Đề Xuất 3/2023 # 10 Nhóm Giải Pháp Nhằm Tăng Cường Công Tác Quản Lý Đất Đai, Đất Có Nguồn Gốc Từ Các Nông, Lâm Trường Trong Thời Gian Tới # Top 7 Like | Photomarathonasia.com

Đề Xuất 3/2023 # 10 Nhóm Giải Pháp Nhằm Tăng Cường Công Tác Quản Lý Đất Đai, Đất Có Nguồn Gốc Từ Các Nông, Lâm Trường Trong Thời Gian Tới # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về 10 Nhóm Giải Pháp Nhằm Tăng Cường Công Tác Quản Lý Đất Đai, Đất Có Nguồn Gốc Từ Các Nông, Lâm Trường Trong Thời Gian Tới mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

10 nhóm giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai, đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường trong thời gian tới

Thứ nhất, rà soát các quy định của pháp luật về đất đai, lâm nghiệp; chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số;…để đảm bảo tính thống nhất, phù hợp với thực tiễn; tiếp tục hoàn thiện các văn bản triển khai, hướng dẫn chỉ đạo các địa phương, doanh nghiệp thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 112/2015/QH13 của Quốc hội và Nghị định 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ; xử lý nghiêm khắc các vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai, lấn chiếm, tranh chấp đất đai tại các công ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng.

Thứ hai, các địa phương quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện, cơ chế xây dựng, phát triển các mô hình quản trị doanh nghiệp, đổi mới mô hình quản lý các công ty nông, lâm nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ cao, gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của vùng, địa phương.

Thứ ba, tiếp tục lập tổ công tác liên ngành xuống từng địa phương để khảo sát đánh giá về công tác quản lý đất đai và công tác quản lý, sử dụng đất nông, lâm trường; tập trung thanh tra, kiểm tra quản lý sử dụng đất, trách nhiệm trong quản lý sử dụng đất nông, lâm trường.

Thứ tư, triển khai thực hiện nghiêm túc về xây dựng và thực hiện Đề án “Tăng cường quản lý đố́i với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh hiện do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP”, ban quản lý rừng và các tổ chức sự nghiệp khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng theo yêu cầu tại Nghị quyết số 112/2015/NQ-QH13 của Quốc hội, trong đó đặc biệt quan tâm đến phần đất các nông, lâm trường (bao gồm cả các công ty nông, lâm nghiệp) bàn giao về địa phương.

Thứ năm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, theo dõi sát sao, hướng dẫn các địa phương để tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; tăng cường công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai, trong đó quan tâm giải quyết dứt điểm tranh chấp, khiếu nại về đất đai giữa nông, lâm trường đối với người dân để giải quyết các vấn đề bức xúc xảy ra ở địa phương.

Thứ sáu, tăng cường chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra các địa ph­ương, doanh nghiệp trong công tác quản lý đất đai, thực hiện rà soát, cắm mốc giới, đo đạc lập bản đồ địa chính, lập phương án sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đối với các ban quản lý rừng, các công ty nông, lâm nghiệp không thuộc diện thực hiện sắp xếp theo Nghị định 118/2014/NĐ-CP.

Thứ bảy, tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông, lâm nghiệp; bố trí đủ kinh phí thuộc nhiệm vụ của địa phương cho việc đo đạc, cắm mốc giới thực địa, đo vẽ lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các công ty nông, lâm nghiệp theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

Thứ tám, chủ động quy hoạch, xây dựng các điểm dân cư tập trung, quy định định mức diện tích đất ở vùng nông thôn; có kế hoạch khắc phục tình trạng di cư tự phát, dân cư trú phân tán trên diện rộng trong diện tích đất do các công ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng quản lý, sử dụng. Thực hiện ngay việc bàn giao mốc giới, ranh giới và cho thuê đất đối với phần diện tích mà nông, lâm trường giữ lại để quản lý, sử dụng để không xảy ra tình trạng tái lấn chiếm, tranh chấp.

Thứ chín, chủ động đề xuất các giải pháp, phương án sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động, hiệu quả sử dụng đất nông, lâm nghiệp của các công ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng. Phê duyệt phương án sử dụng đất đai đối với từng nông, lâm trường tại địa phương.

Thứ mười, thực hiện ngay việc lập phương án sử dụng đất đối phần diện tích mà nông, lâm trường bàn giao về địa phương để quản lý, sử dụng, giao cho các tổ chức, cá nhân thuê đất, ưu tiên giao cho các hộ gia đình tại địa phương thiếu đất ở, đất sản xuất.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

Cần Tăng Cường Công Tác Quản Lý Đất Công

Công tác quản lý đất công còn lỏng lẻo, kéo dài qua nhiều thời kỳ, dẫn đến đất công bị lấn chiếm, đất các nông trường, các tập đoàn bị giải thể chưa xử lý dứt điểm… gây lãng phí trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai. Đây là vấn đề được nhấn mạnh trong Kết luận Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí. Vấn đề này cũng gây bức xúc ở Bạc Liêu thời gian qua.

Bài cuối: Để quản lý đất công hiệu lực, hiệu quả

Quán triệt, thực hiện tốt Kết luận Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI), bên cạnh các biện pháp mà địa phương đang tiến hành, Bạc Liêu rất cần thêm những giải pháp căn cơ để dần đưa công tác quản lý, sử dụng đất công của tỉnh ngày càng có hiệu lực, hiệu quả, từng bước đi vào nền nếp.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng, xử lý dứt điểm tình trạng lấn chiếm đất công, tỉnh đã có chủ trương đầu tư vào các khu vực trước đây do Nhà nước quản lý (hiện trạng bị hộ dân lấn chiếm, sang bán qua nhiều thời kỳ) để làm khu phức hợp năng lượng mặt trời kết hợp nuôi tôm siêu thâm canh (172ha), nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao (490ha) tại xã Vĩnh Thịnh (khu nuôi trồng thủy sản Vĩnh Hậu cũ – huyện Hòa Bình); khu đất Công an tỉnh quản lý trên địa bàn xã Long Điền Tây (huyện Đông Hải) cũng có chủ trương giao 133ha cho 4 doanh nghiệp vào sản xuất.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

ĐẤT CÔNG CHO MƯỢN, CHO THUÊ SAI QUY ĐỊNH

Kết luận Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) nhận định công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí vẫn chưa đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra, tình trạng này vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, nhất là trong các lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản… Thực trạng quản lý, sử dụng đất đai, bao gồm đất công chưa hiệu quả, gây lãng phí cũng là vấn đề bức xúc của tỉnh Bạc Liêu.

Thực hiện Công văn 38/UBND-TH, ngày 4/1/2019 của UBND tỉnh, Trung tâm Phát triển quỹ nhà và đất tỉnh, UBND cấp huyện báo cáo tổng quỹ đất công trên địa bàn tỉnh là 5.101,4ha. Trong đó, đất công do Trung tâm Phát triển quỹ nhà và đất tỉnh quản lý là 316,3ha, đất công đã sử dụng ổn định vào các mục đích xây trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, công trình công cộng toàn tỉnh là 1.219,15ha. Đất công sử dụng ổn định vào mục đích quốc phòng – an ninh là 609,40ha. Đất nông nghiệp, đất công trình, trụ sở cũ, đất đã thu hồi nhưng chưa giao, đất chưa sử dụng… toàn tỉnh là 2.960,29ha.

Theo báo cáo giám sát của HĐND tỉnh, công tác quản lý đất công ở các địa phương còn lỏng lẻo, nhiều thửa đất công chưa được đo đạc, tổ chức cắm mốc, thống kê để đưa vào quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả; vẫn còn tình trạng cho mượn, cho thuê đất công không đúng quy định. Đơn cử, UBND xã Điền Hải (huyện Đông Hải) cho 2 hợp tác xã thuê hơn 111ha đất, mức giá cho thuê thấp hơn so với giá do Nhà nước quy định; UBND xã Vĩnh Hậu (huyện Hòa Bình) cho thuê 292m2, thu được 46 triệu đồng không nộp ngân sách mà để lại chi cho hoạt động của xã; UBND xã Phong Thạnh Đông (TX. Giá Rai) cho mượn gần 8.300m2 đất; UBND xã Ninh Quới (huyện Hồng Dân) cho các hộ dân tạm mượn xấp xỉ 1.200m2 đất; một số xã của huyện Vĩnh Lợi cho thuê, cho mượn đất không có văn bản, hợp đồng, cho thuê quá thời hạn 5 năm so với quy định…

Cũng qua giám sát của HĐND tỉnh cho thấy, TP. Bạc Liêu có khoảng 142ha đất công, và địa phương này còn để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất công tại số một địa bàn, chưa khai thác hiệu quả quỹ đất công để tạo nguồn thu cho ngân sách thành phố, phục vụ phát triển hạ tầng. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố có nhiều dự án đã được giao đất, cho thuê đất, song nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án chậm, xin gia hạn nhiều lần, hoặc thực hiện chậm, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế – xã hội và cuộc sống của Nhân dân.

CHẤN CHỈNH QUẢN LÝ ĐẤT CÔNG Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG

Để chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, đồng thời khắc phục những hạn chế, yếu kém trong thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) đã trực tiếp làm việc với các huyện, thị xã, thành phố nhằm trao đổi, hướng dẫn tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong tiến trình rà soát đất công, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của trụ sở cơ quan làm việc.

Sở TN-MT cũng đã tổ chức khảo sát thực tế một số khu đất công, đất tự túc do Trung tâm Phát triển quỹ nhà và đất tỉnh và địa phương quản lý đang bị lấn chiếm, ranh giới chưa rõ ràng để hướng dẫn cụ thể phương pháp đo đạc, cắm mốc nhằm đưa vào quản lý, hướng xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Dự kiến, tháng 10/2020, Sở TN-MT sẽ có báo cáo số liệu về tổng diện tích, vị trí, diện tích bị lấn chiếm, diện tích chưa sử dụng, diện tích đưa vào sử dụng, đề xuất của chính quyền cấp huyện…, từ đó kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Còn với huyện Hòa Bình, ngày 5/3/2020, UBND huyện đã lập tổ kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn, do ông Mã Thanh Phương – Phó Chủ tịch UBND huyện làm tổ trưởng. Tổ kiểm tra đã và đang tập trung rà soát những khoản đất công do xã quản lý, nắm lại toàn bộ vướng mắc đã qua, phân ra nguyên nhân, tổng hợp chi tiết, đối chiếu cơ chế luật để có hướng tháo gỡ. Kết quả làm việc của tổ sẽ làm cơ sở đấu giá đất, điều chỉnh mục đích sử dụng đất vào năm 2021.

Ông Mã Thanh Phương cho biết, sau khi rà soát xong, UBND sẽ thông qua Hội đồng tư vấn pháp luật huyện trước khi kiến nghị Thường trực Huyện ủy ban hành nghị quyết chuyên đề quản lý đất công cho cả nhiệm kỳ và những năm tiếp theo. Quản lý đất công tốt sẽ góp phần giúp huyện nhà trở thành thị xã vào năm 2025.

UBND TP. Bạc Liêu cũng chỉ đạo các ngành đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai, phối hợp với Chủ tịch UBND phường, xã kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn. Bà Lê Kim Thúy, Chủ tịch UBND TP. Bạc Liêu, yêu cầu Chủ tịch UBND các phường, xã thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn; có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm sử dụng đất.

LỜI KẾT

Cho nên, tỉnh Bạc Liêu cần quán triệt, thực hiện tốt chỉ đạo của Trung ương, bên cạnh các giải pháp, biện pháp đang tiến hành, rất cần có thêm nhiều chính sách quản lý mang tính căn cơ hơn để dần đưa công tác quản lý, sử dụng đất công của tỉnh ngày càng có hiệu lực, hiệu quả, từng bước đi vào nền nếp, góp phần đáng kể vào sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng – an ninh của tỉnh.

NGUYỄN QUỐC

Tăng Cường Công Tác Bảo Vệ Tài Nguyên Đất Nông Nghiệp

Người dân xã Mạn Lạn, huyện Thanh Ba đưa cơ giới hóa vào làm đất chuẩn bị cho vụ mùa mới. Ảnh Nguyên An

PTĐT – Phú Thọ là một tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, diện tích đất nông nghiệp chiếm chủ yếu và là nguồn tài nguyên dồi dào cần được bảo vệ và sử dụng hiệu quả. Theo số liệu thống kê đến hết năm 2019, diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh là 296.930ha,chiếm 84,01%,trong đó: Đất trồng cây hàng năm 118.187,79ha; đất trồng lúa 62.971,04ha; đất trồng cỏ dùng cho chăn nuôi 46.690,28ha; đất lâm nghiệp 170.473,07ha; đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 7.982,48ha và đất nông nghiệp khác 286,65ha.

Những năm gần đây, kinh tế – xã hội của tỉnh phát triển rõ rệt. Tốc độ đô thị hóa nhanh và mở rộng; các ngành du lịch, thương mại, dịch vụ, xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, khai thác khoáng sản; phát triển các công trình, dự án chủ yếu lấy vào đất nông nghiệp. Nhiều địa phương do việc canh tác nông nghiệp kém hiệu quả đã chuyển đổi hoặc người dân tự ý chuyển mục đích sử dụng đất,… đã làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, tiềm ẩn nguy cơ người dân làm nông nghiệp thiếu đất sản xuất. Mặt khác, con người đã quá lạm dụng nguồn tài nguyên đất đai và đã có nhiều tác động làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đất: Dùng quá nhiều lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác nông nghiệp; khai thác khoáng sản; xả nước thải, rác thải không đúng quy định gây ô nhiễm môi trường đất, biến đổi tính chất vật lý, hóa học của đất. Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương đã ban hành nhiều quy định, văn bản chỉ đạo nhằm quản lý, sử dụng đất nông nghiệp chặt chẽ, có hiệu quả, đặc biệt là đất trồng lúa và đất lâm nghiệp. Thời gian qua, tỉnh Phú Thọ đặc biệt quan tâm đến việc bảo vệ, khai thác sử dụng đất nông nghiệp. Cụ thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 08 – NQ/TU ngày 15/4/2016 về công tác dồn đổi, tích tụ và tập trung đất đai phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 27/11/2017 về tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 3687/QĐ-UBND ngày 28/12/2017 về việc phê duyệt Đề án tăng cường quản lý đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 3812/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 phê duyệt quy hoạch các vùng đất chuyên trồng lúa nước có năng suất chất lượng cao trên địa bàn tỉnh; Văn bản số 4099/UBND-KTTH ngày 13/9/2018 về việc quản lý đất nông nghiệp chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu, đề xuất để UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện hoàn thành các dự án điều tra cơ bản về đất đai như: Điều tra, đánh giá thoái hóa đất kỳ đầu; điều tra, đánh giá chất lượng đất; đang trình UBND tỉnh phê duyệt dự án Điều tra, đánh giá ô nhiễm đất để phân tích, đánh giá sâu về tính chất lý, hóa tính đối với đất nông nghiệp, nhằm phục vụ tốt cho phát triển nông nghiệp. Hàng năm, theo kế hoạch Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quản lý đất đai tại UBND các huyện, thành, thị, UBND cấp xã; thanh, kiểm tra việc chấp hành về quản lý, sử dụng đất, bảo vệ môi trường của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh; thường xuyên phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành, thị tổ chức các hội nghị tập huấn về công tác quản lý Nhà nước về đất đai, bảo vệ môi trường tới cán bộ địa chính cấp xã, đồng thời thực hiện tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tới các tổ chức, doanh nghiệp và người dân.  Nhờ đó, công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh nói chung đã dần đi vào nền nếp; nhận thức của cấp ủy, chính quyền cơ sở trong công tác quản lý tài nguyên đất đai, đặc biệt là quản lý quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích, đất chưa giao đã có nhiều chuyển biến tích cực. Với quyết tâm của toàn hệ thống chính trị, sự chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh, sự đồng lòng của người dân, một số địa phương đã làm tốt công tác dồn đổi, tích tụ và tập trung đất đai, tạo điều kiện hình thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn trên cơ sở phát huy lợi thế về quy mô, khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất, mở rộng diện tích canh tác, tránh lãng phí đất thuận lợi cho việc ứng dụng khoa học và công nghệ, nhất là cơ giới hóa. Cùng với đôn đốc các địa phương tiến hành rà soát việc quản lý, sử dụng đất nông nghiệp Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã tham mưu để UBND tỉnh ban hành các văn bản quy định về công tác bảo vệ môi trường đất, kiểm soát ô nhiễm môi trường đất và thực sự trở thành công cụ hữu hiệu trong việc kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường đất cũng như thực hiện các hoạt động phục hồi, cải tạo tình trạng nhiễm môi trường đất. Thực trạng áp dụng kết quả đánh giá đất, đánh giá tiềm năng đất đai thời gian vừa qua đã mang lại hiệu quả thiết thực, đặc biệt trong việc khai thác, sử dụng hợp lý, bền vững tài nguyên đất nông nghiệp; công tác quản lý đất trồng lúa nước nhằm đảm bảo an ninh lương thực; khoanh vùng đất đai phù hợp để phát triển  cây nông nghiệp có múi chất lượng cao (bưởi Đoan Hùng; cây dược liệu ở Yên Lập…). Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế như: Việc đánh giá tiềm năng đất đai còn chưa thực sự được chú trọng và đầu tư đúng mức, các nội dung trong đánh giá tiềm năng đất đai chưa được hướng dẫn cụ thể hóa và thiếu tính pháp lý trong triển khai thực hiện, chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành trong điều tra, đánh giá tiềm năng đất đai… Để tiếp tục quản lý, sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp trong giai đoạn tới, UBND tỉnh đã xây dựng Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Nhằm bảo vệ Tài nguyên đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an sinh xã hội, tạo thêm nhiều việc làm, ổn định đời sống cho người dân, trong thời gian tới các cơ quan quản lý Nhà nước cần tập trung các giải pháp chủ yếu như: Đổi mới, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước và nhận thức của người dân về tầm quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên đất nói chung và đặc biệt là đất nông nghiệp. Việc đánh giá tiềm năng đất đai có ý nghĩa rất quan trọng trong sử dụng bền vững tài nguyên đất, là cơ sở khoa học cho việc hoạch định, lập chính sách phát triển và làm căn cứ cho sử dụng đất hiệu quả, bền vững. Do vậy, cần chú trọng và đầu tư đánh giá tiềm năng đất, góp phần giúp các cơ quan chức năng thực hiện quy hoạch sử dụng đất và người sử dụng đất xác định được đúng tiềm năng đất đai, định hướng sử dụng đúng mục đích của từng loại đất, từ đó có những giải pháp quản lý, sử dụng đất hợp lý và bền vững. Bên cạnh đó, cần thay đổi mô hình sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, thiếu liên kết sang mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, dựa vào doanh nghiệp và các mô hình trang trại, hoạt động theo cơ chế thị trường. Hoàn thiện chính sách thuế đối với đất nông nghiệp nhằm khuyến khích nâng cao hiệu quả sử dụng đất, khắc phục tình trạng hoang hóa đất nông nghiệp, sử dụng sai mục đích, khuyến khích các nhà đầu tư trong nông nghiệp sử dụng đất có hiệu quả. Sử dụng các kỹ thuật canh tác thân thiện với đất, phục hồi những diện tích đất bị thoái hóa, xuống cấp. Khuyến khích việc tích tụ, tập trung đất đai, tạo quỹ đất nông nghiệp gắn với quy hoạch sử dụng đất theo hướng hình thành các khu, vùng sản xuất chuyên canh, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, bảo đảm ổn định đời sống, việc làm cho người nông dân. Xây dựng hệ thống hồ sơ quản lý đất công ích và các loại đất nông nghiệp khác do UBND cấp xã quản lý, sử dụng nhằm quản lý chặt chẽ hơn, tránh tình trạng lấn chiếm đất, sử dụng đất không đúng mục đích. Đồng thời, tăng cường công tác thanh, kiểm tra đối với công tác quản lý Nhà nước về đất đai; việc quản lý, sử dụng đất, khai thác khoáng sản, bảo vệ môi trường của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân; kiên quyết xử lý các tình trạng vi phạm, sử dụng lãng phí, hủy hoại đất nông nghiệp; nâng cao nhận thức cho mọi đối tượng sử dụng đất, đặc biệt là người dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Nhằm Quản Lý, Sử Dụng Đất Đai Có Hiệu Quả Ở Tây Nguyên

Kết quả thống kê đất đai năm 2011 do Tổng cục quản lý đất đai thực hiện, nếu căn cứ vào mục đích sử dụng đất, 5,4 triệu ha đất Tây Nguyên được sử dụng như sau:

Đất sản xuất nông nghiệp chiếm 36,29%; đất lâm nghiệp chiếm 51,8%; đất phi nông nghiệp chiếm 6,48% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, 15% diện tích là đất ở, 83% là đất chuyên dùng. Đất chưa sử dụng chiếm 5,23% tổng diện tích tự nhiên. Hầu hết diện tích (92,7%) là đất đồi núi. So sánh với các số liệu điều tra đất đai năm 2000, kiểm kê đất đai năm 2005 và 2010 thì diện tích, cơ cấu sử dụng đất đã biến động rất lớn và liên tục theo hướng tăng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất ở và đất chuyên dùng, giảm diện tích đất lâm nghiệp và đất chưa sử dụng.

Tính từ năm 2000 đến năm 2011, diện tích đất sản xuất nông nghiệp đã tăng 60,92%; trong đó, đất trồng cây hằng năm tăng 67%, đất trồng cây lâu năm tăng 57,23%. Diện tích đất ở tăng 59,85%, trong đó đất ở đô thị tăng 92%, đất ở nông thôn tăng 51,5%. Diện tích đất chuyên dùng tăng 47,94%. Phần diện tích tăng thêm của các loại đất nói trên được bổ sung từ việc chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp và khai thác quỹ đất chưa sử dụng. Cùng với đó, diện tích đất lâm nghiệp trong thời gian tương ứng đã giảm 5,44%; trong đó đất rừng sản xuất giảm 2,13%, đất rừng phòng hộ giảm 7,08%, đất rừng đặc dụng tăng 18,83% do tăng số lượng và mở rộng diện tích các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. Diện tích đất chưa sử dụng cũng giảm 27,23%.

Căn cứ theo đối tượng sử dụng đất thì hộ gia đình, cá nhân được giao sử dụng 39,45%; các tổ chức trong nước sử dụng 60,22% tổng diện tích đất tự nhiên; trong đó, UBND cấp xã sử dụng 0,26%, tổ chức kinh tế sử dụng 29,64%; cơ quan, đơn vị của nhà nước sử dụng 29,33%, các tổ chức khác sử dụng 0,99%. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng 0,11%, cộng đồng dân cư sử dụng 0,22%, hai đối tượng này chủ yếu sử dụng đất lâm nghiệp.

Phần lớn diện tích đất sản xuất nông nghiệp được giao cho các hộ gia đình và cá nhân sử dụng (84,63% diện tích đất sản xuất nông nghiệp; 92,41% diện tích đất trồng cây hằng năm và 78,75% diện tích đất trồng cây lâu năm). Các tổ chức kinh tế sử dụng 13,96% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, 6,45% đất trồng cây hằng năm và 19,36% đất trồng cây lâu năm.

Trong khi đó thì việc sử dụng đất lâm nghiệp lại diễn biến theo chiều ngược lại, phần lớn diện tích đất lâm nghiệp được giao cho các tổ chức kinh tế (42,09%) và cơ quan, đơn vị nhà nước (52,8%) sử dụng. Trong đó, tổ chức kinh tế sử dụng 67,58% diện tích đất rừng sản xuất, 17,53% diện tích đất rừng phòng hộ và 1,29% diện tích đất rừng đặc dụng; cơ quan, tổ chức nhà nước sử dụng 24,4% diện tích đất rừng sản xuất, 79,78% diện tích đất rừng phòng hộ và hầu hết diện tích đất rừng đặc dụng (98,71%). Các hộ gia đình và cá nhân chỉ sử dụng 3% diện tích đất lâm nghiệp, hầu hết (99,98%) là đất rừng sản xuất, trong đó 70% là đất rừng tự nhiên.

Kết quả phân tích là vậy song trên thực tế việc sử dụng đất trong một số trường hợp lại không diễn ra như các con số và mong muốn của các nhà quản lý. Gia tăng dân số cộng với sự lên ngôi của một số loại cây, nhất là một số cây công nghiệp lâu năm đã làm cho quan hệ quản lý, sử dụng đất đai bị biến dạng, không theo quy định của pháp luật và các quy hoạch đã được phê duyệt.

Tại Quyết định số 168/2001/QĐ-TTg về việc định hướng dài hạn, kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 và những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế – xã hội vùng Tây Nguyên ngày 30/10/2001 và Quyết định số 25/2008/QĐ-TTg ngày 05/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội đối với các tỉnh vùng Tây Nguyên đến năm 2010 đều xác định mục tiêu nâng độ che phủ rừng lên 65% với diện tích rừng tương ứng là 3,54 triệu ha nhưng trên thực tế diện tích rừng bị suy giảm nhanh cả về diện tích và chất lượng.

Theo số liệu thống kê, năm 2001 Tây Nguyên có 3,02 triệu ha rừng thì đến năm 2005 diện tích này còn 2,97 triệu ha, độ che phủ rừng còn 54,54% và đến năm 2010 diện tích rừng giảm xuống còn 2,87 triệu ha, độ che phủ 51,9% (thấp hơn 13,1% so với mục tiêu). Năm 2011, theo thống kê diện tích rừng Tây Nguyên còn 2,81 triệu ha, độ che phủ 51,34% nhưng theo kết quả giải đoán ảnh viễn thám thì diện tích rừng Tây Nguyên chỉ còn 2,66 triệu ha, độ che phủ 48,6% (trong đó rừng tự nhiên và rừng trồng có trữ lượng chỉ còn 2,03 triệu ha, độ che phủ 37,2%). Như vậy, so với mục tiêu, diện tích rừng năm 2011 theo thống kê thấp hơn so với mục tiêu 730 ngàn ha, độ che phủ thấp hơn 13,66%; theo kết quả giải đoán ảnh viễn thám thì diện tích rừng thấp hơn mục tiêu 880 ngàn ha, độ che phủ thấp hơn 16,4%.

Đối với diện tích đất trồng một số cây công nghiệp tăng rất nhanh so với mục tiêu. Quyết định số 168/2001/QĐ-TTg xác định mục tiêu đến năm 2005 Tây Nguyên có 31 ngàn ha và năm 2010 có 60 ngàn ha điều nhưng đến năm 2005 diện tích điều của Tây Nguyên đã đạt 102,62 ngàn ha và đến năm 2010, mặc dù phải tranh chấp với cây cao su và các cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn, diện tích điều vẫn còn 91,14 ngàn ha. Tại Quyết định số 25/2008/QĐ-TTg xác định mục tiêu đến năm 2010 “giảm diện tích cà phê ở những nơi thiếu nước, sản xuất kém hiệu quả, để ổn định diện tích khoảng từ 33 – 35 vạn ha” nhưng đến năm 2010 diện tích cà phê của vùng đã đạt 49,86 vạn ha và đến năm 2011 tăng lên 52,76 vạn ha. Cũng tại Quyết định số 936/QĐ-TTg ngày 18/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020 xác định mục tiêu “ổn định diện tích cây cà phê” nhưng 9 tháng đầu năm 2012, các tỉnh Tây Nguyên vẫn tiếp tục trồng mới 4.321 ha cà phê.

Phần lớn diện tích tăng thêm của các cây trồng nói trên được chuyển đổi mục đích một cách tự phát. Người dân phá rừng trái phép để lấy đất hoặc tự chuyển đổi diện tích từ loại đất (theo mục đích sử dụng) khi loại cây trồng này có giá trị kinh tế cao hơn cây trồng khác. Nguyên nhân của tình trạng trên một phần do sự yếu kém trong quản lý đất đai, sự bất cập của các quy hoạch sử dụng đất khi không căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất thực tế tại địa phương và các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội; một phần do việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách kinh tế – xã hội còn nặng về sử dụng biện pháp hành chính, chưa có giải pháp kinh tế phù hợp cũng như nguồn lực bảo đảm cho việc thực hiện các giải pháp đó.

Xét theo thời gian, nếu như trước ngày giải phóng miền Nam, hầu hết đất đai ở Tây Nguyên do các cộng đồng dân cư và các hộ gia đình (phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên) quản lý và sử dụng nhưng từ sau ngày giải phóng miền Nam, cùng với việc chuyển đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý, Nhà nước đã thực hiện việc điều động dân cư, lao động để xây dựng hàng loạt nông, lâm trường, các khu kinh tế mới; quan hệ đất đai ở Tây Nguyên đã có sự thay đổi căn bản. 21% diện tích đất trồng cây công nghiệp lâu năm và hầu hết diện tích đất lâm nghiệp (95%) do các tổ chức trong nước sử dụng. Các hộ gia đình chỉ sử dụng 39% tổng diện tích tự nhiên. Trong số diện tích do các hộ gia đình sử dụng, các chủ trang trại và hộ gia đình người Kinh và dân tộc thiểu số phía Bắc do có vốn, có kinh nghiệm sản xuất, cũng thông qua việc chuyển nhượng đất đai của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ để giành quyền sử dụng những diện tích lớn và thuận lợi cho sản xuất. Do đó, đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ vốn sống nhờ rừng thông qua việc săn bắn, hái lượm và canh tác theo lối luân canh trên rất nhiều mảnh rẫy ở trong rừng bị thu hẹp môi trường sản xuất truyền thống, không theo kịp tiến bộ kỹ thuật mà người Kinh và các dân tộc thiểu số nơi khác đến ứng dụng, sản xuất và đời sống tuy được nâng lên nhưng họ vẫn cảm thấy bị thua thiệt, khó khăn.

Trong những năm gần đây, chính quyền các cấp đã giành nhiều nguồn lực để hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất, việc làm cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nhưng đến nay vẫn còn hàng ngàn hộ thiếu đất sản xuất và con số này còn tiếp tục gia tăng do áp lực tăng dân số. Nếu không có những giải pháp cơ bản, lâu dài để giải quyết tình trạng thiếu đất dẫn tới thiếu việc làm – thu nhập thì sẽ rất khó khăn cho việc duy trì sự ổn định của Tây Nguyên. Bên cạnh đó, trong những năm qua việc triển khai các dự án kinh tế – xã hội trên địa bàn Tây Nguyên đã chiếm dụng nhiều diện tích đất nông nghiệp, ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Riêng việc triển khai các dự án thuỷ điện, với 163 dự án đã và đang nghiên cứu, đầu tư xây dựng, đã có 25.269 hộ dân bị ảnh hưởng (trong đó 5.617 hộ dân phải tái định cư); chiếm dụng 65.239,2 ha đất các loại (tương đương 1,2% tổng diện tích đất tự nhiên toàn khu vực), trong đó có 452 ha đất ở, 742,1 ha đất trồng lúa, 21.819,7 ha đất trồng màu và các cây lâu năm.

Song, khi thu hồi đất, một số địa phương và chủ đầu tư không căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất của dân cư địa phương để bố trí mà thường căn cứ vào định mức hỗ trợ đất sản xuất cho hộ dân tộc thiểu số nghèo theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng chính phủ (Mức giao đất sản xuất tối thiểu một hộ là 0,5 ha đất nương, rẫy hoặc 0,25 ha đất ruộng lúa nước một vụ hoặc 0,15 ha đất ruộng lúa nước hai vụ) để cấp đất tái định canh cho các hộ bị mất đất phải di dời, phần còn lại bồi thường bằng tiền. Do đó, chỉ sau một thời gian, người dân lại thiếu đất sản xuất và khi tiêu hết tiền bồi thường thì cuộc sống lại gặp rất nhiều khó khăn. Tại một số dự án nông, lâm nghiệp, chủ đầu tư không lưu ý đến phong tục tập quán của đồng bào địa phương, cho san ủi cả những diện tích nghĩa địa, rừng thiêng, rừng giàng, gây bức xúc cho cộng đồng tại địa phương.

Từ thực tế trên, qua trao đổi, ông Trần Đức Thanh, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế – xã hội Ban Chỉ đạo Tây Nguyên đã đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần quản lý, sử dụng có hiệu quả hơn quỹ đất Tây Nguyên trong thời gian tới như sau:

Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần gắn liền với việc xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và nhu cầu sử dụng đất tại địa phương. Quy hoạch sử dụng đất trước hết phải bảo đảm nhu cầu đất ở, đất sản xuất của nhân dân địa phương, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, đồng thời đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các thành phần kinh tế trong từng thời kỳ. Quy hoạch sử dụng đất nông, lâm nghiệp cần căn cứ điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội để bố trí quỹ đất cho các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng; đồng thời chú trọng bảo vệ và phát triển rừng, vừa bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế, vừa bảo đảm mục tiêu bảo vệ môi trường, góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử của đồng bào các dân tộc tại chỗ, góp phần khắc phục tình trạng phá rừng bừa bãi, phát triển nông lâm nghiệp không có hoặc không theo quy hoạch. Quy hoạch sử dụng đất cho xây dựng hạ tầng và phát triển các ngành, các dự án kinh tế phải căn cứ vào dự báo về nhu cầu và khả năng phát triển của ngành, địa phương, tránh tình trạng quy hoạch treo, thu hồi đất của dân rồi bỏ hoang không sử dụng.

Bên cạnh đó, cần xây dựng quy hoạch, kế hoạch giải quyết đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là đồng bào gốc Tây Nguyên. Để làm tốt điều này, trước hết cần xây dựng các chỉ tiêu thống kê để tổ chức thu thập, tổng hợp tình hình sử dụng đất trong đồng bào dân tộc thiểu số làm căn cứ cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch. Quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch cần ưu tiên giải quyết đất sản xuất cho các hộ hiện đang thiếu đất sản xuất, đồng thời tính đến sự gia tăng nhu cầu sử dụng đất trong dài hạn do gia tăng dân số. Nghiên cứu, ban hành các quy định nhằm chấm dứt tình trạng bán đất dẫn tới thiếu đất trong đồng bào dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên.

Ở góc nhìn văn hóa, cần thực hiện thí điểm tiến tới nhân rộng mô hình chuyển một phần diện tích đất rừng sản xuất hiện do các tổ chức kinh tế đang sử dụng để xây dựng thí điểm mô hình buôn làng Tây Nguyên truyền thống (có đất sản xuất nông nghiệp, rừng, sông suối…) để góp phần bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào Tây Nguyên.

Một giải pháp cần chú ý là khi triển khai các dự án kinh tế – xã hội trên địa bàn, cần nghiên cứu kỹ điều kiện kinh tế – xã hội và nhu cầu sử dụng đất của số dân bị thu hồi đất để có giải pháp bồi thường phù hợp, không để người dân thiếu đất sản xuất. Cụ thể: Đối với số dân sinh sống hoàn toàn bằng sản xuất nông nghiệp thì chỉ bồi thường bằng tiền sau khi đã bảo đảm bố trí đủ quỹ đất để họ có thể duy trì sản xuất, bảo đảm cuộc sống tốt hơn nơi ở cũ như chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, có giải pháp hỗ trợ về hạ tầng, điều kiện và kiến thức sản xuất… để họ từng bước thích nghi được với điều kiện sản xuất và sinh sống tại nơi ở mới. Đối với các dự án nông – lâm nghiệp, doanh nghiệp – đơn vị triển khai dự án phải bảo đảm cho người bị thu hồi đất tham gia và hưởng lợi từ dự án (cho thuê đất, góp cổ phần bằng giá trị quyền sử dụng đất, tuyển dụng lao động…) để họ có thu nhập ổn định, phát triển kinh tế và bảo đảm cuộc sống lâu dài.

Và cuối cùng việc giải quyết đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số phải kết hợp với đào tạo nghề và giải quyết việc làm (kể cả xuất khẩu lao động). Phải kiên trì vận động, thuyết phục để đồng bào thích nghi dần với tác phong công nghiệp và sinh hoạt tập thể. Từ đó, chuyển dần một bộ phận lao động trẻ sang khu vực công nghiệp – dịch vụ để giảm dần áp lực thiếu đất dẫn tới phá rừng tập thể. 

Bạn đang đọc nội dung bài viết 10 Nhóm Giải Pháp Nhằm Tăng Cường Công Tác Quản Lý Đất Đai, Đất Có Nguồn Gốc Từ Các Nông, Lâm Trường Trong Thời Gian Tới trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!