảo mật mạng LAN, SecurityBox khuyến cáo bạn không cho phép các nhân viên sử dụng máy tính được cài hay là chạy phần mềm bởi họ có thể tải về những phần mềm đầy nguy cơ tiềm ẩn mà bạn không biết. Những hệ điều hành Windows Server có một công cụ “mạnh” để có thể quản lý quyền của người dùng đó là Group Policy Objects viết tắt là GPO.
Bằng việc sử dụng công cụ này bạn có thể tạo ra những chính sách quản lý và bảo mật cho mạng của bạn, xác lập những quy chế như độ mạnh của mật khẩu, bảo vệ màn hình, những ứng dụng được phép chạy. Những chính sách nhóm ở trong GPO sẽ tác động mạnh mẽ đến người sử dụng, bạn cần kiểm tra xem xét cẩn thận trước khi thực hiện nó.
4. Sử dụng phần mềm để lọc nội dung cho HTTP, FTP và SMTP
Việc kết nối mạng Internet đem lại cho chúng ta nhiều lợi ích, nó thúc đẩy trao đổi qua lại thư từ và nhiều dữ liệu. Tuy nhiên nó cũng mang lại nhiều nội dung bạn không mong muốn đến với người dùng trong mạng của bạn. Nó sẽ làm phí thời gian, để mạng có nguy cơ tiếp xúc với những hiểm họa tiềm ẩn và hao phí băng thông. Bởi vậy hãy áp dụng quy tắc bảo mật hệ thống mạng LAN này với mạng LAN để lọc nội dung cho mạng của bạn. Hãy dùng Open Source Filter để có thể lọc nội dung cho HTTP, FTP, SMTP
5. Sử dụng phần mềm để chống thư rác
Bạn đang đọc nội dung bài viết 5 Việc Cần Làm Để Bảo Mật Cá Nhân Trên Mạng trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!